6. Cấu trúc luận văn
2.3. Chức năng của từ ngữ chỉ thân phận người phụ nữ trong câu
Trong quá trình khảo sát, khi xét về chức năng của từ ngữ chỉ thân phận người phụ nữ trong câu, chúng tôi xét đơn vị câu của ca dao tương ứng với một dòng là một câu. Khi xét về từ ngữ chỉ thân phận người phụ nữ làm chủ ngữ thường đó là từ xưng hô, từ chỉ giới tính, từ ghép, ngữ động từ đảm nhận.
Chúng đóng vai trò là chủ ngữ trong từng cấu trúc của chủ ngữ như: chủ ngữ có cấu tạo là một từ, chủ ngữ có cấu tạo là một tổ hợp từ.
a. Chủ ngữ có cấu tạo là một từ
Với kết cấu này chúng ta có từ xưng hô đảm nhận chức năng chủ ngữ:
+ Từ xưng hô làm chủ ngữ:
- Thiếp // đang bé bỏng tơ hồng. [TH310, tr.2058]
CN VN
- Thiếp // liều đòn gánh đôi quang. [TH325, tr.2061]
CN VN
- Thiếp // như cá ở biển Đông. [TH333, tr.2062]
CN VN + Từ đơn làm chủ ngữ:
Mây // bay xao xác gặp rồng.[M110, tr.1324]
CN VN b. Chủ ngữ có cấu tạo là một tổ hợp từ
Với kết cấu này chúng ta có từ chỉ giới tính, từ ghép, ngữ động từ, đảm nhận chức năng chủ ngữ.
+ Từ chỉ giới tính làm chủ ngữ:
Hoa đào // héo nhụy anh thương. [TH117, tr.1013]
CN VN + Từ ghép làm chủ ngữ:
- Cái bống // đi chợ Cầu Canh. [C56, tr.323]
CN VN
- Đàn bà // sâu sắc như cơi đựng trầu. [Đ79, tr.727]
CN VN + Ngữ động từ làm chủ ngữ:
- Làm thân con gái // thờ chồng nuôi con. [GH132, tr.1021]
CN VN
-Làm thân con gái // bán mua mấy lần. [Q36, tr.1746]
CN VN
2.3.2. Từ ngữ chỉ thân phận người phụ nữ làm vị ngữ
Khi đảm nhận chức năng vị ngữ trong câu, từ chỉ thân phận người phụ nữ nằm trong cấu trúc cụ thể của vị ngữ: vị ngữ có cấu tạo: là + ngữ danh từ.
Theo chúng tôi khi xét về từ ngữ chỉ thân phận người phụ nữ có thêm cấu trúc vị ngữ có cấu tạo: như + cụm chủ vị.
a. Vị ngữ có cấu tạo: là + ngữ danh từ
- Em // là con gái nhà nghèo. [E117, tr.955]
CN VN
- Em // là chút phận thuyền quyên. [E121, tr.957]
CN VN
b. Vị ngữ có cấu tạo: như + cụm chủ vị
Khi vị ngữ là cụm chủ vị, chúng tôi xét trên phương diện câu phức thành phần. Theo Nguyễn Thị Lương câu phức thành phần là kiểu câu gồm hai kết cấu chủ - vị trở lên, trong đó chỉ có một kết cấu chủ - vị nòng cốt. Kết cấu chủ - vị “bị bao” vì nó được dùng để tạo nên một thành phần nào đó của câu (như chủ ngữ, vị ngữ, vị ngữ, khởi ngữ, trạng ngữ, phụ chú ngữ) hay của cụm từ nằm trong câu (như bổ ngữ, định ngữ) [21, tr.105].
Trong trường hợp từ chỉ thân phận người phụ nữ đảm nhận chức năng vị ngữ, mà vị ngữ là cụm chủ vị. Đây gọi là câu phức vị ngữ:
Em // như cây quế trong rừng. [E175, tr.966]
CN VN Kết cấu chủ - vị nòng cốt là:
Em // như cây quế trong rừng. [E175, tr.966]
CN VN
Trong kết vị ngữ nòng cốt có bao hàm cụm chủ vị:
cây quế // trong rừ ng CN VN
Qua đây, chúng ta thấy kết cấu linh hoạt trong cách dùng từ đặt câu của tác giả dân gian xưa. Nó tự nhiên mà hài hòa, khuôn mẫu mà lại không gò bó.
Chính vì thế, mà câu ca dao vừa mượt mà, đằm thắm nhưng cũng giàu tính nghệ thuật đặc sắc. Đồng thời, phản ánh được thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đương thời.
Tiểu kết:
Trong chương hai, chúng tôi tiến hành khảo sát từ ngữ chỉ thân phận người phụ nữ trên phương diện từ và ngữ. Qua việc khảo sát ấy, chúng tôi đã rút ra được những nhận xét xác đáng về cách dùng từ ngữ của tác giả dân gian khi biểu đạt thân phận. Nó bao gồm lớp từ ngữ mang nghĩa tường minh và lớp từ ngữ mang tính ước lệ tượng trưng đã thể hiện số phận của người phụ nữ.
CHƯƠNG BA: Ý NGHĨA BIỂU ĐẠT CỦA TỪ NGỮ CHỈ THÂN PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT