Những yếu tố tác động đến chính sách thu hút FDI vào Khu công nghiệp

Một phần của tài liệu Chính Sách Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài (Trang 29 - 33)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN FDI VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

1.3. Chính sách thu hút vốn FDI vào các khu công nghiệp

1.3.5. Những yếu tố tác động đến chính sách thu hút FDI vào Khu công nghiệp

Sự phát triển mạnh mẽ của lực lƣợng sản xuất đã dẫn đến một xu thế lớn đang chi phối sự phát triển của thế giới hiện đại, đó là quá trình tự do hóa, toàn cầu hóa. Tự do hóa đầu tƣ là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động đầu tƣ vƣợt qua mọi biên giới quốc gia và khu vực, tạo ra sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động phát triển hướng tới một nền kinh tế hội nhập và thống nhất.

Tự do hóa các hoạt động đầu tƣ quốc tế đƣợc đẩy mạnh. Toàn cầu hóa trong lĩnh vực tài chính đƣợc đẩy mạnh thông qua việc tự do hóa rộng rãi các giao dịch tài chính quốc gia và phát triển các thị trường tai chính quốc tế, hướng tới một thị trường tài chính mang tính toàn cầu. Tự do hóa tài chính bao gồm các nội dung cơ bản nhƣ:

nới lỏng kiểm soát tín dụng, tự do hóa lãi suất, tự do hóa tham gia hoạt động ngân hàng và các dịch vụ tài chính trên thế giới, không phân biệt biên giới, tự do hóa các luồng vốn di chuyển các luồng vốn quốc tế. Quá trình này dẫn đến hệ thống các nền tài chính quốc gia hội nhập và tùy thuộc, tác động lẫn nhau ngày càng mạnh mẽ.

Trong những thập kỷ gần đây, nền kinh tế thế giới đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của các hoạt động liên kết kinh tế quốc tế. Quá trình liên kết kinh tế quốc tế diễn ra ở nhiều cấp độ khác nhau, từ liên kết tam giác, tứ giác phát triển đến liên kết khu vực nhƣ: EU, ASEAN, NAFTA... Liên kết khu vực nhƣ APEC, ASEM và liên kết toàn cầu.

Quá trình tự do hóa đầu tƣ dẫn đến việc những hàng rào ngăn cách đầu tƣ giữa các quốc gia dần được gỡ bỏ, điều này đã mở ra những cơ hội thị trường to lớn cho tất cả các nước.

Đối với các nước đang phát triển, tự do hóa đầu tư đã tạo điều kiện cho các quốc gia nhanh chóng tham gia trực tiếp vào quá trình phân công lao động quốc tế.

Từ đó hình thành nên một cơ cấu kinh tế hợp lý, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, rút

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ngắn được tiến trình hiện đại hóa. Xu hướng phân công lao động quốc tế ngày nay đã chuyển dịch từ chiều dọc sang phân công lao động theo chiều ngang, phân công theo chi tiết, theo quy trình sản xuất.

Tự do hóa đầu tƣ mở ra một cơ hội tranh thủ các nguồn lực bên ngoài , song chính điều đó lại bao hàm khả năng phụ thuộc rất lớn vào bên ngoài của quốc gia.

Mức độ phụ thuộc này thể hiện trên hai tiêu chí chính là tỷ trọng thương mại trong tổng GDP và tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài, nhất là vốn ngắn hạn trong tổng vốn đầu tư phát triển. Sự lệ thuộc này dồn các nước vào tình thế phải đối mặt với nhiều rủi ro do biến động thị trường, giá cả, thậm chí cả các sự cố về xung đột chính trị, sắc tộc ở một nơi nào đó trên thế giới. Tự do hóa đầu tƣ có thể đƣa lại những hậu quả xấu về môi trường sống và xã hội.

Tự do hóa đầu tư có mặt trái lẫn mặt phải, chính vì vậy, các nước đều có các chính sách tương ứng để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, phát huy mặt tích cực cũng nhƣ hạn chế tối đa mặt tiêu cực của nguồn vốn này. Các chính sách thu hút đầu tƣ đƣợc điều chỉnh tùy thuộc vào mức độ tự do hóa đầu tƣ.

Xu hướng tăng trưởng FDI

Theo Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu ước đạt 745 tỷ USD trong nửa đầu năm 2013, tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Điểm nổi bật là các nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi đã thu hút đƣợc hơn 60% FDI toàn cầu - một tỷ lệ kỷ lục trong nửa đầu năm 2013. Trong khi đó, luồng vốn vào các nước phát triển lại sụt giảm.

Dòng chảy vốn đổ vào các nước châu Á đang phát triển giảm nhẹ, song khu vực này tiếp tục hấp thụ hơn một nửa lƣợng vốn FDI đổ vào nhóm các nền kinh tế đang phát triển nói chung, và chiếm 1/4 dòng vốn FDI toàn cầu.

Điều thú vị là theo báo cáo của UNCTAD, các doanh nghiệp lớn của thế giới đang chuyển nhiều hoạt động R&D của họ ra nước ngoài và một điểm đến được ưa thích nhất là Châu Á. Một số quốc gia thành công nhất trong lĩnh vực thu hút các đầu tƣ R&D của các tập đoàn xuyên quốc gia có thể kể đến là Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan và Singapore. Việt Nam cũng là một trong những ứng cử viên tiềm tàng cho các đầu tƣ R&D của các tập đoàn đa quốc gia nhƣng vẫn có vị trí đứng sau Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Cạnh tranh ngày càng gay gắt

Việc cạnh tranh ngày càng gay gắt trong thu hút đầu tư nước ngoài trên thế giới, đặc biệt là giữa các nước đang phát triển trong khu vực (Trung Quốc, Ấn Độ, ASEAN). Trong bối cảnh khu vực hóa và toàn cầu hóa nhƣ hiện nay, đặc biệt là nguồn vốn FDI có xu hướng chuyển sang các nước có môi trường đầu tư hấp dẫn hơn. Cạnh tranh thu hút vốn FDI trên thế giới và khu vực diễn ra ngày càng gay gắt nhất là sau khủng khoảng kinh tế 2008 và hiện giờ đang có dấu hiệu phục hồi. Đặc biệt sau khi Trung Quốc, một nước từ chục năm trở lại đây đã thu hút một lượng lớn FDI của thế giới, đã gia nhập WTO, thì sự cạnh tranh thu hút nguồn vốn này càng trở nên gay gắt đối với các quốc gia đang phát triển trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Một điều hiển nhiên là hầu hết các quốc gia đều cố gắng làm cho môi trường đầu tƣ của mình hấp dẫn hơn, quan trọng hơn cả là xây dựng chính sách ƣu đãi và khuyến khích đầu tƣ.

Nhu cầu thu hút đầu tư nước ngoài để CNH, HĐH

Khác với các nguồn vốn khác, khi đổ vào các nước đang phát triển, FDI bao giờ cũng đem theo các nguồn lực bổ sung khác nhƣ bí quyết công nghệ, kỹ thuật hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, cách thức tiếp cận thị trường xuất khẩu mới..., đó là những nhân tố mà các nước đang phát triển hết sức cần. FDI cũng là hình thức đầu tư không trở thành nợ và có tính chất “bén rễ” ở nước sở tại (không dễ rút đi trong thời gian ngắn), đồng thời FDI còn giúp thúc đẩy nhanh tiến độ phát triển các ngành công nghiệp hiện đại, thúc đẩy nền kinh tế hướng ngoại và hội nhập vào sự phân công lao động, hợp tác quốc tế. Một trong những tác động quan trọng nhất của FDI đối với nước sở tại là góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế, phục vụ cho mục tiêu công nghiệp hóa. Thông qua FDI, chính phủ các nước này có thể chú trọng ưu tiên phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, các ngành kinh tế phù hợp đặc điểm của từng vùng lãnh thổ, các ngành kinh tế phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của nhân dân. Vì phần lớn các dự án có vốn FDI đƣợc triển khai dựa trên lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, nên đã đáp ứng đúng nhu cầu của các nước đang phát triển, thực hiện công nghiệp hóa và cải thiện điều kiện dân sinh.

Nhƣ vậy, FDI không những góp phần làm tăng nhanh sản lƣợng sản phẩm hàng hóa của các ngành công nghiệp, dịch vụ mà còn tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Trình độ và đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội

Đây là một yếu tố đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư nước ngoài. Đặc điểm này liên quan đến hàng loạt các yếu tố ổn định kinh tế vĩ mô (tiền tệ, tài chính...), cơ sở hạ tầng (hệ thống các dịch vụ), kết cấu thị trường (cơ cấu ngành hàng công nghiệp, nông nghiệp...), thu nhập dân cư (sức mua của dân chúng, giá cả lao động), chất lƣợng lao động (trình độ, số lƣợng đội ngũ lao động kỹ thuật), các thủ tục hành chính, hệ thống trọng tài (đảm bảo minh bạch, quốc tế hóa)...

Năng lực hoạch định và thực thi chính sách của quốc gia

Việc điều hành các hoạt động của một đất nước được tiến hành thông qua hệ thống pháp luật. Điều hành hoạt động đầu tư nước ngoài không thể là một ngoại lệ.

Nói như vậy, có nghĩa là các hoạt động đầu tư nước ngoài phải tuân thủ các điều khoản mà pháp luật của nước sở tại đề ra. Trong quá trình hoàn thiện cơ chế chính sách thu hút FDI, những thay đổi về các điều luật, các quy định là tất yếu phải xảy ra. Bản thân hệ thống pháp luật của một đất nước cũng có những thay đổi cho phù hợp với tình hình của từng giai đoạn. Vì lẽ này, khi hoàn thiện cơ chế chính sách thu hút FDI không chỉ nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đầu tƣ trong giai đoạn cụ thể, mà còn phải xem xét đến các quy định của pháp luật quốc tế ở thời kỳ đó, để khi ban hành sửa đổi cơ chế, chính sách không có điểm nào vi phạm các điều luật của hệ thống vi phạm quốc tế.

Hội nhập kinh tế quốc tế

Đây cũng là một vấn đề quan trọng ảnh hưởng tới chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiép nước ngoài vào các khu công nghiệp

Ví dụ ở Việt Nam: Sau gần 12 năm đàm phán, vào ngày 11/1/2007 Việt Nam đã được kết nạp vào tổ chức thương mại thế giới WTO, chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức này. Các nguyên tắc cơ bản nhƣ sau:

Gia nhập WTO, Việt Nam phải đảm bảo rằng các chính sách, quy định của mình tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của tổ chức này, đồng thời cũng phải cam kết lộ trình cụ thể về mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ.

Không phân biệt đối xử là nguyên tắc quan trọng nhất của WTO, thể hiện qua hai chế độ là đối xử tối huệ quốc (MFN) và đối xử quốc gia (NT). Đối xử MFN quy định một thành viên phải đối xử bình đẳng với tất cả các thành viên khác. Đối xử NT

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn quy định phải dành cho hàng hóa, dịch vụ và doanh nghiệp nước ngoài sự đối xử bình đẳng như dành cho hàng hóa, dịch vụ và doanh nghiệp trong nước. WTO cho phép có ngoại lệ về đối xử MFN và NT nhƣng phải đúng quy định của WTO.

Thúc đẩy thương mại quốc tế đối vơi hàng hóa và dịch vụ thông qua đàm phán dỡ bỏ rào cản giữa các quốc gia: bao gồm cắt giảm thuế nhập khẩu, loại bỏ các biện pháp phi thuế, xử lý các hành vi gây lệch lạc nhƣ trợ cấp, phá giá...

Minh bạch hóa bao gồm minh bạch về chính sách và minh bạch về tiếp cận thị trường. Minh bạch về chính sách yêu cầu mọi quy định có liên quan đến thương mại của một thành viên phải đƣợc công bố công khai, dễ tiếp cận, phù hợp với luật lệ của WTO và áp dụng thống nhất trên toàn lãnh thổ. Đồng thời, phải dành cơ hội bình đẳng cho các bên liên quan đƣợc góp ý trong quá trình lập quy định. Minh bạch về tiếp cận thị trường yêu cầu các thành viên nỗ lực ràng buộc mức trần cho thuế nhập khẩu và đưa ra các cam kết rõ ràng về mở cửa thị trường dịch vụ, giúp cho các doanh nghiệp có thể dự báo và hoạch định chiến lƣợc kinh doanh.

Tóm lại, gia nhập WTO và hội nhập sâu hơn vào kinh tế toàn cầu sẽ đem lại các cơ hội lẫn thách thức để mở rộng thị trường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ, kiến thức quản lý để đẩy mạnh CNH, HĐH theo định hướng XHCN.

1.4. Cơ sở thực tiễn chính sách thu hút vốn FDI vào các KCN của một số địa phương

Một phần của tài liệu Chính Sách Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)