Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước (NHNN):

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP đông nam á (Trang 81 - 82)

- Ngày 20/04/2007: ngân hàng TMCP Đông Na mÁ thực hiện mở L/C xác nhận không huỷ ngang, cho khách hàng là công ty thép Techmart Nội dung chủ yếu

HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước (NHNN):

NHNN một mặt cần nâng cao tính hiệu quả của công tác quản lý, kiểm soát và can thiệp vào thị trường mặt khác cũng cần tạo một cơ chế thông thoáng, tự do cạnh tranh cho các thành viên tham gia thị trường. Những biện pháp cần thiết:

- Tiếp tục duy trì và phát triển dự trữ ngoại hối quốc gia để có thể can thiệp vào thị trường bất cứ khi nào cần.

- Ban hành văn bản có tính chất hướng dẫn trong giao dịch TTQT dành riêng từng đối tượng trong quan hệ thanh toán: ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo, người xuất khẩu, người nhập khẩu, ngân hàng thanh toán…

- Cần tổ chức những buổi hội nghị lắng nghe ý kiến của các NHTM đặc biệt là các tổ chức tín dụng ngoài quốc doanh để sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các văn bản pháp luật cho phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cả hệ thống NHTM nói chung và các NHTM cổ phần nói riêng.

- Nâng cao tính hiệu quả của thị trường ngoại hối Việt Nam:

+ Tiến hành giao dịch nhiều loại ngoại tệ hơn nữa ngoài một số ngoại tệ mạnh hiện nay.

+ Thực hiện tốt hơn nữa vai trò người mua bán cuối cùng trên thị trường của NHNN.

- Thanh tra NHNN phối hợp với bộ phận kiểm soát của bản thân các NHTM cũng như kết hợp các hình thức thanh tra: thanh tra tại chỗ, giám sát từ xa để phát hiện sai phạm, kịp thời xử lý và có biện pháp giải quyết các sai phạm này góp phần đảm bảo tính an toàn trong hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam cũng như tăng cường vai trò quản lý Nhà nước đối với các NHTM.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP đông nam á (Trang 81 - 82)