Ưu nhược điểm của phương thức L/C: Ưu điểm:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP đông nam á (Trang 28 - 30)

- Thời hạn giao hàng: được ghi trong L/C và do hợp đồng mua bán quy định Thời hạn giao hàng có quan hệ chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của L/C.

1.3.6.Ưu nhược điểm của phương thức L/C: Ưu điểm:

Ưu điểm:

Phương thức tín dụng chứng từ đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho các bên liên quan:

+ Đối với người nhập khẩu: thư tín dụng là một công cụ giúp họ bắt người xuất khẩu thực hiện nghiêm chỉnh hợp đồng. Người nhập khẩu dễ dàng tìm kiếm được đối tác dựa vào sự tín nhiệm thông qua ngân hàng, chưa kể họ có thể vay được một khoản tiền của ngân hàng trong trường hợp mức ký quỹ thấp hơn 100% giá trị của L/C.

+ Đối với người xuất khẩu: yên tâm khi giao dịch vì phương thức tín dụng chứng từ đảm bảo việc trả tiền hàng của người nhập khẩu, nếu người xuất khẩu không được thanh toán ngay khi xuất trình chứng từ hoàn hảo thì tín dụng chứng từ

có thể được thực hiện thông qua nghiệp vụ chiết khấu, lấy tiền ngay. Do vậy, người xuất khẩu có thể nhanh chóng thu hồi vốn để tiếp tục tái đầu tư. Ngoài ra, người xuất khẩu còn tránh được rủi ro do sự quản lý ngoại hối của nước nhập khẩu vì khi làm đơn mở L/C, người nhập khẩu phải có giấy phép chuyển ngoại tệ của cơ quan quản lý ngoại hối.

+ Đối với ngân hàng: khi tiến hành nghiệp vụ thanh toán quốc tế, ngân hàng thu được phí dịch vụ từ khách hàng, đây là một nguồn thu ngoại tệ cho ngân hàng. Ngoài ra, khi thực hiện nghiệp vụ này, ít gặp phải rủi ro vì nếu cấp tín dụng cho khách hàng thì thời hạn cho vay không quá 180 ngày, ngân hàng được đảm bảo do nắm giữ các giấy tờ hàng hoá, tiền bán hàng thu được sẽ bù đắp cho khoản tiền ngân hàng phải trả cho người xuất khẩu.

Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức sử dụng nhiều công nghệ

ngân hàng hiện đại nhất. Do đó rút ngắn thời gian thanh toán cho hai bên và tăng tính chính xác trong khi thực hiện nghiệp vụ này.

Ưu điểm lớn nhất của tín dụng chứng từ là nó đạt tới sự thoả thuận có thể chấp nhận được giữa những lợi ích đối kháng của người mua và người bán thông qua việc làm cho thời gian trả tiền phù hợp với thời gian giao hàng, do đó được đánh giá là phương thức thanh toán quốc tế ưu việt nhất hiện nay.

Nhược điểm:

Bên cạnh những ưu điểm đã nêu trên, phương thức tín dụng chứng từ vẫn tồn tại một số nhược điểm sau:

+ Phương thức này đòi hỏi một quy trình thanh toán quốc tế tỉ mỉ, đòi hỏi các bên phải hết sức cẩn thận, nhất là khâu lập và kiểm tra chứng từ. Bộ chứng từ là căn cứ duy nhất để ngân hàng trả tiền nên khó loại trừ khả năng người bán giả mạo hoặc thay đổi chứng từ để nhận tiền trong khi giao hàng không phù hợp với bộ chứng từ xuất trình. Nói cách khác thì người bán có thể không thực hiện đúng như trong hợp đồng đã quy định. Ngược lại, nếu người mua không có thiện chí, họ có thể tìm ra những lỗi nhỏ trên chứng từ để từ chối thanh toán mặc dù người bán đã thực hiện giao hàng theo đúng những quy định ghi trong hợp đồng.

+ Tín dụng chứng từ là một kỹ thuật thanh toán lâu đời, chắc chắn nhưng nặng nề, biểu lộ mức tin cậy nhau thấp, người nhập khẩu chịu nhiều chi phí tốn kém. Hơn nữa, thủ tục hành chính nghiêm ngặt đôi khi rất khó khăn cho người xuất khẩu trong quá trình lập chứng từ, mất nhiều thời gian.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP đông nam á (Trang 28 - 30)