Từ chỉ thân phận người phụ nữ là từ đơn

Một phần của tài liệu Từ ngữ chỉ thân phận người phụ nữ trong ca dao người việt (Trang 30 - 33)

6. Cấu trúc luận văn

2.1. Đặc điểm về từ chỉ thân phận người phụ nữ

2.1.2. Trên bình diện cấu tạo

2.1.2.1. Từ chỉ thân phận người phụ nữ là từ đơn

Trong quá trình khảo sát, chúng tôi đã hệ thống được những từ đơn chỉ thân phận người phụ nữ như sau:

Bảng 5: Từ đơn chỉ thân phận người phụ nữ

STT Từ Tần số xuất hiện Tỉ lệ (%)

1 Thiếp 260 66,16%

2 Nàng 82 20,87%

3 Bến 13 3,31%

4 Phượng 12 3,05%

5 Mai 10 2,54%

6 Bèo 5 1,27%

7 Mây 5 1,27%

8 Lụa 4 1,02%

9 Giành 2 0,51%

Tổng 393 100

Với tần số xuất hiện là 393 (lần), từ đơn chiếm 57,12% so với từ ghép.

Cụ thể ở đây, với các từ và số lần xuất hiện như sau: thiếp (260 lần), nàng (82 lần), bến (13 lần), phượng (12 lần), mai (10 lần), bèo (5 lần), mây (5 lần), lụa (4 lần), giành (2 lần), Trong đó từ “nàng”, “thiếp” đã xét trong từ xưng hô, và từ “bến”, “phượng” đã xét trong từ chỉ giới tính nên chúng tôi chủ yếu phân tích các yếu tố từ còn lại.

Mai, lụa, là những từ mang ý nghĩa hàm ẩn thể hiện thân phận cao quý của người phụ nữ trong xã hội xưa. Trong cách nói giao duyên người con gái thường được biểu trưng như cây mai – vẻ đẹp thanh cao, mộc mạc:

Trúc xa mai thì hoài lứa trúc

Anh hỏi mai rằng đã có nơi mô nương tựa hay chưa? [TR685, tr.2280]

Lụa – vẻ đẹp vừa thướt tha vừa mượt mà lại thanh thoát:

Thân em như tấm lụa đào

Còn duyên hay đã xé vuông nào cho ai?[TH159, tr.2029]

Mây – vẻ đẹp thanh tao mà mỏng manh:

Mây bay xao xác gặp rồng

Tình cờ gặp bạn tơ hồng ta xe. [M110, tr.1324]

Khi nói về từ đơn chỉ thân phận nhỏ bé, thấp hèn của người phụ nữ (bèo, giành) trong đó chúng ta thấy số lần xuất hiện của từ “bèo” là 5 lần. Vì vậy chúng tôi chỉ xin phân tích rõ hình ảnh “bèo” để làm nổi bật thân bơ vơ, trắc trở của người phụ nữ. “Bèo” là một loại cây sống nổi trên mặt nước, có nhiều loại khác nhau, thường làm thức ăn cho lợn hoặc phân xanh. Khi là tính từ “bèo” chỉ giá cả ở mức rẻ [28, tr.76]. Chính vì thế, khi ý thức thân phận như bèo của người phụ nữ, nó xót xa, chua chát biết chừng nào:

Thân em như thể cánh bèo

Ngược xuôi, xuôi ngược theo chiều nước trôi. [TH165, tr.2030]

Đó là thân phận hẩm hiu, rẻ rúng, chua xót, cô đơn đến tội nghiệp. Và thân phận ấy, có mấy ai đoái hoài, vì nó không có giá trị hoặc có giá trị thấp hơn mức bình thường: giá bèo, rẻ như bèo,… Những người phụ nữ đáng thương, những số phận bị vùi dập, những cuộc đời hẩm hiu không nơi nương tựa. Với thân phận như cánh bèo trôi lại thêm “ngược xuôi, xuôi ngược”, người phụ nữ dường như đã rơi vào sự tuyệt vọng, cùng đường và không còn gì, không có gì để lựa chọn.

Đặc biệt khi hai danh từ “bèo”, “bọt” kết hợp với nhau tạo nên cụm từ

“bèo bọt” chúng ta thấy rõ thân phận nhỏ bé của người phụ nữ có sự khắc họa sâu sắc về hình ảnh biểu thị. Trong ngữ “bọt bèo” (Ví thân phận người phụ nữ hèn mọn, không nơi nương tựa). Đó là “chút thân bèo bọt” trong xã hội cũ, người con gái dường như không có giá trị gì. Cuộc đời của họ nổi trôi, không biết nương náu nơi nào, không biết gửi gắm số kiếp vào ai?

Không phải ngẫu nhiên mà khi nói về thân phận người phụ nữ hình ảnh

“bèo” lại xuất hiện nhiều như vậy. Đến thời trung đại trong sáng tác của Nguyễn Du, chúng ta lại bắt gặp:

- Rộng thương nội cỏ hoa hèn Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau.

[Truyện Kiều]

- Từ con lưu lạc quê người Bèo trôi sóng vỗ chốc mười lăm năm.

[Truyện Kiều]

Như vậy, khi sử dụng từ đơn để chỉ thân phận người phụ nữ, tác giả dân gian đã phần nào chọn lọc những từ ngữ có tính hình tượng cao, giàu sắc thái tu từ để cụ thể hóa thân phận. Cũng nhờ thế, mà thân phận người phụ nữ được hiện lên đậm nét, họ đau khổ, cay đắng đến cùng cực nhưng cũng đẹp đẽ cao quý đến vô ngần.

Một phần của tài liệu Từ ngữ chỉ thân phận người phụ nữ trong ca dao người việt (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)