ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh của quần thể Sến mủ trong các trạng thái thảm thực vật rừng thứ sinh, tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu Phước Bửu (Trang 44 - 49)

(1) Vị trí

Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu Phước Bửu nằm trong địa giới hành chính của các xã: Bình Châu, Bưng Riềng, Bông Trang, Phước Thuận và thị trấn Phước Bửu thuộc huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu[1, 27].

Tọa độ địa lý

- Từ 10028’65” đến 10038’04” vĩ độ Bắc.

- Từ 107024’77” đến 107033’52” kinh độ Đông.

(2) Ranh giới

- Phía Đông Bắc giáp Suối Bang.

- Phía Tây giáp Sông Hoả.

- Phía Bắc giáp Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp.

- Phía Nam giáp biển Đông giới hạn bởi bờ biển từ ấp Thuận Biên, xã Phước Thuận đến xã Bình Châu với khoảng 12 km đường ven biển.

Khu bảo tồn bao gồm 09 tiểu khu rừng (tiểu khu 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30) và được chia làm 2 phần rõ rệt do đường quốc lộ 55 cắt ngang qua.

(2) Diện tích

Tổng diện tích tự nhiên Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu là 10.400,9 ha (đến 31/12/2015, bao gồm cả diện tích phần ven biển đã quy hoạch sang đất du lịch nhưng chưa có Quyết đinh chuyển mục đích sử dụng).

3.2. Địa hình, địa mạo

Toàn bộ Khu bảo tồn có địa hình tương đối bằng phẳng, hơi thoải từ bốn phía Bắc đến phía Nam, tạo thành 4 vùng địa hình khác nhau như sau:

- Vùng bằng phẳng chiếm diện tích lớn nhất khoảng 9.000 ha, trải rộng từ phía Bắc đến phía nam.

- Vùng đồi: Có diện tích khoảng 600ha, bao gồm một số ngọn đồi có độ cao từ 50 m đến 150 m như: núi Hồng Nhung (118 m) nằm ở phía Bắc khu bảo tồn, cụm Hồ Linh nằm ở ven biển thuộc tiểu khu 28, khu vực Mộ Ông – Gái Ma ở phía Tây Nam thuộc tiểu khu 25.

- Vùng cồn cát ven biển có diện tích khoảng 500 ha, ở phía Nam Khu bảo tồn từ ấp Thuận Biên, xã Phước Thuận đến gần bến Lội xã Bình Châu.

- Vùng hồ có diện tích khoảng 200 ha, gồm các hồ trủng ven suối thường ngập nước vào mùa mưa như: Hồ Linh, Hồ Tràm, Hồ Cốc, Bàu Nhám, Bàu tròn ….

Các dạng địa hình khác nhau tạo cho Khu bảo tồn có cảnh quan đa dạng và phong phú các loài sinh vật, thích hợp cho nghiên cứu khoa học và tham quan du lịch.

3.3. Địa chất và thổ nhưỡng

Đất đai được hình thành trên 3 loại đá mẹ chính là: Đá mắc ma chứa Granit - Diosit hạt lớn và đá Granit - Dioxit (trung tính). Đá Bazan trẻ sản phẩm của hoạt động núi lửa; Trầm tích và phù sa cổ.

Các loại đá mẹ tạo nên các loại đất chính sau: Đất Feralit vàng nhạt; Đất Feralit màu đỏ; Đất phèn; Đất cát ven biển

3. 4. Khí hậu thuỷ văn

Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu Phước Bửu nằm trong vùng ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới mưa mùa. Theo số liệu quan trắc của Trạm Vũng Tàu ghi nhận như sau[1]:

Bà Rịa-Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nền nhiệt cao đều quanh năm, ít gió bão và không có mùa đông lạnh.

Bà Rịa-Vũng Tàu mang đặc thù khí hậu nhiệt đới gió mùa không đồng nhất với các đặc điểm sau: (i) có cấu trúc đa dạng về thời tiết mùa, (ii) khí hậu có tính

biến động rất cao do hệ quả của phức hệ gió mùa và quan hệ tương tác với cảnh quan địa hình, (iii) diễn thế khí hậu quan hệ với động lực gió mùa.

Có bức xạ mặt trời cao so với cả nước: trên 130 kcalo/cm2/năm. Thời kỳ có cường độ bức xạ cao nhất vào tháng 3-4, đạt 300 - 400 calo/cm2/ngày. Trên nền đó cán cân bức xạ có trị số lớn 70-75 kcalo/cm2/năm. Từ nguồn năng lượng đó chế độ nhiệt cao và khá ổn định: nhiệt độ cao đều trong năm 25,8 – 29,00C (Trạm Vũng Tàu). Nhiệt độ trung bình tối cao không quá 300C và nhiệt độ trung bình tối thấp không dưới 200C.

Bà Rịa-Vũng Tàu có lượng mưa tương đối cao nhưng rất khác nhau giữa các vùng: 2.139 mm/năm (Trạm Xuân Lộc) và 1.383 mm/năm (Trạm Vũng Tàu).

Lượng mưa phân bố không đều hình thành 2 mùa trái ngược nhau: mùa mưa và mùa khô.

- Mùa khô kéo dài trong 6 tháng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa rất thấp chỉ chiếm khoảng 5-15% lượng mưa cả năm. Trong khi đó lượng bốc hơi rất cao chiếm khoảng 64-67% tổng lượng bốc hơi cả năm và cán cân ẩm rất cao. Do lượng mưa ít và bức xạ mặt trời cao đã làm tăng quá trình bốc hơi nước một cách mãnh liệt. Điều đó đẩy nhanh sự phá hủy chất hữu cơ, dung dịch đất hòa tan các secquioxyt sắt nhôm ở dưới sâu dịch chuyển lên tầng đất trên và bị oxyt hóa tạo thành kết von và đá ong rất phổ biến.

- Mùa mưa kéo dài trong 6 tháng từ tháng 5 đến tháng 10, mưa rất tập trung, lượng mưa trong 6 tháng mùa mưa chiếm 87-94% tổng lượng mưa cả năm. Ngược lại lượng bốc hơi và nền nhiệt thấp hơn mùa khô. Lượng mưa lớn và tập trung đã xảy ra quá trình xói mòn, rửa trôi rất mạnh, lôi cuốn sét mùn từ nơi cao xuống nơi thấp, làm bất đồng hóa phẫu diện và dẫn tới nhiều biến đổi quan trọng trong phân hóa vỏ thổ nhưỡng.

Nghiên cứu đặc điểm khí hậu nói chung, phân bố lượng mưa trong năm nói riêng để xác định thời vụ trồng rừng chính xác nhằm nâng cao tỉ lệ sống cho cây trồng, đảm bảo rừng trồng phát triển vượt được qua các tháng mùa khô không mưa, khô cằn và khắc nghiệt.

3. 5. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp

Theo quyết định số 3059/QĐ-UBND ngày 02 tháng 11 năm 2017 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc phê duyệt và công bố kết quả Kiểm kê rừng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tổng diện tích khu bảo tồn đang quản lý là 10.880,33 ha (Diện tích rừng và đất lâm nghiệp trong quy hoạch lâm nghiệp là 10.366,18 ha và diện tích ngoài quy hoạch lâm nghiệp là 514,15 ha)[2, 27];

Tổng diện tích Khu bảo tồn đang quản lý là 10.880,33 ha (Diện tích rừng và đất lâm nghiệp trong quy hoạch lâm nghiệp là 10.366,18 ha và diện tích ngoài quy hoạch lâm nghiệp là 514,15 ha), trong đó:

+ Đất có rừng : 9.309,81 ha;

Rừng tự nhiên : 8.017,27 ha;

Rừng trồng: 1.292,54 ha;

+ Đất chưa có rừng: 1.570,52 ha.

Diện tích đất trống trong Khu bảo tồn đang quản lý hiện có tính đến thời điểm năm 2017 là 2.842,26 ha. Trong đó:

+ Diện tích phá rừng để chuyển sang canh tác nông nghiệp từ trước năm 1975 đến nay (số liệu thống kê các hộ dân sử dụng đất ổn định, sử dụng đất lấn chiếm đất rừng Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu Phước Bửu) là 1.668,77 ha chủ yếu nằm trên diện tích đất rừng sản xuất của Lâm trường Xuyên Mộc cũ nay là công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Bà RịaVũng Tàu chuyển sang Khu bảo tồn;

+ Diện tích đất trống tự nhiên khoảng 1.173,49 ha gồm: 800 ha nằm rãi rác trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và có khoảng 373,49 ha diện tích nằm trong phân khu phục hồi sinh thái.

Hình 3. 1 Bản đồ hiện trạng rừng của Khu BTTN BCPB

Chương 4

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh của quần thể Sến mủ trong các trạng thái thảm thực vật rừng thứ sinh, tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu Phước Bửu (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)