Ngày 16/09/2006: ngân hàng TMCP Đông Na mÁ thực hiện mở LC không

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP đông nam á (Trang 61 - 63)

huỷ ngang cho khách hàng là công ty INOX Đại Phát. Nội dung chủ yếu của L/C như sau:

+ Người hưởng lợi: Công ty Royal Global Export Pte Ltd, tại Singapore + Trị giá LC: USD 101,875.00 (+/-10%)

+ Ngày giao hàng muộn nhất: 15/10/2006 + Ngày hết hạn LC: 15/11/2006 tại Singapore + Hối phiếu: trả ngay

L/C được thông báo qua ngân hàng HSBC Singapore.

- Ngày 20/11/2006: ngân hàng HSBC Singapore gửi chứng từ đòi tiền ngân hàng phát hành L/C. Bộ chứng từ gồm:

+ Hối phiếu: 02 bản trị giá USD 111,451.25 + Hoá đơn: 03 bản gốc và 02 bản copy

+ Phiếu đóng gói: 03 bản gốc và 03 bản copy + Vận đơn: 03 bản gốc và 01 bản copy

+ Giấy chứng nhận xuất xứ: 02 bản gốc và 02 bản copy + Đơn bảo hiểm: 02 bản gốc

- Ngày 22/11/2006: ngân hàng SeABank nhận được bộ chứng từ, tiến hành kiểm tra chứng từ và phát hiện những sai sót sau:

+ Giao hàng chậm: ngày thực giao hàng trên vận đơn là 17/11/2006, trong khi LC quy định ngày giao hàng muộn nhất là 15/10/2006.

+ Chứng từ được xuất trình sau ngày hết hạn L/C: chứng từ được xuất trình đến ngân hàng HSBC Singapore sau ngày 15/11/2006.

+ Hối phiếu không có tiêu đề như quy định của luật hối phiếu.

- Ngày 22/11/2006: SeABank tiến hành thông báo tình trạng bộ chứng từ đến người nhập khẩu đồng thời lập điện từ chối thanh toán gửi đến ngân hàng HSBC Singapore. Trên bức điện có nêu cụ thể các lỗi của bộ chứng từ và thông báo sẽ giữ bộ chứng từ chờ quyền định đoạt của người nhập khẩu.

- Ngày 25/11/2006: người nhập khẩu trên cơ sở mối quan hệ làm ăn lâu dài với người xuất khẩu, và xét thấy việc giao hàng chậm nói trên không ảnh hưởng quá nhiều đến hoạt động kinh doanh của mình, đã chấp nhận thanh toán toàn bộ số tiền của lô hàng. Cùng ngày, ngân hàng SeABank sau khi nhận được tiền thanh toán của người nhập khẩu, tiến hành thanh toán cho ngân hàng HSBC Singapore.

Nhận xét:

- Về lý thuyết, với bộ chứng từ có sai sót, ngân hàng phát hành có quyền từ chối thanh toán và hoàn trả bộ chứng từ cho ngân hàng xuất trình. Tuy nhiên, trên thực tế, khi bên xuất khẩu và bên nhập khẩu đã có quan hệ làm ăn lâu dài và xét thấy những lỗi của bộ chứng từ là không quan trọng hoặc thuộc loại lỗi quan trọng nhưng không gây ảnh hưởng nhiều đến tình hình sản xuất kinh doanh cũng như quyền lợi kinh tế của bên nhập khẩu, ngân hàng phát hành vẫn tiến hành thanh toán cho bên xuất khẩu trên cơ sở việc chấp nhận thanh toán của người nhập khẩu.

* Rút kinh nghiệm cho các nhà xuất khẩu Việt Nam:

- Lưu ý ngày giao hàng trên hợp đồng và L/C.

- Lưu ý ngày hết hạn L/C từ đó có thể xin gia hạn thêm nếu thấy không đủ khả năng giao hàng đúng hạn.

Tình huống 2: L/C nhập khẩu thanh toán từng phần, người nhập khẩu chấp

nhận thanh toán 1 phần giá trị lô hàng đầu tiên, sau đó yêu cầu huỷ L/C.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP đông nam á (Trang 61 - 63)