Từ xưng hô thể hiện thân phận người phụ nữ

Một phần của tài liệu Từ ngữ chỉ thân phận người phụ nữ trong ca dao người việt (Trang 24 - 27)

6. Cấu trúc luận văn

2.1. Đặc điểm về từ chỉ thân phận người phụ nữ

2.1.1. Trên bình diện từ vựng

2.1.1.1. Từ xưng hô thể hiện thân phận người phụ nữ

Khi nói về thân phận người phụ nữ, đặc biệt là những người phụ nữ trong xã hội xưa, từ xưng hô đã phần nào thể hiện được thân phận của họ.

Trong quá trình khảo sát, chúng tôi đã thống kê được số lượng và tần số xuất hiện của các từ xưng hô chỉ thân phận người phụ nữ qua bảng thống kê sau:

Bảng 2: Bảng thống kê từ xưng hô chỉ thân phận người phụ nữ

STT Từ Tần số xuất hiện Tỉ lệ (%)

1 Em 366 49,87%

2 Thiếp 260 35,42%

3 Nàng 82 11,17%

4 Cô kia 26 3,54%

Tổng 734 100

Qua bảng số liệu trên, chúng ta có thể thấy rõ lượng từ xưng hô có sự chênh lệch rõ ràng về tần số xuất hiện:

Trước hết, chúng tôi xét trên phương diện điểm nhìn của người phụ nữ khi nói về thân phận của mình. Ở điểm nhìn này, họ thường xưng là “em”, là

“thiếp”. Khi xưng là “em” đây là cách nói trung gian nhất khi người phụ nữ nói về bản thân mình. Với tần số xuất hiện là 366 lần, chiếm 49,87(%), đứng ở vị trí thứ nhất. Nó vừa thể hiện thân phận thấp hèn của người con gái lại vừa khẳng định giá trị cao quý của họ trong xã hội đương thời. Đó là thân phận nhà nghèo phải chịu cảnh đắng cay:

Em là con gái nhà nghèo

Cơm khoai rau cháo bữa chiều lại thiếu bữa mai. [E111, tr.951]

Người con gái cực khổ trăm đường với số phận:

Khổ chi phận em cha chả là cam phận khổ Lên non đốn củi đụng chỗ đốn rồi

Xuống sông gánh nước

Đụng chỗ cát bồi khe khô. [KH169, tr.1200]

Người phụ nữ ý thức được thân phận thấp hèn, bé mọn của mình, thể hiện trong lời than thân, trách phận. Nhưng hơn hết, họ phần nào đã khẳng định giá trị của mình trong những lời than trách ấy:

Em như cây quế trong rừng

Thơm cay ai biết ngát lừng ai hay. [E175, tr.966]

Nếu như khi xưng “em” người phụ nữ thể hiện sự chủ động và có phần quyết liệt trong cách giao tiếp với nam giới. Thì khi xưng “thiếp” người phụ nữ lại thể hiện sự nhún nhường, e ngại hơn trong cách giao tiếp với nam giới.

“Thiếp” là “từ chỉ người phụ nữ ngày trước dùng để xưng một cách khiêm nhường khi nói với chồng hoặc với người đàn ông nói chung” [28, tr.1213].

Với tần số xuất hiện là 260 lần, chiếm 35,42(%), đứng ở vị trí thứ hai, điều này thể hiện ý thức thân phận của người phụ nữ. Chính vì thế, nên khi nói về bản thân hay trong đối thoại với người khác, người phụ nữ vẫn luôn nhún nhường, dè dặt trong cách nói:

- Mẹ mong gả thiếp về gồng

Thiếp than phận thiếp gánh gồng chẳng kham. [M219, tr.1345]

- Vì chàng thiếp phải bắt cua

Ví như mình thiếp thì mua mấy đồng. [V150, tr.2324]

Khi xưng hô với nam giới trong giao tiếp:

Đêm năm canh, ngày sáu khắc, chàng ơi

Chàng cười nửa miệng thiếp tôi đây vui nỗi gì. [Đ360, tr.780]

“Thiếp” trong nhóm yếu tố từ xưng hô mang đặc tính đại từ, kết quả của quá trình vay mượn. Nó mang dấu ấn của thân “lẽ mọn”, nên “thiếp” không thể chủ động quyết liệt như em:

Em mà không lấy được anh

Thì em tự vẫn gốc chanh nhà chàng. [E127, tr.958]

Khi xưng hô với chồng ý thức thân phận được hiện lên rõ rệt:

Khi xưa thiếp sáng ràng rạng như gương Thiếp liều mình thiếp trao thương cho chàng

Nay chừ huệ héo lan tàn

Thầy mẹ đánh mắng dạ chàng khiến vong. [KH126, tr.1192]

Như vậy, trong ca dao khi người phụ nữ xưng “thiếp” thường là nói với chồng thể hiện thân phận làm vợ (mang tính khiêm nhường), của người phụ nữ trong xã hội xưa.

Đứng trên điểm nhìn của xã hội đối với người phụ nữ, chúng ta có hai dạng: người con trai nói về người phụ nữ và cả xã hội nói về người phụ nữ.

Khi nam giới nói về nữ giới, đặc biệt là trong quan hệ tình yêu nam nữ. Họ thường gọi người con gái là “nàng”. Đây là “từ dùng để gọi hoặc chỉ người phụ nữ trẻ tuổi được yêu quý” [28, tr.843]. Nó chiếm 11,17(%) trong tổng số các từ xưng hô chỉ thân phận người phụ nữ. Nhìn chung, trong con mắt của người con trai họ vẫn trân trọng những người phụ nữ (người mà họ yêu thương). Trong khi yêu là như vậy, nhưng khi thành chính thất thì không biết sẽ như thế nào? Vậy nên:

Gió đưa trăng con muỗi mòng xao xuyến Anh xa nàng vì tiếng thị phi. [Gi163, tr.1057]

Trên điểm nhìn của xã hội đối với người phụ nữ chúng ta bắt gặp từ “cô kia” với tần số xuất hiện là 26 lần, chiếm 3,54(%). Tất cả đã phần nào phản

ánh thân phận thấp hèn của người phụ nữ qua cách nói, cách cảm nhận của người xưa.

Qua từ ngữ xưng hô, người phụ nữ luôn ý thức được thân phận thấp hèn, bé nhỏ của mình trong con mắt của thế gian. Mặc dù, có đôi lúc những thân phận nữ nhi ấy trong con mắt của nam giới được trân trọng, được nâng niu.

Nhưng tựu chung, họ vẫn mang thân phận hèn mòn và ý thức thân phận ấy, đã ăn sâu trong tâm tưởng của người phụ nữ khi sống trong xã hội phong kiến đầy những hủ tục hà khắc.

Một phần của tài liệu Từ ngữ chỉ thân phận người phụ nữ trong ca dao người việt (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)