Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN FDI VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
1.3. Chính sách thu hút vốn FDI vào các khu công nghiệp
1.4.1. Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc là tỉnh đồng bằng trung du, nằm ở cực Bắc châu thổ sông Hồng, phía Bắc giáp với tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Tuyên Quang, phía Tây giáp Phú Thọ (qua sông Lô), phía Nam và phía Đông giáp với Thủ đô Hà Nội. Vĩnh Phúc nằm trên quốc lộ số 2 và tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai, là cầu nối giữa vùng trung du miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đường quốc lộ số 5 thông với cảng Hải Phòng và trục đường 18 thông với cảng nước sâu Cái Lân. Vĩnh Phúc nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và thuộc hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) – Hà Nội – Hải Phòng. Với vị trí thuận lợi, Vĩnh Phúc có nhiều thuận lợi trong liên kết, giao thương hàng hóa, công nghệ, lao động kỹ thuật...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Vĩnh Phúc có hạ tầng tương đối hoàn chỉnh với hệ thống giao thông đối ngoại đã và đang đƣợc đầu tƣ hiện đại là những tuyến chính gắn kết quan hệ toàn diện của Vĩnh Phúc với các tỉnh khác trong cả nước và quốc tế. Vĩnh Phúc tiếp giáp đường cao tốc Thăng Long – Nội Bài và được coi là “vệ tinh” của Hà Nội trong hoạt động thu hút FDI và đƣợc quy hoạch chung với Hà Nội trong chiến lƣợc phát triển kinh tế – xã hội. Vĩnh Phúc đang phấn đấu trở thành Thành phố trực thuộc Trung ƣơng vào năm 2020, và cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015 nhƣ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Vĩnh Phúc lần thứ XV đã đề ra.
Năm 1997, khi mới đƣợc tái lập, tỉnh Vĩnh Phúc mới có 14 dự án đầu tƣ đƣợc cấp phép với số vốn đăng ký là 303 triệu USD. Lũy kế đến hết tháng 6/2012, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã có 634 dự án đầu tƣ trong đó có 122 dự án FDI với tổng vốn đầu tƣ là hơn 2,4 tỷ USD. Đã có một số Tập đoàn kinh tế lớn của các quốc gia và vùng lãnh thổ đã đến đầu tƣ tại Vĩnh Phúc nhƣ Tập đoàn Honda, Toyota (Nhật Bản), Piaggio (Italia), Vinacapital, Foxconn, Compal, Fullpower (Đài Loan), Daewoo Bus, G.O.Max, Kumho, Lotte (Hàn Quốc), YCH (Singapore)...
Tuy là một tỉnh nhỏ nhƣng do có sự nhạy bén trong việc xây dựng chiến lƣợc và tầm nhìn phát triển nên hiện nay kinh tế - xã hội Vĩnh Phúc nói chung và nền công nghiệp Vĩnh Phúc nói riêng có những bước phát triển vượt bậc. Khi mới tái lập Tỉnh vào năm 1997, công nghiệp Vĩnh Phúc chỉ xếp thứ 41/61 tỉnh thành, nhƣng đến nay Vĩnh Phúc đã đứng trong top đầu của cả nước về phát triển công nghiệp.
Các KCN của Vĩnh Phúc nhƣ Quang Minh, Khai Quang, Kim Hoa, Bình Xuyên, Bình Xuyên II, Nam Bình Xuyên, Chấn Hưng, Vĩnh Tường, Vĩnh Thịnh, Lai Sơn, Xuân Hòa, Phúc Yên, Tam Dương... đã góp phần to lớn trong phát triển công nghiệp của tỉnh. Các KCN của Vĩnh Phúc đã và đang nhận đƣợc rất nhiều sự quan tâm từ phía các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Các KCN này đã thu hút được rất nhiều các dự án đầu tư lớn của các nhà đầu tư nước ngoài.
Để đạt đƣợc kết quả nhƣ vậy tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều nỗ lực to lớn và có nhiều các công cụ, chính sách thu hút FDI rất hiệu quả.
Đầu tiên, phải kể đến là chính sách cơ cấu và công tác quy hoạch phát triển công nghiệp rất cụ thể và rõ ràng với tầm nhìn xa, rộng. Trước năm 2002, trên địa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn bàn tỉnh Vĩnh Phúc mới chỉ có 1 KCN là KCN Kim Hoa, 2 CCN là CCN Hương Canh và CCN Khai Quang. Tính đến hết tháng 11 năm 2011, Vĩnh Phúc đã có 20 KCN đƣợc phê duyệt trong đó có 8 KCN đã đi vào hoạt động. Hiện tại, Vĩnh Phúc đã phê duyệt “Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”. Theo đó, đến năm 2020, toàn tỉnh Vĩnh Phúc có 20KCN với tổng diện tích là 6.038ha và 43 CCN với tổng diện tích là 920,61ha.
Cũng theo quy hoạch này, Vĩnh Phúc cũng xác định cụ thể những nhóm ngành công nghiệp ƣu tiên thu hút cho từng khu vực và từng KCN, CCN. Bên cạnh mỗi KCN, CCN, Vĩnh Phúc cũng quy hoạch các khu đô thị lớn và khu du lịch đáp ứng nhu cầu về chỗ ở và vui chơi giải trí cho người dân địa phương, du khách xa gần, người lao động sống là làm việc trong tỉnh (đặc biệt là cho người lao động nước ngoài).
Tiếp theo, cần kể đến là chính sách tạo môi trường đầu tư thông thoáng. Vĩnh Phúc luôn được đánh giá là tỉnh có môi trường đầu tư rất thông thoáng so với nhiều địa phương trong cả nước. Vĩnh Phúc đã rất sớm nhận thức sâu sắc việc cải thiện môi trường đầu tư nhằm khuyến khích thu hút đầu tư (đặc biệt là FDI) vào tỉnh.
Kiên trì, tích cực trong việc cải thiện môi trường đầu tư, cải cách hành chính là một trong những thành công lớn của Vĩnh Phúc trong thu hút FDI. Trong khi cả nước vẫn chƣa thực hiện cải cách thủ tục hành chính, chƣa thực hiện “một cửa, một dấu”
thì Vĩnh Phúc đã tiên phong thực hiện điều này. Khi đó, nhà đầu tƣ khi đến với Vĩnh Phúc đã rút ngắn đƣợc thời gian trong việc xin cấp giấy phép đầu tƣ so với quy định chung của Nhà nước.
Thứ ba là về các chính sách thu hút đầu tƣ hấp dẫn. Đến với các khu công nghiệp Vĩnh Phúc, nhà đầu tư được hưởng lợi bởi có nhiều chính sách ưu đãi về giá đất, thuế, giải phóng mặt bằng cũng nhƣ thủ tục hành chính...
Thứ tư, Vĩnh Phúc rất chú trọng công tác xúc tiến đầu tƣ. Ngoài việc cải thiện phần mềm (chính sách thu hút đầu tư, môi trường đầu tư...) để tăng sức cạnh tranh, sức hấp dẫn, Vĩnh Phúc còn chủ động thực hiện các chương trình xúc tiến đầu tư. Tỉnh Vĩnh Phúc giới thiệu nhiều tài liệu giới thiệu môi trường đầu tư của tỉnh nhƣ: in sách “Vĩnh Phúc – Điểm đến của các Nhà đầu tƣ” bằng tiếng Nhật Bản, dịch và lồng tiếng đĩa phim 3D giới thiệu quy hoạch thành phố Vĩnh Phúc do Tập đoàn Nikken Sekkei Civil Engineering LTD (Nhật Bản) lập và quy hoạch thành 4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn thứ tiếng (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và tiếng Anh)... Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo xúc tiến đầu tƣ và tổ chức các đoàn đi xúc tiến đầu tƣ để quảng bá bình ảnh của tỉnh.
Thứ năm, là về chính sách đảm bảo đầu tƣ, Vĩnh Phúc luôn coi trọng việc giải quyết nhanh chóng những khó khăn, khúc mắc của nhà đầu tƣ. Vĩnh Phúc luôn dành cho các nhà đầu tƣ tình cảm chân thành, thân thiện và luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. Vĩnh Phúc coi các doanh nghiệp FDI là công dân của tỉnh và thành công của doanh nghiệp cũng là thành công của tỉnh. Bởi vậy, các nhà đầu tƣ rất yên tâm khi đến đầu tƣ vào Vĩnh Phúc.
Thứ sáu, Vĩnh Phúc có những chính sách trong thu hút lao động và đào tạo lao động cho KCN hỗ trợ cho những nhà đầu tƣ đầu tƣ vào KCN của tỉnh. Tính đến năm 2010, trên địa bàn tỉnh có 4 trường đại học (kể cả trường của quân đội), 7 trường cao đẳng (kể cả trường thuộc Trung Ương), 10 trường trung cấp chuyên nghiệp, ngoài ra còn có 4 trường cao đẳng tham gia đào tạo trung cấp chuyên nghiệp và có hơn 55 cơ sở dạy nghề. Hiện tại, Vĩnh Phúc đang chú trọng vào công tác đào tạo lao động ngành cơ khí – kỹ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp trong KCN của tỉnh. Việc xác định rõ ngành nghề thu hút đầu tư và hướng đào tạo lao động là chủ trương đúng đắn của tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.