Ảnh hưởng của độ ẩm tầng đất mặt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh của quần thể Sến mủ trong các trạng thái thảm thực vật rừng thứ sinh, tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu Phước Bửu (Trang 98 - 105)

4.3. Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến tái sinh Sến mủ

4.3.5. Ảnh hưởng của độ ẩm tầng đất mặt

(1) Trong trạng thái rừng nghèo

Kết quả nghiên cứu cho thấy, độ bắt gặp Sến mủ ở những cấp tuổi khác nhau đều phụ thuộc vào độ ẩm tầng đất mặt dưới dạng mô hình logit gauss như sau:

Đối với cấp tuổi 1

PSeM1 = exp(Y)/(1 + exp(Y)) (4.41)

(Với Y = (-119.55 + 2.99*W - 0.02*W2) Đối với cấp tuổi 2

PSeM2 = exp(Y)/(1 + exp(Y)) (4.42)

(Với Y (-71.14 + 1.81*W2 - 0.01*W2) Đối với cấp tuổi 3

PSeM3 = exp(Y)/(1 + exp(Y)) (4.43)

(Với Y = (-19.86+ 0.64* W2 - 0.01* W2) Đối với cấp tuổi 4

PSeM4 = exp(Y)/(1 + exp(Y)) (4.44)

(Với Y = (-24.98 + 0.76* W2 - 0.01* W2) Đối với cấp tuổi 5

PSeM5 = exp(Y)/(1 + exp(Y)) (4.45)

(Với Y = (-47.62 + 1.46* W2 - 0.01*W2)

Bằng cách khai triển mô hình 4.41 - 4.45, có thể xác định được xác suất bắt gặp Sến mủ ở những điều kiện độ ẩm đất khác nhau (Bảng 4.29 và 4.30).

Phân tích số liệu của bảng 4.29 và 4.30 cho thấy:

+ Cây tái sinh Sến mủ xuất hiện trên môi trường đất có độ ẩm từ 30% trở lên, thường bắt gặp nhất ở nơi có độ ẩm đất từ 40 - 100%.

+ Nhu cầu độ ẩm đất thay đổi không lớn theo giai đoạn tuổi; trong đó ở cấp tuổi 1 (SeM1) và 2 (SeM2) cần độ ẩm từ 60 - 100%, còn cấp tuổi 3, 4 và 5 tương ứng là 40 - 100%. Xu hướng chung khi điều kiện độ ẩm đất quá khô hoặc quá ẩm đều không thích hợp đối với sự xuất hiện của cây tái sinh Sến mủ.

Bảng 4. 29. Xác suất bắt gặp Sến mủ ở độ ẩm đất dưới tán rừng nghèo

Độ ẩm tầng đất mặt (%)

Xác suất bắt gặp Sến mủ tái sinh theo cấp tuổi (P)

SeM1 SeM 2 SeM 3 SeM 4 SeM 5

50 0.000 0.000 0.654 0.475 0.381

60 0.005 0.093 0.876 0.847 0.937

70 0.770 0.822 0.913 0.922 0.978

80 0.983 0.958 0.861 0.899 0.944

90 0.965 0.927 0.589 0.698 0.440

100 0.262 0.441 0.117 0.173 0.005

+ Tối ưu độ ẩm tầng đất mặt (U%) đối với Sến mủ tái sinh giao động từ 69,25% - 82,9%. Biên độ độ ẩm biến động từ 58,8% - 89,1%, phạm vi sống sót là 48,47 – 95,82%

+ Đối với Sến mủ tái sinh có cấp tuổi nhỏ yêu cầu độ ẩm đất cao hơn so với cấp tuổi lớn. Hiện tượng này hoàn toàn phù hợp với đặc tính sinh trưởng của cây rừng, bởi lẽ khi giai đoạn tuổi nhỏ, hệ rễ chưa phát triển và ăn sâu vào long đất, nên khả năng lấy nước từ trong đất kém, nên yêu cầu tầng đất mặt có độ ẩm cao hơn, khi cây có hệ rẽ phát triển tốt hơn, có khả năng lấy được nước ở tầng đất sâu hơn thì yếu tố độ ẩm tầng đất mặt có thể sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển yếu hơn. Do vậy thực tế cho thấy ở lâm phần mà độ ẩm tầng đất mặt thấm (tức đất khô) cây Sến mủ cấp tuổi 4, 5 vẫn xuất hiện và sinh trưởng phát triển bình thường.

Bảng 4. 30. Tối ưu, biên độ độ ẩm của Sến mủ trong trạng thái rừng nghèo Cấp tuổi

Sến mủ

Tối ưu sinh thái và biên độ sinh thái độ ẩm (W, %)

Pmax

U T U±T (%) U±2T

SeM 1 82.92 5.27 77.65 - 88.19 72.38 - 93.46 0.985 SeM 2 82.32 6.75 75.57 - 89.07 68.82 - 95.82 0.960 SeM 3 69.25 10.39 58.86 - 79.64 48.47 - 90.03 0.913 SeM 4 72.22 9.74 62.48 - 81.96 52.74 - 91.71 0.924 SeM 5 70.30 6.93 63.36 - 77.23 56.43 - 84.16 0.978

+ Thông qua bảng cho thấy, tối ưu về độ ẩm tầng đất mặt cho các cấp tuổi Sến mủ lần lượt: SeM1 là 82,9%, SeM2 là 82,4%, SeM3 là 69,2%, SeM4 là 72,2% và SeM5 là 70,3%. SeM1 thích nghi trong điều kiện độ ẩm đất mặt là77,65 – 88,19%, SeM2 là75,57 - 89.07%, SeM3 là58,86 - 79.64%, SeM4 là 62,48 - 81.96% và SeM5

là 63,36 – 77,2%. Nói chung, tối ưu, biên độ và phạm vi chống chịu của Sến mủ ở giai đoạn 3, 4, 5 đều cao hơn và rộng hơn so với giai đoạn 1 và 2

(2) Trong trạng thái rừng trung bình

Kết quả nghiên cứu cho thấy, xác suất bắt gặp dầu con rái ở những cấp tuổi khác nhau phụ thuộc vào độ ẩm tầng đất mặt dưới dạng mô hình logit gauss như sau:

Đối với cấp tuổi 1

PSeM1 = exp(Y)/(1 + exp(Y)) (4.46)

(Với Y = -17.42 + 0.44* W - 0,002*W2) Đối với cấp tuổi 2

PSeM22 = exp(Y)/(1 + exp(Y)) (4.47)

(Với Y = -126.18 + 3.81* W - 0,03* W 2) Đối với cấp tuổi 3

PSeM3 = exp(Y)/(1 + exp(Y)) (4.48)

(Với Y = -33.885 + 1.155* W - 0,009* W2) Đối với cấp tuổi 4

PSeM4 = exp(Y)/(1 + exp(Y)) (4.49)

(Với Y = -13.427 + 0.480* W - 0,004* W2) Đối với cấp tuổi 5

PSeM4 = exp(Y)/(1 + exp(Y)) (4.50)

(Với Y = (-12.2497 + 0.385* W - 0,003* W2)

Từ phương trình 4.46 – 4.50, có thể tính được xác suất bắt gặp Sến mủ tái sinh ở những điều kiện độ ẩm đất khác nhau (Bảng 4.31 và 4.32).

+ Cây tái sinh Sến mủ trong trạng thái rừng trung bình xuất hiện ở môi trường đất có độ ẩm từ 30% trở lên, thường bắt gặp nhất ở nơi có độ ẩm đất từ 60 – 80%.

+ Nhu cầu độ ẩm đất thay đổi không lớn theo giai đoạn tuổi; trong đó ở cấp tuổi 1 yêu cầu độ ẩm đất cao, cây xuất hiện nhiều ở khu vực có độ ẩm cao. Tuy nhiên, khi phát triển đạt trạng thái cấp tuổi 2 và 3 thì yêu cầu độ ẩm giảm dần, cây SeM2 và SeM3 phân bố chủ yếu ở vùng đất có độ ẩm từ 50-75%. Tương tự khi Sến mủ đạt cấp tuổi 4 và 5 thì yêu cầu về độ ẩm đất có giảm hơn sơ với cấp tuổi 1, 2 và 3. Cụ thế, ở cấp tuổi 4 Sến mủ thường xuất hiện trong điều kiện độ ẩm tầng đất mặt từ 45-80%, SeM5 là từ 50 – 80%.

Bảng 4. 31. Xác suất bắt gặp Sến mủ ở độ ẩm đất dưới tán rừng trung bình Độ ẩm tầng

đất mặt (%)

Xác suất bắt gặp Sến mủ tái sinh theo cấp tuổi (P)

SeM1 SeM2 SeM3 SeM4 SeM5

50 0.215 0.003 0.693 0.635 0.493

60 0.620 0.773 0.902 0.720 0.675

70 0.858 0.939 0.856 0.631 0.717

80 0.933 0.202 0.377 0.338 0.638

90 0.952 0.000 0.010 0.064 0.411

100 0.945 0.000 0.000 0.004 0.136

Từ số liệu bảng 4.29 và 4.30 cho thấy:

Bảng 4. 32. Tối ưu, biên độ độ ẩm của Sến mủ trong trạng thái rừng trung bình

Cấp tuổi Tối ưu sinh thái và biên độ sinh thái độ ẩm

Pmax

U T U±T (%) U±2T

SeM1 92.29 14.45 77.85 - 100 63.40 - 100 0.952

SeM2 67.69 4.21 63.48 - 71.91 59.27 - 76.12 0.947

SeM3 62.62 7.36 55.26 - 69.98 47.89 - 77.34 0.907

SeM4 59.90 11.17 48.73 - 71.07 37.55 - 82.24 0.720

SeM5 68.52 13.34 55.17 - 81.86 41.83 - 95.20 0.718

+ Tối ưu độ ẩm tầng đất mặt (U%) đối với Sến mủ tái sinh trong trạng thái rừng trung bình giao động từ 59,9% - 92,3%. Biên độ độ ẩm biến động từ 48,7%

đến trạng thái bão hòa (100%), phạm vi sống sót là 37,5 – 100%.

+ Sến mủ giai đoạn 1 đòi hỏi độ ẩm cao, tối ưu độ ẩm là 92,29%, thích nghi trong điều kiện từ 77,8% - bão hòa; SeM2 tối ưu nhất khi độ ẩm đất mặt là 67,7%, thích nghi tồn tại khi độ ẩm đất mặt từ 63,5 – 71,9%; Độ ẩm đất măt tối ưu của

SeM3 là 62,6%, thích nghi trong khoảng 55,3% - 69,9%, SeM4 lần lượt là 59,9% và 48,73 – 71,1%; của SeM5 có tối ưu về độ ẩm đất mặt là 68,5% và thích nghi với độ ẩm đất mặt là 55,2% - 81,9%.

Xét tổng thể thấy ở trong trạng thái rừng trung bình, yêu cầu về độ ẩm tầng đất mặt của Sến mủ tái sinh rộng hơn so với ở trạng thái rừng nghèo. Đồng thời, khi cấp tuổi tăng thì yêu cầu về độ ẩm đất mặt có xu hướng giảm.

(3) Trong trạng thái rừng Giàu

Kết quả nghiên cứu cho thấy, độ bắt gặp Sến mủ ở những giai đoạn tuổi khác nhau trong trạng thái rừng giàu có phụ thuộc vào độ ẩm tầng đất mặt, mô hình mô phỏng mối quan hệ có dạng logit gauss như sau:

Đối với cấp tuổi 1

PSeM1 = exp(Y)/(1 + exp(Y)) (4.51)

(Với Y = -333.704 + 9.335* W - 0,006*W2) Đối với cấp tuổi 2

PSeM22 = exp(Y)/(1 + exp(Y)) (4.52)

(Với Y = -57.096 + 1.652* W - 0,01* W 2) Đối với cấp tuổi 3

PSeM3 = exp(Y)/(1 + exp(Y)) (4.53)

(Với Y = -70.907 + 2.009* W - 0,014* W2) Đối với cấp tuổi 4

PSeM4 = exp(Y)/(1 + exp(Y)) (4.54)

(Với Y = -162.758 + 4.498* W - 0,031* W2) Đối với cấp tuổi 5

PSeM4 = exp(Y)/(1 + exp(Y)) (4.55)

(Với Y = -22.6103 + 0.712* W - 0,005* W2)

Tính toán các phương trình 4.51- 4.55, xác định được xác suất bắt gặp Sến mủ tái sinh ở 5 cấp tuổi trong những điều kiện độ ẩm đất khác nhau ở trạng thái rừng giàu (Bảng 4.33 và 4.34).

Phân tích số liệu tại bảng 4.33 cho thấy, Sến mủ tái sinh trong trạng thái rừng giàu phân bố trong điều kiện độ ẩm tầng đất mặt từ 20% đến 100%, tuy nhiên mỗi cấp tuổi khác nhau có yêu cầu về độ ẩm khác nhau. Xu hướng chung là Sến mủ nhỏ có yêu cầu cao về độ ẩm, sau đó giảm dần.

Bảng 4. 33. Xác suất bắt gặp Sến mủ ở độ ẩm đất dưới tán rừng Giàu Độ ẩm tầng

đất mặt (%)

Xác suất bắt gặp Sến mủ tái sinh theo cấp tuổi (P)

SeM1 SeM2 SeM3 SeM4 SeM5

60 0.072 0.735 0.465 0.079 0.829

65 0.987 0.896 0.780 0.735 0.873

70 1.000 0.939 0.878 0.951 0.882

75 1.000 0.939 0.880 0.967 0.864

80 0.998 0.896 0.789 0.908 0.805

85 0.565 0.734 0.489 0.419 0.676

90 0.000 0.333 0.109 0.011 0.449

95 0.000 0.049 0.008 0.000 0.198

100 0.000 0.003 0.000 0.000 0.054

Bảng 4. 34. Tối ưu, biên độ độ ẩm của Sến mủ trong trạng thái rừng giàu Cấp tuổi Tối ưu sinh thái và biên độ sinh thái độ ẩm

Pmax

U T U±T (%) U±2T

SeM1 73.39 2.80 70.58 - 76.19 67.78- 79.00 0.9999

SeM2 72.49 6.62 65.87- 79.12 59.25- 85.74 0.9426

SeM3 72.64 6.01 66.62- 78.65 60.61- 84.66 0.8879

SeM4 73.89 4.05 69.84- 77.95 65.79- 82.00 0.9685

SeM5 69.22 9.86 59.35- 79.08 49.49- 88.94 0.8826

+ Số liệu tại bảng 4.34 cho thấy tối ưu độ ẩm tầng đất mặt (U%) đối với Sến mủ tái sinh trong trạng thái rừng trung bình giao động từ 69,2% - 73,8%. Biên độ độ ẩm biến động từ 59,4% - 79,1. So với ở 2 trạng thái rừng trung bình và nghèo, cho thấy yêu cầu về độ ẩm của Sến mủ thấp hơn, và hẹp hơn, hiện tượng này rất có

thể là do ngoài yếu tố độ ẩm đất, còn các yếu tố sinh thái khác cũng có ảnh hưởng đến sự xuất hiện, tồn tại của Sến mủ.

+ Độ ẩm đất mặt tối ưu cho SeM1 là 73,39%, thích nghi trong điều kiện từ 70,6 – 76,2%; SeM2 tối ưu nhất khi độ ẩm đất mặt là 72,5%, thích nghi tồn tại khi độ ẩm đất mặt từ 65,9 – 78,6%; Độ ẩm đất măt tối ưu cho SeM3 là 72,6%, thích nghi trong khoảng 60,6% - 84,7%, trong khi độ ẩm đất tối ưu của SeM4 là73,9%, thích nghi tồn tại từ 65,8 – 82,0%; của SeM5 có tối ưu về độ ẩm đất mặt là 69,2%

và thích nghi với độ ẩm đất mặt là 49,5% - 88,9%.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh của quần thể Sến mủ trong các trạng thái thảm thực vật rừng thứ sinh, tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu Phước Bửu (Trang 98 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)