Những mặt tồn tại:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP đông nam á (Trang 68 - 71)

- Ngày 20/04/2007: ngân hàng TMCP Đông Na mÁ thực hiện mở L/C xác nhận không huỷ ngang, cho khách hàng là công ty thép Techmart Nội dung chủ yếu

2.4.2. Những mặt tồn tại:

Những kết quả đạt được ngày càng khẳng định vị trí của SeABank trong lòng khách hàng. Tuy nhiên, một thực tế cho thấy, mặc dù doanh số tăng nhưng hoạt động thanh toán bằng L/C của Ngân hàng vẫn còn một số tồn tại sau:

Uy tín của SeABank trên thị trường quốc tế chưa cao vì vậy nên khi lựa chọn một ngân hàng Việt Nam làm ngân hàng thông báo L/C thì SeABank không phải là sự lựa chọn tốt nhất cho các ngân hàng nước ngoài.

Việc phối hợp giữa phòng tín dụng và phòng TTQT tại Hội sở là một hạn chế lớn trong cơ chế hoạt động của SeABank. Phòng tín dụng tập trung quá nhiều vào các khách hàng cá nhân và các tổ chức kinh tế xã hội với mục đích cho vay, thực hiện các giao dịch khác mà ít chú trọng vào hoạt động TTQT. Điều này làm cho việc lôi kéo các khách hàng mới ở Hội sở chưa đạt hiệu quả cao, dẫn đến doanh số

của hoạt động tăng không nhiều. Các khách hàng mới có được chủ yếu từ các chi nhánh của Ngân hàng.

Trình độ, kinh nghiệm của khách hàng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên rủi ro trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại SeABank. Những sai sót này bắt nguồn từ nhận thức yếu kém của khách hàng, khả năng am hiểu ngoại ngữ, thông lệ quốc tế kém do đó chấp nhận những hợp đồng bất lợi để rồi sau đó không thực hiện được để cho đối tác trì hoãn trong việc thanh toán. Nhiều khách hàng chưa hiểu quy trình thanh toán L/C khiến cho việc lập và thanh toán gặp nhiều khó khăn. Từ đó gây thiệt hại cho chính khách hàng và ngân hàng với tư cách là người tư vấn và bảo vệ quyền lợi cho khách hàng.

Hoạt động Marketing của SeABank đang từng bước được chú trọng tuy nhiên nó chưa thực sự tác động mạnh đến thị trường trong và ngoài nước. SeABank cần phải nỗ lực hơn nữa cho hoạt động này thì mới có thể thực hiện được triết lý kinh doanh: “Không bỏ sót khách hàng”.

Phần mềm T24 mới đi vào hoạt động nên sai sót xảy ra đối với hệ thống mới là không thể tránh khỏi. Các thanh toán viên ở chi nhánh chưa sử dụng thành thạo hệ thống, điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian xử lý giao dịch với khách hàng, số lượng giao dịch cũng vì thế mà chưa thực sự cao. Tuy nhiên, đó chỉ là hạn chế nhất thời của Ngân hàng.

Việc cung cấp các dịch vụ tư vấn cho khách hàng còn hạn chế thiếu tính chuyên nghiệp. Các ngân hàng nước ngoài thường đóng vai trò rất quan trọng trong việc tư vấn tài chính cho khách hàng ngay từ khi xây dựng dự án, tư vấn các điều kiện hợp đồng và tham gia cùng khách hàng trong quá trình thương thảo, ký kết hợp đồng để ngay từ đầu giành lấy các dự án đầu tư thì hầu hết các NHTM Việt Nam thường bị động, chỉ gặp khách hàng sau khi hợp đồng đã được hoàn tất. Dự án càng lớn, khách hàng càng cần sự trợ giúp của ngân hàng nhưng ngân hàng vẫn chưa thực hiện được chức năng này.

Bản thân thị trường xuất nhập khẩu Việt Nam có sự chênh lệch rõ rệt giữa nhập khẩu và xuất khẩu. Nhập khẩu bao giờ cũng có doanh số cao hơn xuất khẩu.

Hơn nữa mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là hàng thô chưa qua chế biến hoặc gia công nên giá trị thấp, thị trường không ổn định. Sự mất cân đối này làm cho cán cân TTQT của nước ta bị thâm hụt, nên dẫn đến hiện tượng mất cân đối về cung cầu ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước buộc phải có những kiểm soát ngoại hối chặt chẽ. Từ đó gây ra những khó khăn cho các ngân hàng trong việc mua bán ngoại tệ để đáp ứng cho hoạt động TTQT. SeABank cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.

Sự cạnh tranh của các ngân hàng khác: Trên địa bàn Hà Nội có rất nhiều ngân hàng thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế nên sự cạnh tranh diễn ra quyết liệt. Không chỉ các ngân hàng trong nước cạnh tranh với SeABank mà còn các ngân hàng nước ngoài với nguồn vốn và công nghệ hiện đại, hệ thống ngân hàng đại lý rộng khắp trên thế giới sẽ là những đối thủ đáng gờm đối với ngân hàng.

Kết luận chương II: Nội dung chương II đã trình bày quá trình hình thành phát triển, cơ cấu tổ chức, lĩnh vực hoạt động; đồng thời phân tích đánh giá thực trạng của hoạt động thanh toán bằng tín dụng thư tại SeABank, những mặt được và chưa được của hoạt động này. Chương II chính là cơ sở cho những giải pháp mang tính thực tiễn để phát triển hơn nữa hoạt động thanh toán bằng tín dụng thư tại SeABank.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP đông nam á (Trang 68 - 71)