Kết quả đạt được trong quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (luận án tiến sĩ) quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em ở việt nam (state administration for child labour prevention in vietnam) (Trang 131 - 134)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG NGỪA LAO ĐỘNG TRẺ EM Ở VIỆT NAM

3.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em ở Việt Nam

3.3.1. Kết quả đạt được trong quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em ở Việt Nam

Thứ nhất, hệ thống luật pháp, chính sách về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, các quy định liên quan đến phòng ngừa LĐTE được ban hành khá đồng bộ và ngày càng được hoàn thiện.

Hiện tại, Việt Nam đã có một hệ thống pháp lý đầy đủ để thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam. Đây là khuôn khổ pháp lý quan trọng cho các cơ quan quản lý thực hiện phòng ngừa, khắc phục tình trạng lạm dụng lao động trẻ em. Thực hiện các yêu cầu đối với quốc gia thành viên về xây dựng các biện pháp cần thiết đảm bảo thực hiện và thi hành một cách có hiệu quả Công ước 182, Việt Nam đã xây dựng được các quy định về nguyên tắc cấm các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất trong luật chuyên ngành và nhiều các luật liên quan; hình sự hóa các hành vi sử dụng trẻ em trong các hình thức lao động tồi tệ nhất; tích hợp xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em trong nhiều các chương trình hành động quốc gia. Chính vì vậy, trẻ em Việt Nam nói chung ngày càng được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục tốt hơn.

Có thể nói đây là một điều kiện quan trọng đảm bảo cho tình trạng lao động trẻ em ở Việt Nam có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây.

Thứ hai, các chính sách về giáo dục, chính sách an sinh xã hội để giảm thiểu LĐTE đã được đề ra và thực hiện có hiệu quả, thể hiện sự quyết tâm mạnh mẽ của Chính phủ trong việc giải quyết tình trạng trẻ em phải tham gia các công việc và nơi làm việc nguy hiểm, nặng nhọc độc hại. Chính sách giảm nghèo, chính sách phổ cập tiểu học và trung học cơ sở của Nhà nước, chính sách trợ cấp khó khăn, các chính sách ưu đãi đối với con em các hộ nghèo, con em đồng bào dân tộc đã đến với người nghèo. Bên cạnh đó, thông qua mô hình giáo dục hoà nhập kết hợp dạy nghề, Nhà nước đã hỗ trợ đào tạo nghề, tư vấn hướng nghiệp, giúp các em có đủ khả năng lao động kiếm sống trong tương lai. Điều đó đã góp phần tăng tỷ lệ lao động

128

qua đào tạo, các em sau khi hoàn thành các chương trình dạy nghề ngắn hạn đều đựơc nâng cao kiến thức, kỹ năng, đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.

Thứ ba, hệ thống bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác trẻ em được tổ chức từ trung ương tới địa phương (trên 63 tỉnh/thành phố). Trong đó, lực lượng cán bộ làm việc trong bộ máy từ trung ương - tỉnh - huyện – xã, cùng đội ngũ cộng tác viên các thôn, bản phối hợp với chính quyền các cấp, các ban, ngành đoàn thể liên quan thực hiện chính sách bảo vệ, chăm sóc trẻ em, phòng ngừa tình trạng lạm dụng LĐTE. Công tác đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ thực hiện chương trình được triển khai mạnh mẽ. Hệ thống công chức, viên chức, nhân viên công tác xã hội, cộng tác viên làm công tác bảo vệ trẻ em, phòng ngừa lao động trẻ em ở các cấp đang từng bước được xây dựng. Một số địa phương đã có chế độ cho cán bộ xã, phường làm công tác trẻ em. Nhờ đó, luật pháp chính sách về bảo vệ chăm sóc trẻ em ở Việt Nam được thực hiện khá tốt.

Điều đó có tác động tích cực làm giảm tình trạng lạm dụng lao động trẻ em.

Thứ tư, thanh tra, kiểm tra việc sử dụng lao động trẻ em được đẩy mạnh. Việc xây dựng bộ tài liệu tập huấn về quy trình thanh tra, kiểm tra tình hình trẻ em lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm và tiến hành tập huấn cho cán bộ thanh tra, cán bộ ngành lao động, thương binh và xã hội đã góp phần cung cấp và nâng cao kiến thức chung về thanh tra, kiểm tra đối với đối tượng đặc thù là trẻ em lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại và nguy hiểm. Điều đó đã giúp cho các địa phương chủ động triển khai công tác thanh tra, kiểm tra lĩnh vực này hàng năm. Chính vì vậy, đã có nhiều trường hợp bóc lột, lạm dụng lao động trẻ em được nhân dân, các tổ chức xã hội phát hiện. Theo đó, chính quyền đã có các biện pháp can thiệp và xử lý kịp thời.

Thứ năm, các hoạt động truyền thông phòng ngừa lao động trẻ em được tổ chức có quy mô và hiệu quả. Thông qua các chiến dịch truyền thông, các chương trình, tài liệu, sản phẩm truyền thông thông đã tạo được

129

mối quan tâm, thúc đẩy sự thay đổi nhận thức và vận động sự tham gia của xã hội về phòng ngừa, can thiệp, hỗ trợ giảm thiểu tình trạng trẻ em tham gia lao động, trẻ em có nguy cơ và trẻ em lao động trái quy định của pháp luật. Các hoạt động giáo dục, tư vấn, truyền thông trực tiếp cho cộng đồng, trường học, người sử dụng lao động, đặc biệt tại các làng nghề truyền thống, cơ sở sản xuất, kinh doanh và khu vực kinh tế phi chính thức về phòng ngừa, can thiệp, hỗ trợ giảm thiểu tình trạng trẻ em tham gia lao động được tổ chức trên phạm vi 63 tỉnh [31] như triển khai các quy định về phòng, chống bóc lột lao động trẻ em; tổ chức hoạt động hưởng ứng ngày Thế giới phòng, chống lao động trẻ em hàng năm; tập huấn cho 63 tỉnh, thành phố về bộ chỉ số theo dõi, giám sát việc thực hiện chương trình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em; xây dựng và thực hiện quy trình hỗ trợ, can thiệp các trường hợp lao động trẻ em được phát hiện trong các doanh nghiệp và sử dụng hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em để hỗ trợ, can thiệp đối với lao động trẻ em. Tổ chức triển khai khảo sát quốc gia về lao động trẻ em lần 2 vào năm 2018 để có cơ sở, căn cứ thực hiện các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em.

Thứ sáu, các mô hình hỗ trợ, can thiệp phòng ngừa giảm thiểu lao động trẻ em được thí điểm thành công ở các địa phương. Đó là, mô hình tập huấn kỹ năng sống, kỹ năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ em tham gia lao động, trẻ em có nguy cơ và trẻ em lao động trái với quy định của pháp luật;

mô hình hỗ trợ giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, giới thiệu việc làm phù hợp;

mô hình tư vấn pháp luật, hỗ trợ kiến thức, kỹ năng, tay nghề để ổn định sinh kế, tăng thu nhập; mô hình hỗ trợ người sử dụng lao động tại các làng nghề truyền thống, cơ sở sản xuất, kinh doanh và khu vực kinh tế phi chính thức có trẻ em học nghề và tham gia lao động cải thiện điều kiện làm việc phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành, đặc điểm thể chất và tâm lý của trẻ em theo quy định của pháp luật. Điển hình là SCREAM – mô hình truyền thông nâng cao nhận thức về xoá bỏ lao động trẻ em thông qua các

130

hoạt động văn hoá, văn nghệ như kịch, thơ ca đã góp phần ngăn ngừa và hạn chế vấn đề lao động trẻ em ở Việt Nam.

Thứ bảy, xây dựng và vận hành được hệ thống phần mềm cơ sở dữ liệu về trẻ em từ trung ương đến địa phương. Tổ chức phối hợp liên ngành về bảo vệ trẻ em được hình thành ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã; chịu sự quản lý trực tiếp của UBND các cấp; ngành Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực có trách nhiệm hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, xây dựng kế hoạch hoạt động và triển khai các hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại cộng đồng. Đây chính là sự thể hiện quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính quyền với công cuộc phòng ngừa LĐTE, tiến tới giảm thiểu và xóa bỏ LĐTE.

Tổ chức phối hợp liên ngành về công tác trẻ em gồm có: (i) Cấp tỉnh:

Ban điều hành hệ thống bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp tỉnh và Tổ giúp việc; (ii) Cấp huyện: Ban điều hành hệ thống bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp huyện và Tổ giúp việc; (iii) Cấp xã: Ban bảo vệ, chăm sóc trẻ em và cộng tác viên ở cụm dân cư và cộng đồng (điểm tư vấn trẻ em ở cộng đồng, trường học; nhóm trẻ em nòng cốt; cộng tác viên, tình nguyện viên bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở thôn, tổ dân phố); (iv) Các cơ sở hỗ trợ trẻ em theo phạm vi, thẩm quyền được thành lập theo quy định của pháp luật

Một phần của tài liệu (luận án tiến sĩ) quản lý nhà nước về phòng ngừa lao động trẻ em ở việt nam (state administration for child labour prevention in vietnam) (Trang 131 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)