Để giải quyết mục tiêu và nhiệm vụ trên, luận văn tập trung trả lời một số câu hỏi sau:
- Thực trạng chính sách thu hút các doanh nghiệp FDI tại các KCN Phú Thọ hiện nay ra sao?
- Tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua đã có những chính sách và biện pháp gì để thu hút các dự án, doanh nghiệp FDI tại địa bàn mình?
- Làm thế nào để có thể nâng cao chất lƣợng thu hút các dự án, doanh nghiệp FDI tại KCN nhằm đạt đƣợc mục tiêu phát triển bền vững trong thời gian tới?
2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Khung phân tích
Để nghiên cứu đề tài này, tác giả đã xây dựng khung phân tích làm căn cứ phân tích khoa học, logic hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Mục tiêu nghiên cứu
Xác định mục đích, nhiệm vụ, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận Lý thuyết về KCN, lý thuyết về FDI: Khái niệm, hình thức,
vai trò FDI đối với sự phát triển KCN; khái niệm, nội dung, những yếu tố tác động
đến chính sách thu hút vốn FDI vào KCN
Tổng hợp cơ sở thực tiễn Kinh nghiệm chính sách thu
hút FDI vào các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh; bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Phú Thọ.
Xác định các nội dung cụ thế, nghiên cứu thực trạng một số chính sách thu hút FDI tiêu biểu vào KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Từ đó, đánh giá những mặt đạt đƣợc, hạn chế của các chính sách, tìm ra nguyên nhân của vấn đề bất cập. Từ đó, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN tỉnh Phú Thọ.
Sử dụng các công cụ đánh giá, phân tích thực trạng, nhân tố ảnh hưởng thông qua các phương pháp cụ thể, xác định các đầu ra của kết quả phân tích đánh giá, tổng hợp các vấn đề đặt ra cần giải quyết có liên quan đến chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN tỉnh Phú Thọ.
Đề xuất các giải pháp cho từng nội dung để giải quyết các vấn đề đặt ra nhằm hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN tỉnh Phú Thọ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Hình 2.1. Khung phân tích nghiên cứu chính sách thu hút vốn FDI vào KCN 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu đã công bố Tài liệu thu t
tình hình thu hút các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài của Sở Kế hoạch- Đầu tư
năm của các khu công nghiệp trên tỉnh Phú Thọ.
Các văn bản luật của Nhà Nước gồm các quy định, nghị định, thông tư hướng dẫn về các chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; các văn bản triển khai chính sách đầu tƣ của Tỉnh Phú Thọ.
Các bài báo tại các tạp chí khoa họ
quan và một số tài liệu liên quan trên các Website.
2.2.3. Phương pháp xử lý thông tin
Phương pháp phân tích - tổng hợp: phân chia các vấn đề lớn, phức tạp thành những vấn đề nhỏ, chi tiết, cụ thể hơn. Sau khi phân tích thì tổng hợp lại và khái quát để đƣa tới sự nhận thức tổng thể vấn đề. Luận văn đi nghiên cứu từng chính sách riêng lẻ sau đó rút ra nhận định chính sách thu hút vốn FDI vào KCN tỉnh Phú Thọ.
Phương pháp thống kê: Đây là phương pháp quan trọng, được sử dụng xuyên suốt luận văn. Luận văn tập hợp những tài liệu, văn bản pháp luật liên quan đến thu hút nguồn vốn đầu tƣ FDI, thực trạng việc thực hiện những chính sách thu hút FDI vào KCN, định hướng phát triển KCN trong những năm tới làm cơ sở khoa học.
Phương pháp so sánh: Luận văn đặt các vấn đề trong mối liên hệ và so sánh với các kinh nghiệm và chính sách thu hút vốn FDI của các nước, tỉnh thành, giữa các năm.Qua đó tìm ra ưu nhược điểm của nó và đề xuất phương hướng cải thiện.
2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu
Luận văn sử dụng phương pháp số tương đối để so sánh hai chỉ tiêu cùng loại hay khác nhau nhƣng có liên hệ nhau để đánh giá sự tăng lên hay giảm xuống của một chỉ tiêu nào đó qua thời gian, hoặc đánh giá mức độ hoàn thành kế họach của một doanh nghiệp Phương pháp số tương đối còn giúp ta nghiên cứu cơ cấu của một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn hiện tƣợng nhƣ cơ cấu ngành, cơ cấu doanh thu.
* Số tương đối động thái ( Lần, %): là kết quả so sánh giữa hai mức độ của cùng một chỉ tiêu nào đó ở hai thời kỳ hay hai thời điểm khác nhau. Trong hai mức độ đó, mức độ ở tử số (y1) là mức độ cần nghiên cứu (hay còn gọi là mức độ kỳ báo cáo), và mức độ ở mẫu số (y0) là mức độ kỳ gốc (hay mức độ dùng làm cơ sở so sánh).
* Số tương đối kế hoạch ( %): dùng để lập kế hoạch và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp.
- Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch (KH): là việc lập kế họach cho một chỉ tiêu nào đó tăng hay giảm so với thực tế năm trước.
- Số tương đối hoàn thành kế họach (HT): đánh giá xem doanh nghiệp thực tế hoàn thành bao nhiêu % so với kế họach đề ra cho chỉ tiêu trên.
* Số tương đối kết cấu (%): dùng để xác định tỉ trọng của từng bộ phận cấu thành nên một tổng thể. Tổng tất cả các tỷ trọng của các bộ phận trong một tổng thể bằng 100%.
Số tương đối so sánh (lần, %): là xác định tỉ lệ giữa các bộ phận trong tổng thể với nhau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Chương 3