Nhóm giải pháp về kiểm soát thực hiện giải phóng mặt bằng

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án kè suối Nặm La tại thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La (Trang 128 - 131)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án Kè suối Nặm La, thành phố Sơn La

3.5.6 Nhóm giải pháp về kiểm soát thực hiện giải phóng mặt bằng

Công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB là công tác đặc thù, qua công tác thực tế trong môi trường này mới thấy rõ được những khó khăn, phức tạp của nó. Chính vì vậy thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác GPMB sẽ giúp cán bộ, nhân viên thực hiện công tác GPMB thấy được ưu, nhược điểm của mình, từ đó khắc phục những khuyết điểm và phát huy thế mạnh.

3.5.6.2 Kiểm toán, thanh tra việc thực hiện GPMB

Trong quá trình thực hiện GPMB vì thường xuyên tiếp xúc với nhân dân, vì vậy sẽ có những khó khăn riêng và không thể tránh khỏi những sai sót.

Công tác kiểm toán, thanh tra sẽ chỉ ra những sai sót trong quá trình thực hiện và sự chưa phù hợp của các chính sách nhà nước quy định trong công tác GPMB. Từ đó khắc phục những thiếu sót để thực hiện tốt hơn trong thời gian tiếp theo, và có các kiến nghị, đề xuất với các cơ quan cấp trên ban hành chính sách quản lý nhà nước phù hợp hơn, bám sát vào điều kiện thực tế hơn.

3.5.6.3 Thường xuyên học hỏi, trao đối kinh nghiệm với các đơn vị

Công tác GPMB là công tác đặc thù, ở mỗi địa phương trên địa bàn tỉnh Sơn La lại có những cách làm khác nhau dựa trên chính sách pháp luật của Nhà nước và quy định đặc thù của tỉnh. Việc tổ chức học hỏi, trao đối kinh nghiệm giữa các đơn vị cấp huyện sẽ thấy được những ưu điểm tốt của các đơn vị bạn, từ đó vận dụng đối với địa phương mình nhằm thực hiện tốt hơn nữa công tác GPMB.

3.5.6.4 Đẩy mạnh vai trò thanh tra xây dựng cấp huyện, xã

Khi thực hiện công tác kê khai phục vụ cho GPMB đã xuất hiện tình trạng nguồn gốc đất của một số hộ gia đình đang sử dụng là không hợp pháp, sử dụng sai mục đích, đất không rõ nguồn gốc. Qua thời gian sử dụng lâu dài và cơi nới thêm, các hộ gia đình này đã lầm tưởng là mảnh đất mình đang sử dụng là hợp pháp. Thực tế họ không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ chứng minh nguồn gốc đất là hợp pháp, do đó khi bị thu hồi đất GPMB mà không bồi thường thiệt hại hoặc bồi thường thấp hơn do phân loại đất thì họ cho rằng chính quyền làm sai.

Một số mảnh đất khi bị thu hồi bồi thường xảy ra tranh chấp về ranh giới, diện tích và một số tài sản trên đất giữa các hộ giáp ranh. Một số hộ có diện tích thực tế lớn hon diện tích trong hồ sơ địa chính, khi bồi thường thì yêu cầu được bồi thường theo diện tích thực tế; trong quá trình sử dụng các hộ tự cơi

nới thêm nhưng không bị chính quyền xã, phường xử lý triệt để mà chỉ bị xử phạt hành chính. Một số hộ có công trình, vật kiến trúc, nhà ở mua qua nhiều chủ hoặc không trực tiếp sử dụng mà cho thuê lâu dài dẫn đến xác định chủ không chính xác. Đây chính là các hậu quả của việc quản lý đất đai chưa chặt chẽ trong thời gian trước đây. Chính vì vậy cần đẩy mạnh công tác thanh tra xây dựng cấp huyện, phường, xã để không còn tình trạng nêu trên.

Nâng cao chất lượng công tác thanh tra: Để làm được điều này trước hết phải có đội ngũ cán bộ thanh tra có năng lực, trình độ chuyên môn, am hiểu về luật pháp của nhà nước và là người có tư tưởng, bản lĩnh chính trị vững vàng liêm minh. Do vậy trong thời gian tới thành phố Sơn La cần tập trung bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ thanh tra, tăng cường bồi dưỡng lực lượng giáp sát công vụ, tuyển dụng cán bộ mới có đầy đủ phẩm chất để có lực lượng thanh tra đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ công tác. Mặt khác tích cực đầu tư trang thiết bị cho lực lượng thanh tra như máy móc thẩm định giám định, phượng tiện đi lại, trụ sở tiếp công dân, tạo điều kiện thuận lợi cho thanh tra các sở ngành và thành phố làm việc.

Xây dựng chương trình công tác thanh tra: Đây là yếu tố quan trọng thực hiện trong đề án công tác thanh tra của thành phố đã đề ra. Chương trình thanh tra phải bảo đảm phối hợp chặt chẽ với chính quyền, cơ quan quản lý và đơn vị được thanh tra. Chương trình thanh tra tập trung chủ yếu váo các vấn đề quy hoạch, cấp phép xây dựng, chất lượng công trình, điều kiện năng lực các tổ chức, thanh tra toàn bộ dự án đầu tư xây dựng, giải quyết khiếu nại tố cáo của nhân dân.

Tập trung giải quyết những thắc mắc khiếu nại còn tồn tại trong những năm trước đây để lại. Kiên quyết và đôn đốc thực hiện nghiêm túc những kết luận đã được thanh tra công bố, không để kéo dài, chủ động đề xuất và kiến nghị UBND thành phố có biện pháp giải quyết không để xảy ra tình trạng mất ổn định, khiếu kiện kéo dài và vượt cấp.

Phát động trong cán bộ và nhân dân tham gia vào công tác thanh tra, tích cực phát hiện và tố giác các hành vi, hiện tượng tiêu cực làm trái pháp luật trong xây dựng cơ bản để công tác thanh tra không chỉ riêng là của cơ quan thanh tra mà còn là công việc của toàn dân.

Việc phân cấp đầu tư xây dụng cơ bản là chủ trương đúng đắn và cần thiết để nâng cao chất lượng và trách nhiệm quản lý đầu tư xây dụng. Tuy nhiên cần nghiên cứu lại việc phân cấp đầu tư xây dựng nhất là đối với cơ sở, như hiện nay ở cấp huyện và cơ sở chủ đầu tư được phân cấp quản lý vốn xây dựng cơ bản khá lớn, song đội ngũ cán bộ quản lý lại chưa được đào tạo kiến thực về xây dựng do vậy việc sai phạm trong quản lý xây dựng cơ bản là khó tránh khỏi.

Để giải quyết những việc tồn đọng về công tác thanh tra xây dựng trong nhiều năm qua. Đề nghị các cấp có thẩm quyền cần có thái độ dứt khoát đối với những đối tượng cố chấp và quá khích cố tình khiếu kiện để các vụ việc phức tạp kéo dài ở địa phương khi mà kết luận thanh tra đã được thỏa đáng, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, bảo đảm dân chủ công khai trong nhân dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án kè suối Nặm La tại thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La (Trang 128 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)