Nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu (luận án tiến sĩ) quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em ở việt nam (state administration for child labour prevention in vietnam) (Trang 25 - 29)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.2. Các công trình nghiên cứu về phòng ngừa lao động trẻ em

1.2.1. Nghiên cứu trên thế giới

Trong một nghiên cứu được thực hiện bởi Viện nghiên cứu lao động Philippin mang tựa đề, Coprehensive Study on Child Labour in the Philippines (Nghiên cứu tổng hợp về lao động trẻ em ở Philippin) năm 1994 [130], những nguyên nhân và chính sách, pháp luật để loại bỏ việc tuyển dụng trái phép trẻ em dưới 15 tuổi hoặc tuyển dụng những người dưới 18 tuổi làm công việc độc hại đã được phân tích một cách khá toàn diện. Tuy nhiên, những đề xuất chỉ mang tính định hướng, chưa đưa ra những đề xuất cụ thể về quy định pháp luật.

Trong cuốn Trade unions and child labour, a guide to action (Các tổ chức công đoàn và lao động trẻ em, hướng dẫn hành động) [114] được xuất bản bởi ILO năm 1997, tác giả A. Fyfe và M. Jankanish cho rằng, trẻ em lao động hoàn toàn khác với trẻ em lao động vài giờ để kiếm thêm tiền tiêu vặt. Trẻ em lao động sớm là một trong những nguồn thu nhập chính của gia đình. Các em phải làm việc nhiều giờ trong ngày dưới những điều kiện nguy hiểm, gây tổn hại nghiêm trọng tới sức khỏe, tinh thần và thể chất của chính các em. Trẻ lao động sớm luôn phải đối mặt với hàng loạt các nguy cơ, trong đó phải kể đến nguy cơ bị lạm dụng, bị bóc lột cả về thể chất lẫn tinh thần. Góp phần giải quyết triệt để vấn đề LĐTE, các tác giả đã đưa ra vai trò của các tổ chức công đoàn, coi đó là cầu nối giữa chính quyền và xã hội nhằm chung tay giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất. Thông qua các ví dụ cụ thể về mô hình hoạt động của các công đoàn khác nhau ở một số nước như: Mỹ, Brazil, Bangladesk, Tanzania, các chuyên gia đề xuất một khung lý thuyết mô tả 10 hoạt động trọng tâm cần có của bất cứ một công đoàn nào như: điều tra tình hình, mở rộng các chính sách hỗ trợ, nâng cao nhận thức cho cộng đồng và bản thân trẻ lao động nhằm phát huy vai trò tham gia của công đoàn trong hoạt động ngăn chặn, đẩy lùi hiện tượng LĐTE đang ngày một trở nên nhức nhối.

Tác giả Nelien Haspels và Michele Jankanish trong tài liệu Action against child labour (Hành động chống lại lao động trẻ em) năm 2000 [133]

đã đề cập đến các chiến lược, công cụ, phương pháp và thông tin cần thiết để

22

lập kế hoạch và thực hiện các hành động chống LĐTE có hiệu quả. Các tác giả cũng đề xuất các chiến lược ngăn ngừa và loại bỏ nô lệ trẻ em. Các chương trình trong cuốn sách được thiết kế để hỗ trợ các chính phủ, các tổ chức của người sử dụng lao động và lao động, các tổ chức phi chính phủ và tất cả những người muốn đóng góp vào việc loại bỏ LĐTE.

Cuốn sách của tác giả Burns H. Weston (2005) với tiêu đề Child labour and human rights, making children matter (Lao động trẻ em và nhân quyền, làm cho trẻ em quan trọng hơn) [116] của Nhà xuất bản Lynne Rienner, Luân Đôn, đã cung cấp một cái nhìn tổng quan, toàn diện về vấn đề LĐTE từ góc độ nhân quyền. Tác giả xem xét các mối liên hệ giữa quyền con người và lạm dụng LĐTE; những ưu và nhược điểm của phương pháp tiếp cận thông qua nhân quyền với vấn đề LĐTE. Tác giả thông qua đó thể hiện nỗ lực mong muốn xóa bỏ việc lạm dụng và bóc lột LĐTE.

Luận án tiến sĩ triết học của Gitanjali Dutta (2002), Đại học Missouri, Columbia với chủ đề Child labour in VietNam: the relative importance of poverty. Returns to education, labor mobility, and credit constraints (Lao động trẻ em ở Việt Nam: mối liên hệ quan trọng với đói nghèo. Trở lại giáo dục, dịch chuyển lao động và hạn chế tín dụng) [117] đã phân tích một số yếu tố quyết định LĐTE bằng cách giải quyết bốn câu hỏi liên quan. Một là, tác giả cố gắng tìm một ngưỡng nghèo, nếu có, ảnh hưởng đến quyết định LĐTE của gia đình.

Kết quả từ các đặc điểm kỹ thuật mô hình khác nhau hỗ trợ ý tưởng rằng trẻ em vui chơi, giải trí (hoặc học tập) là một điều tốt đẹp. Hai là, tác giả khám phá mối quan hệ giữa lợi nhuận với giáo dục và LĐTE. Các chi tiết kỹ thuật khác nhau của mô hình trong phần này chỉ ra rằng lợi nhuận có thể không quan trọng trong việc xác định giờ làm việc của trẻ em. Mô hình thứ ba không thể tìm thấy sự hỗ trợ cho giả thuyết rằng sự gia tăng lợi nhuận trong giáo dục ở các khu vực đô thị có thể làm giảm LĐTE ở khu vực nông thôn do tính di động lao động. Cuối cùng, mô hình thứ tư không thể tìm thấy bất kỳ mối quan hệ nào có thể hỗ trợ cho giả thuyết rằng người nghèo có nhiều tín dụng hơn, khả năng trở lại giáo dục có thể không quan trọng đối với họ trong quyết định LĐTE của họ.

23

Qua nghiên cứu, tác giả đánh giả: xóa đói giảm nghèo nên là chính sách quan trọng nhất để giảm thiểu LĐTE; trong khi chính sách cải thiện lợi nhuận cho giáo dục có thể không giúp giảm bớt LĐTE ở Việt Nam.

Các báo cáo của ILO qua các năm với các nghiên cứu chuyên sâu về từng khía cạnh của LĐTE và phòng ngừa LĐTE trong mối liên hệ với việc hoạch định chính sách của các quốc gia, bao gồm:

Hai bản báo cáo của ILO năm 2010 là Accelerating action against child labour (Tích cực hành động chống lại lao động trẻ em) [121] và Stopping forced labour and slavery – like practices - The ILO Strategy (Chấm dứt lao động cưỡng bức qua một số nghiên cứu thực tế - Chiến lược của Tổ chức lao động quốc tế) năm 2013 [125] đã cập nhật xu hướng toàn cầu và đưa ra tiến độ trong việc phê chuẩn các tiêu chí của ILO. Nội dung quan trọng nhất của báo cáo đó là: xem xét tiến độ thực hiện Kế hoạch hành động toàn cầu về loại bỏ các hình thức LĐTE tồi tệ nhất vào năm 2016 và đánh giá những thách thức, khoảng trống chính còn lại và cách giải quyết những vấn đề này. Bên cạnh đó cũng đã chỉ ra cưỡng bức lao động ảnh hưởng đến những người dễ bị tổn thương nhất và ít bảo vệ. Phụ nữ, lao động nhập cư có tay nghề thấp, trẻ em, người dân bản địa và các nhóm khác bị phân biệt đối xử trên cơ sở khác nhau có ảnh hưởng không cân xứng. Chiến lược ILO là tìm cách giải quyết nguyên nhân gốc rễ lao động cưỡng bức bằng cách trao quyền cho người lao động dễ bị tổn thương để chống lại áp bức tại nơi làm việc và giải quyết các yếu tố cho phép người sử dụng lao động lợi dụng để khai thác, bóc lột lao động. Báo cáo khẳng định loại bỏ lao động cưỡng bức là đóng góp quan trọng để đạt được các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Trong đó, mục tiêu tổng thể của chiến lược của ILO là giảm toàn cầu về lao động cưỡng bức.

Báo cáo của ILO (2012) Towards the elimination of hazardous child labour: Practices with good potential (Hướng tới loại bỏ lao động trẻ em độc hại - Thực hành với tiềm năng tốt) [124]. Báo cáo đã đưa ra những ý tưởng để phòng ngừa lao động trẻ em độc hại như phòng ngừa thông qua thay đổi quan điểm của công chúng đối với lao động trẻ em; phòng ngừa bằng cách cảm hóa

24

trẻ em còn đang đi học; phòng ngừa thông qua cải thiện sinh kế của các gia đình gặp căng thẳng về tài chính.

Năm 2018, bản báo cáo của ILO Ending child labour by 2025: A review of policies and programmes (Chấm dứt lao động trẻ em vào năm 2025 - Bản đánh giá về chính sách và chương trình) [123] đã chỉ ra cách tiếp cận chính sách nhằm loại bỏ LĐTE như: thúc đẩy cam kết hợp pháp đối với xóa bỏ LĐTE trẻ em và vai trò trung tâm của đối thoại xã hội; thúc đẩy việc làm tốt cho người lớn và thanh niên trong độ tuổi lao động hợp pháp, đặc biệt là ở khu vực lao động không chính thức; xây dựng và mở rộng hệ thống bảo trợ xã hội, bao gồm các tầng, để giảm thiểu tính dễ bị tổn thương của các hộ gia đình về kinh tế; mở rộng khả năng tiếp cận với nền giáo dục công chất lượng, miễn phí như một giải pháp thay thế hợp lý cho LĐTE; giải quyết vấn đề LĐTE trong chuỗi cung ứng; bảo vệ trẻ em trong các tình huống mong manh và khủng hoảng.

Chuỗi cung ứng toàn cầu có tiềm năng tạo ra tăng trưởng, việc làm, phát triển kỹ năng và công nghệ chuyển giao logic nhưng việc giảm sút công việc, vi phạm nhân quyền, bao gồm cả lao động trẻ em, lao động cưỡng bức và buôn người đều có liên quan vào chuỗi cung ứng toàn cầu là khẳng định của ILO (2019) trong bản báo cáo Ending child labour, fource labour and human traficking in global supply chains (Chấm dứt lao động trẻ em, lao động cưỡng bức và buôn người trong chuỗi cung ứng toàn cầu) [129]. Phần một của báo cáo nêu những hiểu biết về LĐTE, lao động cưỡng bức và buôn người trong chuỗi cung ứng toàn cầu và phân tích các nguy cơ của nó. Phần hai đưa ra những quan điểm về ứng phó với LĐTE, cưỡng bức lao động và buôn người trong chuỗi cung ứng toàn. Hai quan điểm chính sách bao gồm: thứ nhất, khẳng định Nhà nước có nhiệm vụ quy định và thực hiện khung pháp lý- hoạt động để bảo vệ trẻ em, người lao động và giảm thiểu tính dễ bị tổn thương thông qua các công cụ chính sách; thứ hai, đưa ra những chính sách thông minh cần thiết để tạo điều kiện và khuyến khích hành vi kinh doanh có trách nhiệm của các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng trên toàn cầu. Thông qua bản báo cáo, ILO mong muốn thông báo cho công chúng và doanh nghiệp các chính sách và cách

25

thức thực hành nhằm ngăn ngừa LĐTE, lao động cưỡng bức và buôn người trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Một phần của tài liệu (luận án tiến sĩ) quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em ở việt nam (state administration for child labour prevention in vietnam) (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)