Từ chỉ thân phận người phụ nữ là từ ghép

Một phần của tài liệu Từ ngữ chỉ thân phận người phụ nữ trong ca dao người việt (Trang 33 - 36)

6. Cấu trúc luận văn

2.1. Đặc điểm về từ chỉ thân phận người phụ nữ

2.1.2. Trên bình diện cấu tạo

2.1.2.2. Từ chỉ thân phận người phụ nữ là từ ghép

Trong quá trình khảo sát từ ngữ chỉ thân phận người phụ nữ, chúng tôi thống kê được 295 từ ghép, chiếm 19,59% trong tổng số từ chỉ thân phận người phụ nữ, song từ ghép đa dạng từ hơn. Sự đa dạng đó được thể hiện như sau: cũng nói về thân phận người phụ nữ được thể hiện qua lớp từ duyên phận như: còn duyên (25 lần), vô duyên (11 lần):

Còn duyên kẻ đón người đưa

Hết duyên đi sớm về trưa một mình. [C778, tr.474]

Nói về thân phận người phụ nữ được thể hiện qua những từ chỉ bổn phận của họ: lấy chồng (20 lần), có con (13 lần), có chồng (20 lần):

Có con phải khổ vì con

Có chồng phải ngậm bồ hòn đắng cay. [C386, tr.396]

Quả thật, sinh ra kiếp đàn bà là bị trời đày đoạ. Vì rằng, đàn bà thời nào cũng có bổn phận đối với gia đình nặng nề gấp bội đàn ông. Nào phải mang nặng đẻ đau, nào phải nuôi con vất vả, nào lo quán xuyến việc gia đình,…

Ngay từ lúc lên năm, lên bảy người con gái đã phải giữ em giúp mẹ,… và mãi đến lúc lưng còng chống gậy cũng phải chăm chút đàn cháu giúp con! Cái thân đàn bà là thân phận vất vả triền miên, trải dài suốt cả cuộc đời.

Từ ghép chỉ thân phận người phụ nữ không có từ ghép đẳng lập, mà chỉ xuất hiện từ ghép chính phụ. Đây là loại từ ghép có quan hệ giữa các hình vị là quan hệ chính phụ, trật tự của các hình vị trong từ thường là trật tự cố định.

Bảng 6: Từ ghép chính phụ chỉ thân phận người phụ nữ

Từ ghép Yếu tố cấu tạo

Tần số xuất hiện

Chính Phụ

Hoa sen Hoa Sen 7

Hoa hồng Hoa Hồng 5

Hoa đào Hoa Đào 5

Hoa nhài Hoa Nhài 4

Hoa hường Hoa Hường 2

Hoa gạo Hoa Gạo 1

Trái bòng Trái Bòng 3

Trái bần Trái Bần 1

Trái chanh Trái Chanh 1

Trái mãng cầu Trái Mãng cầu 1

Trái dừa Trái Dừa 1

Cây quế Cây Quế 3

Cây sầu đâu Cây Sầu đâu 1

Cây thông Cây Thông 1

Cây cải Cây Cải 1

Cá rô thia Cá Rô thia 3

Cá vô lờ Cá Vô lờ 2

Cá rô mề Cá Rô mề 2

Những từ ghép chính phụ chỉ thân phận người phụ nữ thường là hoa (hoa sen, hoa hồng, hoa đào, hoa nhài, hoa hường, hoa gạo), là trái (trái bòng, trái bần, trái chanh, trái mãng cầu, trái dừa), là cây (cây quế, cây sầu đâu, cây thông, cây cải), là cá (cá rô thia, cá vô lờ, cá rô mề). Qua đây, chúng ta thấy thân phận của người phụ nữ được hiện lên một cách khái quát. Đó là thân phận vừa cao quý vừa thấp hèn, nhỏ bé của người phụ nữ. Ở đây, chúng tôi xin làm rõ ý thức thân phận thấp hèn ấy qua những từ ngữ chỉ sự vật gần gũi với người phụ nữ. Nó là những sự vật cũng nhỏ bé, cũng mang thân phận thấp hèn như người phụ nữ.

Đặc biệt trong những từ ngữ chỉ thân phận thấp hèn, bé mọn của người phụ nữ, đắt giá nhất phải kể đến hình ảnh “trái bần”. Bần là một loại cây to mọc dọc theo bờ sông, quả tròn, dẹt, ăn chua và chát, có rễ mọc ngược lên khỏi mặt bùn, nhọn và xốp [25, tr.19]. Có thể nói, đây là loại cây có giá trị kinh tế thấp so với các cây vùng nước lợ mọc ở ven sông như: mắm, tràm, đước,… cây bần thua xa về giá trị sử dụng. Cây bần có trái ăn được nhưng chua và chát. Dù “mang tiếng” là trái nhưng nó không bao giờ được nằm cùng mâm, sánh ngang vai ngay cả với những loại trái bình dân, rẻ tiền như: cóc, ổi, mận, bình bát,… chứ đừng nói chi đến những loại trái cây đắt tiền khác.

Trái bần chín lúc lắc trên cành như trêu ngươi cũng chưa chắc có người để mắt huống chi lại trôi dạt, bấp bênh, dập dềnh trên dòng nước. Thân phận ấy chỉ chờ ngày thối rữa, mục nát để rồi phân hủy, hóa thân theo dòng nước, bãi sình nơi nó sinh ra. “Bần” trong từ “trái bần” ở đây đồng âm với từ bần (có

nghĩa là nghèo khó) tạo nên sự cộng hưởng về nét nghĩa biểu hiện. Chính vì thế, “trái bần” là hình ảnh cụ thể hóa cho thân phận bèo bọt của người phụ nữ trong xã hội đương thời.

Mặc dù, chiếm tỉ lệ thấp hơn từ đơn, nhưng khi sử từ ghép chỉ thân phận người phụ nữ, hiệu quả trong sự diễn đạt vẫn đạt ở mức cao. Nó thể hiện việc sử dụng ngôn từ phong phú trong sự diễn đạt của tác giả dân gian.

Một phần của tài liệu Từ ngữ chỉ thân phận người phụ nữ trong ca dao người việt (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)