6. Cấu trúc luận văn
2.2. Đặc điểm về ngữ chỉ thân phận người phụ nữ
2.2.2. Ngữ chỉ thân phận người phụ nữ trong cấu trúc so sánh
So sánh là một biện pháp nghệ thuật tu từ rất phổ biến trong ca dao.
Nó làm cho ca dao giàu hình ảnh, giàu tính biểu cảm và tạo nên những biểu tượng phong phú. Theo Từ điển Tiếng Việt thì “So sánh là nhìn cái này mà xem xét cái kia, để thấy sự giống nhau, khác nhau hoặc sự hơn kém” [19, tr.60]. Như vậy, so sánh là một hành vi được tiến hành trên hai đối tượng khác nhau, trong đó có một đối tượng làm chuẩn để nhìn nhận về đối tượng còn lại, hoặc chúng làm chuẩn cho nhau trong quá trình nhìn nhận, nhằm mục đích cuối cùng là rút ra được nhận xét về sự giống và khác nhau hoặc sự hơn kém giữa các đối tượng đó.
Như vậy, một cấu trúc so sánh bao giờ cũng gồm bốn phần cơ bản: Đối tượng so sánh chính là chủ thể mà người viết muốn đề cập, muốn miêu tả
trong câu. Cái dùng để so sánh chính là hình ảnh có những đặc điểm, tính chất tương đương với chủ thể so sánh. Cơ sở so sánh chính là tiêu chí, là điểm nhìn, là góc độ mà tác giả đứng ở đó để miêu tả chủ thể. Từ so sánh chính là những từ nối giữa chủ thể so sánh và cái dùng để so sánh.
Ở đây, chúng tôi xin xét trên hai cấu trúc so sánh cơ bản: cấu trúc so sánh gián tiếp, cấu trúc so sánh nửa trực tiếp. Cụ thể được trình bày chi tiết ở các phần dưới đây:
2.2.2.1. Cấu trúc so sánh gián tiếp
Cấu trúc so sánh gián tiếp là dạng so sánh ngầm, thường được gọi là ẩn dụ và không có từ so sánh. Ở đây, những từ chỉ thân phận người phụ nữ thường mang tính ước lệ tượng trưng:
Thân em khác thể tai bèo Trôi theo mặt nước
Chiều theo xuôi ngược chưa được yên nơi. [TH181, 2032]
a.Hàm ẩn qua hình ảnh các con vật
Khi biểu đạt thân phận thấp hèn của người phụ nữ thường thể hiện qua hình ảnh “cái bống”:
- Cái bống đi chợ Cầu Canh
Mua giấy mua bút cho anh vào trường. [C56, tr.323]
- Cái bống là cái bống bình
Thổi cơm nấu nước một mình mồ côi. [C64, tr.326]
Khi biểu đạt thân phận cao quý của người phụ nữ thường thể hiện qua hình ảnh “chim phượng”:
Phượng hoàng vỗ cánh bay cao
Quyết tìm cho thấy được cây ngô đồng. [PH107, tr.1737]
b. Hàm ẩn qua hình ảnh các loài vật Đó là các hình ảnh như: mai, bến, hoa,…
- Hoa đào héo nhụy anh thương
Anh mong bẻ lá, che sương cho đào. [H117, tr.1013]
- Thuyền ơi có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. [TH496, tr.2093]
2.2.2.2. Cấu trúc so sánh nửa gián tiếp
Cấu trúc so sánh nửa gián tiếp đây là kiểu so sánh có từ so sánh nhưng hình ảnh mang tính ẩn dụ. Và cấu trúc này là cấu trúc phổ biến thể hiện ngữ chỉ thân phận người phụ nữ mang tính ước lệ tượng trưng.
a. Mô típ so sánh trong cấu trúc so sánh nửa giá n tiếp
Chúng tôi xét trên phương diện cấu trúc so sánh tu từ theo mô típ “Thân em như…”. Cấu trúc theo mô típ này, gồm bốn yếu tố và được phân bố theo trật tự sau:
Vế so sánh
Từ so sánh
Vế được (bị) so sánh
Cơ sở so sánh (nét giống nhau)
(1) (2) (3) (4)
Thân em như cây quế trên non trăm năm khô rụng vỏ còn dính cây Thân em như cá giữa rào kẻ chài người lưới biết vào tay ai Thân em như chổi đầu hè phòng khi mưa gió đi về chùi chân Thân em như cỏ ngoài đồng buồn thì a nhổ a trồng rau răm
Bên cạnh mô típ “Thân em…”, chúng ta còn bắt gặp cấu trúc tương tự theo mô típ “em như…”. Ví dụ:
- Em như cây quế trong rừng
Thơm cay ai biết ngát lừng ai hay. [E175, tr.966]
- Em như con hạc đầu đình
Muốn bay không nhấc nổi mình mà bay. [E178, tr.966]
Chúng ta nhận thấy có gì khác nhau giữa hai mô típ so sánh này? Xét về mặt hình thức ta thấy giữa hai mô típ trên không có sự khác nhau. Cả hai đều là cấu trúc nửa gián tiếp. Xét về mặt nội dung biểu hiện chúng ta cũng nhận thấy sự giống nhau. Điều này thể hiện rõ nếu ở mô típ “thân em” ta lược bớt từ “thân” thì nội dung thông báo cơ sở cũng không có gì khác. Ví dụ:
- Thân em như cây sầu đâu
Ngoài tươi trong héo, giữa sầu tương tư. (1) - Em như cây sầu đâu
Ngoài tươi trong héo, giữa sầu tương tư. (2)
Dù hai cấu trúc trên có sự giống nhau về nội dung thông báo nhưng lại khác nhau về sắc thái ý nghĩa và sắc thái biểu cảm. Mô típ “thân em…” có tính nhấn mạnh, khẳng định. Chủ thể trữ tình thể hiện sự tự ý thức về thân phận của mình và sắc thái biểu cảm có phần chua xót hơn, đau đớn hơn, day dứt hơn. Từ “thân” ở đây không phải chỉ nói đến con người về mặt thể xác, thể lực nói chung mà nói về cái cá nhân, riêng tư của mỗi người. Cái “thân” ở đây gắn liền với cái “phận”. Ca dao cũng có những biến thể sau:
Phận em giả tỉ như chiếc thuyền tình Mười hai bến nước linh đinh
Biết đâu trong đục nương mình gửi thân. [PH37, tr.1276]
Ngoài ra cũng có những mô típ giống với “thân em” như là “mình em”,
“thân thiếp”:
- Mình em như cá vô lừ
Khi vô thì dễ bây chừ khó ra. [M310, tr.1361]
- Thân thiếp như cánh hoa đào
Đang tươi đang tốt thiếp trao cho chàng. [TH190, tr.2034]
b. Hình ảnh so sánh mang tính ẩn dụ cho số phận người phụ nữ + Qua hình ảnh con vật như: hạc đầu đình, cá vô lờ, cá rô,…
- Em như con hạc đầu đình
Muốn bay không nhấc nổi mình mà bay. [E178, tr.966]
- Em như con cá rô kia lóc vũng trâu đầm
Người mong thả lưới, người nhằm buông câu. [E177, tr.966]
+ Qua hình ảnh thực vật như: Hình ảnh của bèo trôi, trái bần trôi, trái bòng trôi,…
- Thân em như thể bèo trôi
Sóng dập gió dồi, biết ghé vào đâu? [TH165, tr.2030]
- Thân em như trái bần trôi
Sóng dập gió dồi, biết tấp vào đâu? [TH176B, tr.2032]
c. Hình ảnh so sánh mang tính ẩn dụ cho số phận người phụ nữ trong sự so sánh với nam giới.
Trên điểm nhìn của nam giới khi so sánh với người phụ nữ, họ thường hạ thấp người phụ nữ. Xuất phát từ quan niệm “trọng nam khinh nữ”:
Anh như chỉ gấm thêu hoa
Em như rau má mọc bờ giếng khơi. [A420, tr.140]
Khi người đàn ông khẳng định giá trị của mình, xem thường người phụ nữ. Trong ý thức thân phận người phụ nữ đã có sự phản kháng mãnh liệt. Vì vậy, trong sự so sánh với nam giới có sự chuyển đổi rõ ràng về thân phận. Ý thức thân phận được đẩy lên một bậc rõ rệt:
- Em như chim nọ đang bay
Anh như con cá mắc rày lưới giăng. [E180, tr.966]
- Mình em như thể hoa gạo trên cây
Mình anh như đám cỏ may giữa đường. [TH122D, tr.2020]
Chính sự so sánh đối chiếu trên, đã cho thấy ý thức giá trị thân phận của người phụ nữ. Đó không chỉ là tiếng nói than thân mà còn là tiếng nói tự hào, tiếng nói khẳng định giá trị của người phụ nữ. Họ không còn là đối tượng bị
xem thường, bị hạ thấp trong xã hội phong kiến mà là đối tượng đáng trân trọng, nâng niu, bảo vệ, che chở. Ảnh hưởng, áp lực của chế độ phụ quyền trong xã hội phong kiến đối với thân phận người phụ nữ là có nhưng không phải là tất cả. Người phụ nữ đã vượt lên số phận để khẳng định giá trị của bản thân mình.