Quan điểm, định hướng, mục tiêu thu hút FDI vào KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Chính Sách Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài (Trang 92 - 97)

Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO KCN TRÊN ĐỊA BÀN PHÚ THỌ

4.2. Quan điểm, định hướng, mục tiêu thu hút FDI vào KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

4.2.1. Quan điểm về thu hút FDI vào KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Xác định FDI là nguồn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư

Phú Thọ cũng như nhiều tỉnh thành khác trên cả nước luôn luôn coi trọng FDI và xem nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài như là một thành phần quan trọng cấu thành nên cơ cấu đầu tƣ của tỉnh. Thực tế qua nhiều năm, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài luôn chiếm trên dưới 20% trong tổng đầu tư phát triển của tỉnh, là một nguồn bổ sung quan trọng cho sự thiếu hụt của các nguồn đầu tƣ trong nước, bên cạnh viện trợ phát triển chính thức ODA. Việt Nam là một nước có nền kinh tế xếp hạng “trung bình”, vốn ODA sẽ giảm dần theo thời gian, do đó tập trung vào thu hút FDI là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn. Đối với những tỉnh miền núi nhƣ Phú Thọ, quy mô sản xuất nhỏ và thiếu vốn là những đặc trƣng của thành phần kinh tế trong nước. Nguồn vốn FDI chảy vào KCN nói riêng cũng như tỉnh Phú Thọ nói chung nhƣ một luồng gió mới, làm khởi sắc bộ mặt kinh tế của tỉnh.

Các doanh nghiệp nước ngoài sử dụng nhiều lao động, mặt bằng tiền lương cao hơn doanh nghiệp trong nước, quy mô sản xuất lớn và đóng góp cao cho ngân sách nhà nước. Ngoài mặt bổ sung về mặt số lượng, nguồn vốn FDI còn giúp cải thiện các nguồn vốn trong nước về mặt chất lượng. Thông qua quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp FDI tạo ra các “tác động tràn”, giúp tỉnh nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, tạo không khí cạnh tranh bình đẳng, do đó giúp các doanh nghiệp trong nước cải thiện được hiệu quả hoạt động của mình. Vì vậy, nguồn vốn FDI là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn một yếu tố quan trọng phục vụ cho nhu cầu CNH – HĐH của tỉnh Phú Thọ, góp phần vào hoàn thành mục tiêu phát triển KT – XH của tỉnh đến năm 2020. Do có nhiều tác động tích cực nhƣ vậy nên FDI là nguồn vốn bổ sung không thể thiếu trong các chính sách phát triển kinh tế của tỉnh Phú Thọ. Song nguồn vốn FDI cũng có nhiều tiêu cực ảnh hưởng đến kinh tế và ổn định chính trị xã hội. Vì vậy trong quá trình thu hút FDI, tỉnh Phú Thọ phải nâng cao công tác thẩm định đầu tƣ, quan tâm đến chất lƣợng vốn thực hiện của các dự án ĐTNN theo từng thời kỳ. Bên cạnh đó, tỉnh phải luôn cân nhắc và điều chỉnh nguồn vốn này sao cho hạn chế thấp nhất các tác động tiêu cực của nó, tránh phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn này.

Đa dạng hóa các đối tác đầu tư nước ngoài

Trong hoạt động kinh tế đối ngoại của tỉnh thì việc đa dạng hóa các đối tác là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất. Càng có nhiều đối tác thiết lập quan hệ với tỉnh, tỉnh càng có cơ hội lựa chọn cho mình những đối tác phù hợp nhất. Bên cạnh đó, tỉnh còn có thêm nhiều cơ hội học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm quản lý, công nghệ kỹ thuật của các nước bạn cũng như là mở rộng thêm thị trường xuất khẩu.

Thực tế ở tỉnh Phú Thọ, đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào tỉnh và đặc biệt là các KCN, CCN có cơ cấu theo đối tác rất mất cân đối. Hàn quốc là đối tác chủ yếu của tỉnh, chiếm đa số dự án cũng nhƣ lƣợng vốn đầu tƣ. Phú Thọ đã phần nào chiếm đƣợc cảm tình của quốc gia này, song nếu chỉ phụ thuộc vào mỗi một đối tác là Hàn Quốc thì tỉnh sẽ phải gánh chịu nhiều rủi ro, đặc biệt trong trường hợp nền kinh tế nước bạn bất ổn hay rơi vào khủng hoảng. Vì vậy, đa dạng hóa các đối tác đầu tư nước ngoài là một quan điểm cơ bản của tỉnh trong thời gian tới.

Trong thời gian tới đây, tỉnh Phú Thọ có chủ trương xúc tiến thu hút với các nhà đầu tƣ Nhật Bản vào các lĩnh vực có chứa hàm lƣợng công nghệ cao. Thông qua việc hoàn thành giới thiệu sách “Phú Thọ - Tiềm năng và cơ hội đầu tƣ” bằng tiếng Nhật Bản và các cuộc xúc tiến gặp gỡ với các nhà đầu tƣ Nhật Bản, tỉnh đã cho thấy được thiện chí và quyết tâm của mình trong việc kêu gọi đầu tư từ nước bạn.

Thu hút FDI đi kèm ổn định chính trị và xã hội

Vốn FDI là một nguồn vốn quan trọng của nền kinh tế, song do đặc thù là nó phụ thuộc vào các đối tác nước ngoài nên cùng tiềm ẩn nhiều sự bất ổn. Sự có mặt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn của các doanh nghiệp FDI có nguy cơ gây ra những mất ổn định về chính trị và xã hội ở địa phương. Nếu nguồn vốn FDI có tỷ trọng lớn hơn 50% tổng vốn đầu tư thì nguồn vốn FDI sẽ chi phối các nguồn vốn các và kinh tế của địa phương sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn vốn này. Mặt khác, các doanh nghiệp FDI thường có khả năng công nghệ và vốn vượt trội so với các doanh nghiệp trong nước nên có nguy cơ chèn ép, lấn át khu vực kinh tế trong nước. Các doanh nghiệp FDI cũng sử dụng nhiều lao động và có kỷ luật làm việc nghiêm ngặt. Việc các doanh nghiệp này không tuân thủ luật lao động có thể làm thiệt hại cho người lao động, gây tình trạng khiếu kiện, đình công, tạo ra sự bất ổn đối với toàn xã hội. Đầu tư nước ngoài mà không được chọn lọc cũng sẽ gây ra các thảm họa về môi trường, bởi các nhà đầu tư có thể lợi dụng địa phương làm nơi thải ra các công nghệ và kỹ thuật lạc hậu. Do đó, thu hút FDI cũng cần song song với quá trình cân nhắc sự đánh đối giữa phát triển kinh tế nhanh chóng và sự ổn định chính trị - xã hội và bảo vệ môi trường sống.

4.2.2. Định hướng thu hút FDI vào KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Ƣu tiên lĩnh vực công nghiệp chế biến và công nghệ cao

Công nghiệp vốn là ngành truyền thống và có thế mạnh của tỉnh Phú Thọ.

Tỉnh có một trữ lƣợng phong phú các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là các khoáng sản quý hiếm nhƣ: cao lanh, penpat, pyrit, đá xây dựng,... Đây là điều kiện để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng và chế biến khoáng sản ở địa phương.

Tuy nhiên, trong những năm vừa qua ngành công nghiệp của địa phương chưa thu hút được các dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này, do cơ sở hạ tầng và giao thông còn khó khăn. Đó là lý do tỉnh ƣu tiên thu hút các dự án khai thác và chế biến khoáng sản trong thời gian tới để khai thác các thế mạnh tài nguyên tự nhiên của tỉnh.

Bên cạnh đó, công nghiệp chế biến nông lâm sản cũng đƣợc tỉnh chú trọng.

Phú Thọ nổi tiếng với những đồi chè bao la và đƣợc coi là đặc trƣng của vùng. Tuy nhiên, để chế biến cây chè thành một sản phẩm có thương hiệu, uy tín và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài thì chưa có doanh nghiệp nào làm được. Người trồng chè vẫn đang trong tình trạng bị các tư thương “mua rẻ, bán đắt”; một số doanh nghiệp trồng và khai thác chè với công nghệ còn ở trình độ thấp, tiềm lực về tài chính hạn chế nên công nghiệp chế biến cây chè chƣa thực sự phát triển. Ngoài ra, công nghiệp chế biến lâm sản, thịt lợn sữa xuất khẩu... chƣa cao, chƣa khai thác đƣợc các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn tiềm năng về rừng và về nông nghiệp phong phú của tỉnh nên cần ƣu tiên thu hút đầu tƣ vào các lĩnh vực này.

Lĩnh vực công nghệ cao cũng là lĩnh vực đƣợc tỉnh ƣu tiên đầu tƣ trong thời gian tới. Đến nay tuy đã có nhiều dự án FDI đầu tƣ vào công nghiệp song các dự án đó đa số đầu tƣ vào lĩnh vực may mặc xuất khẩu, dệt,.. sử dụng nhiều lao động song công nghệ hạn chế. Do đó các dự án này chƣa đóng góp đƣợc nhiều vào việc nâng cao trình độ công nghệ và kỹ thuật của tỉnh. Mặt khác, các dự án này đang lãng phí nguồn nhân lực của tỉnh vốn đƣợc đánh giá là có tỷ lệ qua đào tạo cao. Việc ƣu tiên đầu tƣ các ngành công nghệ cao là để khai thác thế mạnh về nguồn nhân lực, giúp đa dạng hóa các ngành công nghiệp và nâng cao trình độ công nghệ của tỉnh.

Ưu tiên đầu tư vào xây dựng hạ tầng KCN,CCN

Cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu thuộc về môi trường đầu tư. Đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài thì cơ sở hạ tầng các KCN-CCN là yếu tố cơ sở hạ tầng đƣợc quan tâm nhất, vì tại các KCN-CCN đó, các nhà đầu tƣ nước ngoài trực tiếp tiến hành đầu tư và sản xuất kinh doanh. Ở Phú Thọ cũng như các địa phương khác, vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thường được lấy từ ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, nguồn vốn này là có hạn và khả năng huy động chậm chạp, do đó chƣa đáp ứng đƣợc các nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng đang tăng nhanh, đặc biệt là hạ tầng KCN-CCN. Thấy rõ đƣợc các khó khăn này, trong những năm vừa qua, tỉnh Phú Thọ đã kêu gọi và ƣu tiên các dự án đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng nhằm huy động các nguồn vốn khác trong xây dựng cơ bản. Kết quả là khá khả quan sau sự hình thành CCN Đồng Lạng thuộc huyện Phù Ninh đƣợc Công ty TNHH phát triển hạ tầng Đồng Lạng làm chủ đầu tƣ. Tuy nhiên, nhu cầu về các KCN-CCN của tỉnh vẫn còn rất cao, nhiều quỹ đất dành cho xây dựng các KCN- CCN chƣa đƣợc khai thác. Do vậy, trong thời gian tới, Phú Thọ ƣu tiên các dự án đầu tư vào hạ tầng KCN-CCN, đặc biệt là các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI.

Ưu tiên dự án vốn lớn và công nghệ hiện đại

Thời gian vừa qua, tuy tình hình thu hút FDI đã có những biến chuyển khả quan song vẫn còn không ít tồn tại, mà một trong những tồn tại đó là quy mô các dự án FDI thu hút đƣợc quá nhỏ.

1992-2014 , thấp hơn nhiều so với mức bình quân của cả nước là khoảng 10 triệu USD/1 DA. Các dự án nhỏ này tạo ra các tác động tích cực thấp hơn với doanh thu thấp hơn, kim nghạch xuất khẩu nhỏ hơn, sử dụng ít lao động hơn và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn đóng góp ngân sách ít hơn so với các dự án có vốn đầu tƣ lớn. Do đó, tỉnh đang có định hướng thu hút các dự án đầu tư nước ngoài có vốn lớn bằng các chính sách ưu đãi và ưu tiên thích hợp.

Ngoài ra, trình độ công nghệ lạc hậu đi kèm theo đó là năng suất lao động thấp đã hạn chế không nhỏ đến khả năng phát triển kinh tế của tỉnh. Để nhanh chóng “đi tắt đón đầu”, thu hẹp khoảng cách trong phát triển kinh tế so với các địa phương khác và so với mặt bằng chung của cả nước, Phú Thọ đã nêu rõ quan điểm là thu hút các dự án FDI có công nghệ hiện đại. Điều đó sẽ giúp tỉnh học hỏi đƣợc nhiều kinh nghiệm quản lý các công nghệ hiện đại và tiếp thu các công nghệ đó qua hình thức liên doanh hay chuyển giao công nghệ, qua đó góp phần nâng cao trình độ về khoa học công nghệ chung của toàn tỉnh.

4.2.3. Mục tiêu thu hút FDI vào KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Để đạt đƣợc mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 ở trên, tỉnh Phú Thọ đã có rất nhiều chủ trương, chính sách để khuyến khích, huy động và thực hiện. Theo “Quy hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội Phú Thọ đến 2020” thì lƣợng FDI cần thiết là 22,5% tổng vốn đầu tƣ tức là vào khoảng 27,34 nghìn tỷ đồng tương đương 1708,75 triệu USD, bình quân 1 năm là 122 triệu USD. Để đáp ứng nhu cầu đầu tƣ đó, Phú Thọ đã xây dựng một danh mục các dự án kêu gọi đầu tƣ nước ngoài đến năm 2020 với tổng số 110 dự án với số vốn đầu tư kêu gọi lên tới 6.386 triệu USD. Trong đó:

Lĩnh vực công nghiệp: Có 23 dự án với tổng vốn đầu tƣ 805 triệu USD.

Lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn: Có 20 dự án với tổng vốn đầu tƣ 342 triệu USD.

Lĩnh vực điện, giao thông, hạ tầng: Có 14 dự án với tổng vốn đầu tƣ 1.050 triệu USD.

Lĩnh vực văn hóa - xã hội: Có 14 dự án với tổng vốn đầu tƣ 220 triệu USD.

Lĩnh vực du lịch – dịch vụ: Có 23 dự án với tổng vốn đầu tƣ 3.696 triệu USD.

Lĩnh vực môi trường – sinh thái: 16 dự án với tổng vốn đầu tƣ 273 triệu USD.

Trong tổng số các dự án kêu gọi đầu tƣ FDI nói trên thì các dự án đầu tƣ vào các KCC, CCN trên địa bàn tỉnh chiếm một phần không nhỏ. Theo đó, mục tiêu kêu gọi đầu tƣ FDI chủ yếu của tỉnh Phú Thọ vào các KCN, CCN nhƣ sau:

Bảng 4.2: Các dự án tiêu biểu kêu gọi đầu tƣ vào KCN, CCN đến năm 2020

STT Dự án Địa điểm Hình thức Vốn đầu

tƣ dự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn định 1 Đầu tƣ xây dựng nhà máy xi măng theo

công nghệ mới Thanh Thủy LD,100% vốn 111

2 Xây dựng khu công nghệ phần mềm, kỹ

thuật cao Việt Trì 100% vốn 250

3 Sản xuất thuốc tân dƣợc Việt Trì 100% vốn 15

4 Xây dựng các ngành công nghiệp phụ trợ Việt Trì LD,100% vốn 120-150 6 Nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu Đoan Hùng,

Lâm Thao LD,100% vốn 40 7 Nhà máy biến chè xuất khẩu Thanh Sơn, Yên

Lập LD,100% vốn 40

8 Xây dựng nhà máy nhiệt điện chạy bằng

than đá Phù Ninh BOT,100%

vốn 1.300 11 Đầu tƣ kinh doanh hạ tầng các KCN,CCN Việt Trì, Tam

Nông

LD, 100%

vốn 200-250 Nguồn: Phú Thọ tiềm năng và cơ hội hợp tác đầu tư - Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ

Trong các dự án nói trên, các dự án kêu gọi đầu tƣ FDI vào KCN, CCN đều có vốn đầu tƣ khá lớn, thấp nhất là dự án xây dựng nhà máy sản xuất thuốc tân dƣợc với khoảng 15tr USD, cao nhất là các dự án kêu gọi đầu tƣ vào lĩnh vực công nghệ phần mềm, các lĩnh vực chứa hàm lƣợng công nghệ cao. Tuy nhiên dự án lớn nhất là dự án “Xây dựng nhà máy nhiệt điện chạy bằng than đá” có vốn lên tới 1.300 triệu USD. Dự án có hai giai đoạn: Giai đoạn 1 quy mô

2. Dự án dự kiến xây dựng trên huyện Phù Ninh, tận dụng lợi thế địa

điể , tận dụ ƣớ

, nướ . Nhà máy khi xây dựng xong và đi vào

vận hành sẽ trở .

Có 2 dự án lớn kêu gọi đầu tƣ vào ngành ngông nghiệp là dự án “Nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu” và “Nhà máy chế biến chè”, trong đó dự án “Nhà máy

chế biến chè” dự đị ớ ƣợ

/năm.

Một phần của tài liệu Chính Sách Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)