Ảnh hưởng của độ tàn che tán rừng đến phân bố của Sến mủ tái sinh 59 (1) Trong trạng thái rừng nghèo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh của quần thể Sến mủ trong các trạng thái thảm thực vật rừng thứ sinh, tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu Phước Bửu (Trang 74 - 80)

4.3. Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến tái sinh Sến mủ

4.3.2. Ảnh hưởng của độ tàn che tán rừng đến phân bố của Sến mủ tái sinh 59 (1) Trong trạng thái rừng nghèo

(1) Trong trạng thái rừng nghèo

Kết quả nghiên cứu cho thấy, độ tàn che (DTC) có ảnh hưởng đến độ bắt gặp cây tái sinh Sến mủ ở những cấp tuổi khác nhau. Mối quan hệ giữa độ bắt gặp Sến mủ với độ tàn che tán rừng trong trạng thái rừng nghèo tồn tại dưới mô hình logit gauss như sau

Đối với cấp tuổi 1 – SeM1

PSeM 1 = exp(Y)/(1 + exp(Y)) (4.11)

(Với Y = (-44.089 + 1.362*DTC - 0.010*DTC2) Đối với cấp tuổi 2 – SeM2

PSeM2 = exp(Y)/(1 + exp(Y)) (4.12)

(Với Y = (-24.678 + 0.814* DTC - 0.006* DTC 2) Đối với cấp tuổi 3 – SeM3

PSeM3 = exp(Y)/(1 + exp(Y)) (4.13)

(Với Y = -5.844 + 0.267* DTC - 0.002* DTC 2) Đối với cấp tuổi 4 – SeM4

PSeM4 = exp(Y)/(1 + exp(Y)) (4.14)

(Với Y = -15.440 + 0.606* DTC - 0.005* DTC 2) Đối với cấp tuổi 5 – SeM5

PSeM5 = exp(Y)/(1 + exp(Y)) (4.15)

(Với Y = (-36.335 + 1.439* DTC - 0.012* DTC 2)

Bằng cách khai triển mô hình 4.11 - 4.15, có thể xác định được xác suất bắt gặp cây tái sinh dầu song nàng ở những điều kiện độ tàn che tán rừng khác nhau (Bảng 4.23 và 4.24).

Bảng 4. 23. Xác suất bắt gặp Sến mủ dưới các cấp độ tàn che ở rừng nghèo

Độ tàn che (%)

Xác suất bắt gặp Sến mủ tái sinh theo cấp tuổi (P)

SeM1 SeM2 SeM3 SeM4 SeM5

30 0.000 0.003 0.540 0.150 0.015 40 0.005 0.149 0.780 0.699 0.837 50 0.412 0.728 0.873 0.918 0.993 60 0.928 0.925 0.896 0.953 0.997 70 0.971 0.944 0.872 0.931 0.988 80 0.926 0.874 0.776 0.767 0.597 90 0.398 0.463 0.531 0.230 0.002 100 0.005 0.031 0.191 0.010 0.000

Bảng 4. 24. Tối ưu và biên độ sinh thái độ tàn che của Sến mủ trong rừng nghèo

Cấp tuổi Tối ưu sinh thái và biên độ sinh thái độ tàn che (%)

Pmax

U T U±T U±2T

SeM1 69.93 7.17 62.76 -77.09 55.59 -84.26 0.971 SeM2 67.65 9.12 58.53 -76.77 49.42 -85.88 0.946 SeM3 59.87 14.98 44.90 -74.85 29.92 -89.82 0.896 SeM4 60.88 10.02 50.86 -70.90 40.84 -80.93 0.953 SeM5 58.73 6.39 52.34 -65.12 45.96-71.51 0.997

Phân tích số liệu của bảng 4.23 và 4.24 nhận thấy:

Xác suất bắt gặp các cấp tuổi Sến mủ tái sinh dưới độ tàn che tán rừng của rừng Nghèo là khác nhau. Trong đó,

- Sến mủ cấp tuổi 1 phân bố dưới độ tàn che từ 40% - 100%, trong đó phổ biến ở độ tàn che 50% - 80%. SeM2 phân bố dưới độ tàn che từ 30% - 100%, trong đó thường xuất hiện trong điều kiện độ tàn che từ 50% - 90%, SeM3 có thể sinh sống ở dưới độ tàn che từ 30% - 100%, thường xuất hiện dưới độ tàn che từ 40% - 90%, SeM4 thường xuất hiện dưới độ tàn che rừng là 40 – 80%, SeM5 thường xuất hiện ở rừng có độ tàn che từ 40% - 80%. Tại các điểm tối ưu về độ tàn che, xác suất bắt gặp Sến mủ ở cấp tuổi 1, 2, 3, 4 và 5 lầ lượt là 0,97; 0,95; 0,89; 0,95 và 0,99.

Tối ưu độ tàn che tán rừng cho Sến mủ các cấp tuổi có sự khác nhau. SeM1 tối ưu trong điều kiện độ tàn che là 69,9%, SeM2 là 67,6%, SeM3 là 59,8%, SeM4 là 60,9% và cấp tuổi 5 là 58,7%. Sến mủ cấp tuổi 3 có phạm vi sinh thái độ tàn che cao nhất, từ 44,9 – 74,8%.

Qua số liệu cho thấy Sến mủ tái sinh thích nghi tồn tại trong điều kiện ánh sáng tán xạ, khi độ tàn che quá thấp sẽ không thích nghi cho Sến mủ sinh sống, độ tàn che cho cây Sến mủ tái sinh biến động từ 58% đên 70%. Khi Sến mủ phát triển dần thì nhu cầu ánh sáng tăng dần, tức đòi dỏi nhu cầu che phóng giám xuống.

(2) Trong trạng thái rừng trung bình

Mối quan hệ giữa độ bắt gặp Sến mủ với độ tàn che tán rừng trong trạng thái rừng trung bình tồn tại dưới mô hình logit gauss như sau:

Đối với cấp tuổi 1 – SeM1

PSeM 1 = exp(Y)/(1 + exp(Y)) (4.16)

(Với Y = (-13.3812 + 0.535*DTC - 0.005*DTC2) Đối với cấp tuổi 2 – SeM2

PSeM2 = exp(Y)/(1 + exp(Y)) (4.17)

(Với Y = (-17.785 + 0.785* DTC - 0.008* DTC 2) Đối với cấp tuổi 3 – SeM3

PSeM3 = exp(Y)/(1 + exp(Y)) (4.18)

(Với Y = -16.3445 + 0.608* DTC - 0.005* DTC 2) Đối với cấp tuổi 4 – SeM4

PSeM4 = exp(Y)/(1 + exp(Y)) (4.19)

(Với Y = (-14.375 + 0.569* DTC - 0.005* DTC 2) Đối với cấp tuổi 5 – SeM5

PSeM5 = exp(Y)/(1 + exp(Y)) (4.20)

(Với Y = (-8.766 + 0.310* DTC - 0.002* DTC 2)

Tính toán các phương trình 4.16 - 4.20, có thể xác định được xác suất bắt gặp cây tái sinh dầu song nàng ở những điều kiện độ tàn che tán rừng khác nhau (Bảng 4.25 và 4.26).

Bảng 4. 25. Xác suất bắt gặp Sến mủ dưới các cấp độ tàn che ở rừng trung bình

Độ tàn che (%)

Xác suất bắt gặp Sến mủ tái sinh theo cấp tuổi (P)

SeM1 SeM2 SeM3 SeM4 SeM5

30 0.161 0.140 0.067 0.223 0.153

40 0.441 0.593 0.481 0.760 0.557

50 0.666 0.827 0.815 0.881 0.767

60 0.756 0.853 0.884 0.784 0.766

70 0.749 0.722 0.829 0.274 0.551

80 0.640 0.300 0.530 0.008 0.148

90 0.395 0.025 0.088 0.000 0.009

100 0.129 0.001 0.003 0.000 0.000

Quan sát số liệu ở bảng 4.25 nhận thấy:

Sến mủ xuất hiện ở dưới độ tàn ch tán rừng từ 20 – 100%, tuy nhiên cấp tuổi khác nhau nhu cầu về độ che bóng khác nhau. Trong đó khi tuổi cây Sến tăng dần nhu cầu ch bóng giảm dần.

Sến mủ tuổi 1, 2 và 3 có thể sinh sống trong điều kiện độ tàn che từ 20 – 100%, thường xuất hiện trong điều kiện độ tàn che từ 50 – 80%; trong khi SeM4 và SeM5 xuất hiện trong độ tàn che từ 20% - 80%, thường xuất hiện ở độ tàn che từ 50-70%.

Bảng 4. 26. Tối ưu và biên độ sinh thái độ tàn che của Sến mủ trong rừng trung bình

Cấp tuổi Tối ưu sinh thái và biên độ sinh thái độ tàn che (%)

Pmax

U T U±T U±2T

SeM1 54.92 10.13 44.79 - 65.05 34.66 -75.18 0.7878 SeM2 50.44 8.02 42.42 -58.46 34.40 -66.47 0.8810 SeM3 60.49 9.98 50.51 -70.46 40.53 -80.44 0.8842 SeM4 56.94 10.01 46.93 -66.94 36.92 -76.95 0.8591 SeM5 64.22 14.40 49.82 - 78.62 35.42 - 93.02 0.7641

Kết quả phân tích tối ưu sinh thái, phạm vi sinh thái về độ tàn che tán rừng của các cấp tuổi Sến mủ khác nhau tại bảng 4.26, kết quả cho thấy rằng: tối ưu về

độ tàn che của Sến mủ trong trạng thái rừng trung bình thấp hơn so với rừng nghèo, tối ưu của Sến mủ các cấp tuổi giao động từ 50,4% đến 64,2%. Phạm vi sinh thái của Sến giao động từ 42,4% - 78,6%.

(3) Trong trạng thái rừng giàu

Ảnh hưởng của độ tàn che tán rừng đến phân bố của Sến mủ tái sinh trong trạng thái rừng Giàu được xác lập bởi đường cong Logit Gausse, phương trình hồi quy biểu thị mối quan hệ như sau::

Đối với cấp tuổi 1 – SeM1

PSeM 1 = exp(Y)/(1 + exp(Y)) (4.21)

(Với Y = (-44.533 + 1.380*DTC - 0.010*DTC2) Đối với cấp tuổi 2 – SeM2

PSeM2 = exp(Y)/(1 + exp(Y)) (4.22)

(Với Y = (-39.0821 + 1.183* DTC - 0.008* DTC 2) Đối với cấp tuổi 3 – SeM3

PSeM3 = exp(Y)/(1 + exp(Y)) (4.23)

(Với Y = (-9.06432 + 0.319* DTC - 0.002* DTC 2) Đối với cấp tuổi 4 – SeM4

PSeM4 = exp(Y)/(1 + exp(Y)) (4.24)

(Với Y = (-20.2245 + 0.624* DTC - 0.004* DTC 2) Đối với cấp tuổi 5 – SeM5

PSeM5 = exp(Y)/(1 + exp(Y)) (4.25)

(Với Y = (-43.908 + 1.524* DTC - 0.012* DTC 2)

Trong điều kiện độ tàn che khác nhau, tiến hành tính toán các phương trình hồi quy 4.21 – 4.25 được xác suất bắt gặp Sến mủ các cấp tuổi tương tứng với các độ tàn che khác nhau, kết quả như bảng 4.27.

Từ số liệu bảng 4.27 cho thấy nhu cầu về độ che bóng của tán rừng ở các cấp tuổi cây Sên mủ có sự khác biệt. Cụ thể, Sên mủ cấp tuổi 1, 2, 3 và 4 phân bố trong độ tàn che tán rừng từ 40% - 100%, trong khi Sến mủ cấp tuổi 5 đòi hỏi độ ánh sáng nhiều hơn, tại các lâm phần có độ tàn che cao, xác suất bắt gặp Sến mủ thấp. Kết quả đã xác định được tối ưu về đọ tàn che cho Sến mủ (xem bảng 4.28)

Bảng 4. 27. Xác suất bắt gặp Sến mủ dưới các cấp độ tàn che ở rừng giàu

Độ tàn che (%)

Xác suất bắt gặp Sến mủ tái sinh theo cấp tuổi (P)

SeM1 SeM2 SeM3 SeM4 SeM5

40 0.007 0.007 0.455 0.091 0.088

50 0.488 0.388 0.696 0.492 0.879

60 0.951 0.912 0.795 0.797 0.980

70 0.983 0.971 0.802 0.867 0.967

80 0.958 0.954 0.724 0.819 0.605

90 0.568 0.710 0.510 0.566 0.007

100 0.010 0.054 0.203 0.134 0.000

Bảng 4. 28. Tối ưu và biên độ sinh thái độ tàn che của Sến mủ trong rừng giàu

Cấp tuổi Tối ưu sinh thái và biên độ sinh thái độ tàn che (%)

Pmax

U T U±T U±2T

SeM1 70.41 7.14 63.26 -77.55 56.12 -84.69 0.983 SeM2 72.06 7.81 64.26 -79.87 56.45 -87.67 0.972 SeM3 65.91 14.38 51.53 -80.29 37.15 -94.66 0.809 SeM4 70.83 10.65 60.18 -81.49 49.53 -92.14 0.868 SeM5 62.86 6.42 56.44 -69.28 50.01 -75.70 0.982

Số liệu bảng 4.28 cho thấy rõ tối ưu về độ tàn che cho Sến mủ trong trạng thái rừng giàu giao động từ 65,9% - 72,06%; khi cấp tuổi tăng nhu cầu ánh sáng đòi hỏi cao hơn, chính vì vật ở cấp tuổi 5, tối ưu về độ tàn che là 62,86%. Phạm vi sinh thái của Sến mủ ở các cấp tuổi có sự khác nhau, trong đó phạm vi rộng nhất là Sến mủ cấp tuổi 3 (từ 51,53% - 80,29%). Tổng thể cho thấy Sến mủ giai đoạn nhỏ cần độ che bóng cao, khi cấp tuổi tăng thì nhu cầu về độ che bóng giảm, tức cần chế độ ánh sáng có cường độ cao hơn.

Tuy nhiên, kết quả xem xét ảnh hưởng của độ tàn che tán rừng đến xác suất bắt gặp Sến mủ ở các cấp tuổi khác nhau cho thấy, riêng ở cấp tuổi 3 có yêu cầu độ tàn che thấp hơn cấp tuổi 4, kết quả này rất có thể là do phương pháp phân cấp tuôi cây Sến mủ chưa phản ánh được sự sai khác một cách rõ nét, mặt khác trong hệ sinh thái rừng, việc xuất hiện một cá thể, sự sinh trưởng phát triển của cá thể cây rừng chịu sự tác động tổng hòa hoặc tương tác của nhiều yếu tố sinh thái khác nhau.

Trong khi ở đề tài này, mới chỉ xem xét được sự ảnh hưởng của độ tàn che, mà còn nhiều yếu tố khác chưa xem xét một cách cặn kẽ, tổng thể được. Chính vì vậy kết quả này mới chỉ dừng lại ở bước đầu tìm ra những quy luật chung về ảnh hưởng của yếu tố độ tàn che, mà chưa tìm hiểu sự phối hợp hay tương tác của nhiều yếu tố.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh của quần thể Sến mủ trong các trạng thái thảm thực vật rừng thứ sinh, tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu Phước Bửu (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)