Đời sống và việc làm của người dân có đất bị thu hồi khi thực hiện dự án

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án kè suối Nặm La tại thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La (Trang 134 - 142)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.7. Đời sống và việc làm của người dân có đất bị thu hồi khi thực hiện dự án

Căn cứ theo Điều 18. Quy định về hỗ trợ chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm (cụ thể Điểm b Khoản 1 Điều 20 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP)

“Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân là cán bộ, công nhân viên của các nông, lâm trường quốc doanh đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp) khi bị thu hồi đất nông nghiệp mà không được bồi thường bằng đất nông nghiệp tương ứng thì ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp còn được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm theo quy định như sau:

a) Diện tích đất được hỗ trợ là toàn bộ diện tích đất bị thu hồi nhưng không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp theo quy định tại Điều 129 Luật Đất đai (đối với trường hợp thu hồi đất được giao) và không vượt quá hạn mức nhận chuyển nhượng theo quy định tại Điều 44 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai (đối với trường hợp thu hồi đất nhận chuyển nhượng).

b) Mức hỗ trợ đối với các loại đất sản xuất nông nghiệp bị thu hồi như sau: Mức hỗ trợ tối đa không quá 02 lần giá đất nông nghiệp cùng loại (trong bảng giá đất của tỉnh) bị thu hồi. Trong trường hợp hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất gặp khó khăn về đời sống Chủ tịch UBND cấp huyện báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét mức hỗ trợ cao hơn song tối đa không quá 05 lần giá đất nông nghiệp cùng loại bị thu hồi.”

Qua lấy ý kiến khảo sát tại nơi thực hiện dự án Kè Suối Năm La: Các hộ gia đình đều nhận tiền bồi thường bằng tiền và họ dùng để đầu tư cho con cái học hành, sản xuất kinh doanh, xây dựng sửa chữa nhà cửa, mua sắm tài sản.

Phần lớn các hộ gia đình đều đánh giá mức ảnh hưởng của dự án đến kinh tế, tình trạng việc làm, tình hình an ninh trật tự xã hội, sự tiếp cận đến cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội.

Các ý kiến xoay quanh vấn đề về việc hỗ trợ đào tạo nghề và tạo việc làm đối với người lao động trên địa bàn thành phố bị thu hồi đất vẫn chưa được giải quyết. Đối với những hộ gia đình bị thu hồi một phần diện tích thửa đất, diện tích còn lại vẫn đủ điều kiện để ở, kinh doanh dịch vụ thì điều kiện kinh doanh thuận lợi hơn, do đường kè, vỉa được mở rộng thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, các hộ có điều kiện để cải tạo, xây dựng lại nhà cửa qua khảo sát có 70/100 hộ có ý kiến là cuộc sống và điều kiện kinh doanh tốt hơn trước.

Đối với những hộ bị thu hồi hết diện tích đất hoặc diện tích đất còn lại không đủ để ở, kinh doanh dịch vụ phải chuyển đi nơi khác thì cuộc sống khó khăn, ảnh hưởng đến ổn định cuộc sống của các hộ. Qua khảo sát có 30/100 hộ ý kiến là cuộc sống của hộ sau khi GPMB, thực hiện dự án khó khăn hơn trước.

Theo quy định thì những nhân khẩu trong độ tuổi lao động khi gia đình bị thu hồi đất nếu đăng ký thì được cấp thẻ học nghề. Tuy nhiên việc học nghề và tìm việc làm sau khi học nghề cũng gặp không ít khó khăn, khi mà thị trường luôn đòi hỏi lao động có trình độ cao hoặc được đào tạo bài bản, thời gian đào tạo ít nhất là 2 năm. Những trường hợp học nghề theo kiểu chính sách thì chỉ được cấp chứng chỉ có giá trị tương đương nên khó khăn khi xin việc.

Khi nhà nước thu hồi đất ngoài việc bồi thường hỗ trợ bằng tiền từ 45.000/m2 - 65.000đ/m2 còn hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp việc làm bằng 3 lần giá đất nông nghiệp. Điều này dẫn đến các hộ gia đình đang từ gia đình nghèo, có mức sống thấp sau khi được bồi thường, hỗ trợ hàng trăm triệu đồng, nhiều hộ gia đình hàng tỷ đồng, nhiều hộ gia đình đã đổi đời, đã xây

nhà, mua xe và các vật dụng đắt tiền mà trước đây chỉ dám mơ ước. Chỉ trong một thời gian ngắn số tiền lớn kia không cánh mà bay, ruộng mất, tiền hết dẫn đến thất nghiệp, nhiều gia đình mâu thuẫn trong việc chia tiền đã xảy ra đánh nhau, kiện cáo nhau; gia đình mất đoàn kết, gây mất trật tự tổ bản. Nổi cộm hơn cả là nạn cờ bạc, rượu chè phát sinh khi có nhiều tiền trong túi, xuất hiện tình trạng nghiện hút, ... Do đó vấn đề đặt ra là chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và việc làm bằng tiền cũng có nhiều nhược điểm. Do vậy cần căn cứ vào tình hình thực tế ở từng địa phương mà có cách vận dụng hợp lý.

Hội đồng bồi thường, UBND thành phố Sơn La đã yêu cầu chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án đi dân TĐC thủy điện Sơn La cam kết có chính sách đào tạo trực tiếp khi giới thiệu vào làm việc tại các doanh nghiệp; đồng thời phải thường xuyên kiểm tra việc thực hiện vì có trường hợp doanh nghiệp đối phó bằng cách vẫn nhận lao động địa phương vào làm việc nhưng chỉ sau vài tháng lại sa thải họ.

Phòng Lao động thương binh xã hội thành phố phải phát huy vai trò là cầu nối giữa người lao động tại khu vực bị thu hồi đất với nhũng doanh nghiệp, khu công nghiệp có nhu cầu sử dụng lao động phổ thông, hoặc tống hợp nhu cầu về ngành nghề còn thiếu lao động mà có hướng đào tạo cho phù họp, tránh tình trạng đào tạo tràn lan mà không hiệu quả.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Thành phố Sơn La là đơn vị cấp huyện thuộc tỉnh Sơn La, nằm giữa trung tâm tỉnh Sơn La, có 12 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm 7 phường:

Chiềng An, Chiềng Cơi, Chiềng Lề, Chiềng Sinh, Quyết Tâm, Quyết Thắng, Tô Hiệu và 5 xã: Chiềng Cọ, Chiềng Đen, Chiềng Ngần, Chiềng Xôm, Hua La. Thành phố Sơn La có Quốc lộ 6 nối liền Hà Nội - Sơn La - Điện Biên.

Thành phố Sơn La cách Nhà máy thủy điện Sơn La 35km và cảng Tạ Bú 25km, thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa bằng đường sông trên sông Đà.

Theo thống kê đến 31/12/2019, thành phố Sơn La có tổng diện tích tự nhiên 32.293,2 ha, so với kết quả kiểm kê đến ngày 31/12/2014 là 32.351,6 ha, giảm 54,8 ha. Đất đai của thành phố được sử dụng như sau: Nhóm đất nông nghiệp (NNP): 27.997,0 ha, chiếm 86,70 %; Nhóm đất phi nông nghiệp (PNN): 2.640,9 ha chiếm 8,18 %; Nhóm đất chưa sử dụng (CSD): 1.655,4 ha chiếm 5,13 % tổng diện tích tự nhiên. Để đảm bảo đất đai được sử dụng hiệu quả và bền vững địa phương cần có chiến lược đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng cũng như bảo vệ diện tích đất rùng tại địa phương.

Năm 2014, UBND tỉnh Sơn La ra Công văn chỉ đạo số 3161/CV-UBND ngày 17/11/2014 về việc Ban hành quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND huyện, thành phố về việc bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Sơn La. Với việc ban hành văn bản pháp luật này giúp cho quá trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất được thuận lợi và giảm bớt được mâu thuẫn trong quá trình thực hiện. Hầu hết các dự án trên địa bàn thành phố đều thực hiện đúng quy trình và có chính sách bồi thường, hỗ trợ người dân có đất thu hồi hợp lý. Cụ thể, tại dự án được chọn đánh giá là đại diện cho 70 dự án được thực hiện trong khoảng thời gian từ 2016 ÷ 2019.

Kết quả nghiên cứu thực trạng công tác bồi thường GPMB trên địa bàn Thành phố cho thấy cơ bản người dân bị thu hồi đất đồng tình với chủ trương thu hồi đất của nhà nước để thực hiện dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tuy nhiên việc xây dựng phương án bồi thường GPMB tại dự án vẫn chưa được nhân dân đồng tình cao do: Giá đất tính bồi thường của dự án vẫn còn thấp hơn so với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường.

Dự án kè suối Nặm La tại thành phố Sơn La tính đến tháng 7/2019 đã thu hồi 249.324,5 m2 (24,93 ha) đất của 947 đối tượng, cụ thể như sau:

+ Của 941 hộ gia đình, gồm có: Đất ở là 1.959,0 m2, đất trồng lúa là 177.469,0 m2, đất nuôi trồng thủy sản là 21.985,0 m2, đất trồng cây lâu năm là:

14.251,0 m2, đất trồng cây hàng năm là 25.149,0 m2, đất phi nông nghiệp (đất sản xuất kinh doanh) 139,0 m2.

+ Của 02 tổ chức, 04 cộng đồng dân cư, gồm có: Đất trồng lúa là 5.359,0 m2, đất nuôi trồng thủy sản là 497,0 m2, đất trồng cây hàng năm là 26,0 m2, đất khác (đất thủy lợi, giao thông) 2.378,0 m2, đất cộng đồng dân cư (sân thể thao) 113,0 m2.

Tổng giá trị bồi thường cho các hộ gia đình là: 45.799.754.629,0 đồng.

Trong đó: Bồi thường về đất 27.120.047.970,0 đồng, bồi thường về tài sản 15.591.304.645,0 đồng, bồi thường về cây cối hoa màu 1.274.444.514,0 đồng, bồi thường đối với vật nuôi là thủy sản tại thời điểm thu hồi đất chưa đến kỳ thu hoạch 1.715.332.500,0 đồng, bồi thường di chuyển 90.000.000,0 đồng, bồi thường sản lượng cá trong thời kỳ thu hoạch 8.625.000,0 đồng.

Tổng giá trị hỗ trợ cho các hộ gia đình là: 127.865.775.987,0 đồng. Trong đó: Hỗ trợ về đất 16.316.824.350,0 đồng, hỗ trợ bằng đất theo phương án 2 của công văn 3302/UBND-KT của UBND tỉnh Sơn La là 1.714,0 m2 , hỗ trợ về tài sản 27.146.622.264,0 đồng, hỗ trợ về cây cối hoa màu 2.546.314.149,0 đồng, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tìm kiếm việc làm 62.394.114.000,0 đồng, hỗ

trợ thuê nhà 1.168.800.000,0 đồng, hỗ trợ thủ tục làm nhà mới và ngừng sản xuất kinh doanh 983.740.000,0 triệu đồng, hỗ trợ di chuyển 7.000.000,0 đồng, hỗ trợ đất khác và hỗ trợ chi phí san lấp 17.302.360.800,0 đồng.

Tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ cho 02 tổ chức và 04 cộng đồng dân cư là: 624.440.200 đồng. Trong đó: Bồi thường về tài sản 318.373.700,0 đồng, bồi thường về cây cối hoa màu 11.532.000,0 đồng, hỗ trợ đất khác cho 02 cộng đồng bản chi phí san lấp 294.534.500,0 đồng.

Tính đến tháng 10/2020, thực hiện dự án xây dựng Kè suối Nặm La, UBND thành phố Sơn La đã ban hành 46 quyết định thu hồi đất; 60 quyết định BT, HT, GPMB; 07 quyết định giao đất TĐC và giao đất có thu tiền; 16 HGĐ đủ điều kiện được giao đất đã ở ổn định; Đến nay còn 31 HGĐ chưa được giao đất đang xin ý kiến UBND tỉnh xem xét hỗ trợ bằng số tiền chênh lệch để đảm bảo có chỗ ở, ổn định đời sống, sản xuất và công bằng với người có đất bị thu hồi khi thực hiện các dự án. Hoàn thành 95% khối lượng công việc liên quan tới công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng và đã bàn giao cho chủ đầu tư để thi công. Khối lượng còn lại là 5% (đoạn tuyến Kè bên phải từ cầu 308 đến cầu Dây Văng, chiều dài 657,87 m) UBND thành phố đang tiếp tục GPMB, cam kết với UBND tỉnh xong trước 31/12/2020.

Qua kết quả điều tra sát 100 người dân có đất phải thu hồi thuộc dự án thì có 68 người đồng ý về giá đất bồi thường (chiếm 68%), 32 người không đồng ý với giá đất bồi thường (chiếm 32%); số người dân đồng ý phần lớn là số hộ thuộc diện phải thu hồi đất thuộc nhóm đất nông nghiệp. Số hộ không đồng ý chiếm tỷ lệ thấp thuộc diện các hộ phải thu hồi đất ở và thuộc diện phải bố trí tái định cư. Nguyên nhân chính là do người dân chưa đồng tình với đơn giá bồi thường bởi nó không tương đồng với giá thị trường.

Về chính sách hỗ trợ đối với dự án nhờ làm tốt công tác lập phương án bồi thường, hỗ trợ và đồng thời Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố đã chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, mặt trận tổ quốc và các ban

ngành đoàn thể để nắm bắt thông tin; kiểm tra, khảo sát đánh giá hoàn cảnh, ý thức trách nhiệm của từng hộ gia đình, mức độ ảnh hưởng của việc thu hồi đất, tác động đến đời sống, kinh tế việc làm của từng hộ gia đình, cá nhân đế từ đó xem xét, đối chiếu áp dụng các quy định về chính sách hỗ trợ cho phù hợp với điều kiện thực tế của khu vực thu hồi góp phần bù đắp những thiệt hại cho người bị thu hồi đất. Qua khảo sát cho thấy hơn 80% ÷ 90% số hộ đã đồng tình với các khoản hỗ trợ của Nhà nước, còn lại chưa đến 10% số hộ chưa đồng tình, tuy chưa đạt được 100% số hộ đồng ý, nhưng tỷ lệ số hộ đồng ý chiếm tỷ lệ cao.

Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và cưỡng chế thu hồi đất đã được UBND thành phố Sơn La thực hiện đúng trình tự và công khai minh bạch.

Tuy vậy hiện vẫn còn một số hộ chưa nhận tiền bồi thường hỗ trợ do chưa thống nhất được cách giải quyết. Do đó, để hạn chế được khó khăn trong quá trình thực hiện dự án nghiên cứu cũng như trong công tác bồi thường hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất tại thành phố Sơn La cần phải thực hiện các giải pháp đồng bộ bao gồm: Giải pháp về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giải pháp về ban hành và thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng;

giải pháp về tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, giải pháp về kiểm soát thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.

2. Kiến nghị

Để công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thuận lợi, phù hợp với thực tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương trong quá trình thực hiện, bảo đảm hài hoà lợi ích của nhà nước và người bị thu hồi đất, đề tài có một số kiến nghị sau:

- Để nghị trực tiếp nghiên cứu và sớm điều chỉnh mức giá bồi thường thiệt hại đối với đất ở với các khu vực trên địa bàn thành phố, nhằm đáp ứng quyền lợi của nông dân và công bằng xã hội. Trên cơ sở đó cần nghiên cứu, xem xét các mức hỗ trợ của từng dự án, từng khu vực cho nhân dân. Việc này

cần tính toán thật kỹ đảm bảo nguyên tắc phải đúng chế độ chính sách, phù hợp với từng địa điểm của khu vực để không làm mất trật tự an ninh nông thôn nơi thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho nhân dân.

- Đồng thời kiên quyết xử lý các doanh nghiệp do nôn nóng trong việc triển khai dự án đã tự ý nâng giá bồi thường, bằng cách không giao đất hoặc thu hồi diện tích đất đã quyết định giao cho dự án.

- Đề nghị UBND thành phố Sơn La đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng khu tái định cư để vận động tuyên truyền, thuyết phục các hộ dân thuộc diện di dời của các dự án ra khu TĐC. Việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, xây dựng khu TĐC cần phải đi trước một bước trước khi thực hiện dự án.

- Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục chính sách pháp Luật Đất đai đến các cấp Ủy Đảng, các cấp chính quyền và toàn thể người dân.

- Thực hiện công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt theo quy định của pháp luật để các cấp, các ngành cùng toàn thể người dân "được biết, được bàn, được kiểm tra".

- Kịp thời xử lý dứt điểm các khiếu kiện liên quan đến công tác BT, HT và TĐC; đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường họp vi phạm pháp Luật Đất đai;

kiên quyết xử lý, cưỡng chế đối với những trường hợp cố tình không chấp hành công tác thu hồi đất, BT, HT và TĐC

- Nâng mức hỗ trợ di chuyển, ổn định đời sống, ổn định việc làm cho người bị thu hồi đất.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án kè suối Nặm La tại thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La (Trang 134 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)