6. Cấu trúc luận văn
3.3. Biểu đạt tiếng nói phản kháng của người phụ nữ
3.3.1. Tiếng nói than thân, trách phận
Khi ý thức thân phận nhỏ bé của mình trong xã hội, người phụ nữ đã cam tâm chịu đựng và xem như đó là số phận. Nhưng xã hội phong kiến ngày càng khắc nghiệt và tàn ác, chính xã hội ấy đã gây nên những sóng gió, gây đau khổ cho những người phụ nữ. Họ không thể làm gì khác, tiếng nói lên án xã hội của họ cũng có phần yếu ớt, dường như là để giải bày nỗi tủi hởn cho thân phận.
Đó là thân phận bị ràng buộc bởi bao luật lệ khắt khe của thần quyền, pháp quyền:
- Em như con hạc đầu đình Muốn bay không nhấc nổi mình mà bay.
- Em như con hạc trong chùa
Muốn bay nhưng mắc con rùa quấn chân.
Người phụ nữ luôn nằm trong khuôn phép của lễ giáo phong kiến, phàm như muốn thoát khỏi hàng rào ấy xem chừng quá khó khăn đối với “phận mỏng má hường”. Trong xã hội phong kiến ấy, người phụ nữ không có quyền định đoạt duyên số của mình. Đa phần là do cha mẹ định đoạt:
Em như quả bí trên cây
Đang tay mẹ hái những ngày còn non.
Bên cạnh đó, người phụ nữ với thân phận phụ thuộc vào duyên trời định.
Nếu may thì gặp chốn nương náu gửi mình, họa chăng bất hạnh thì bị rơi vào chốn lao đao và dù trong hoàn cảnh nào họ cũng phải biết chấp nhận bởi thân
“cá chậu chim lồng”:
- Thân em như miếng cau khô
Người thanh tham mỏng, người thô tham dày.
- Thân em như trái xoài trên cây Gió đông, gió tây, gió nam, gió bắc
Nó đánh lúc la lúc lắc trên cành
Một mai rơi xuống biết đàng vào tay ai.
Duyên phận số trời đành rằng là hẩm hiu đối với người phụ nữ, nhưng có lúc sự chà đạp của xã hội đối với phận “hồng nhan” sao mà bi đát, sao mà tang thương:
Thân em như chổi đầu hè Phòng khi mưa gió đi về chùi chân
Chùi rồi vại vứt ra sân
Gọi người hàng xóm có chân thì chùi.
Hay:
Thân em như trái bần trôi Sóng dập gió dồi, biết tấp vào đâu?
Trong cuộc chiến đấu để sinh tồn, không chỉ với thiên nhiên hoang dã mà còn với bọn địa chủ cường hào cướp đất, thân phận của người phụ nữ thật nhỏ bé, bất lực. Tiếng kêu gào, uất ức, tiếng kêu đau xé lòng của người phụ nữ chưa hẳn đã thấu tận trời xanh. Nó trôi tuột giữa trời nước mênh mông, lạc lõng nơi sóng vỗ tứ bề, lặn hút trong rừng sâu bãi vắng, mất tăm trên những cánh đồng thẳng cánh cò bay,… Và đằng sau đó là một câu hỏi lớn mà họ không lí giải được. Vì ngay chính họ vẫn còn chút gì đó e sợ, sợ những lễ giáo phong kiến, sợ những hủ tục muốn thoát khỏi nó, nhưng luôn bị nó bó buộc. Cả sức mạnh của thần quyền đã đè nặng người phụ nữ, nó đầy đọa kiếp
“hồng nhan” đến tột cùng của số phận.
Qua những từ ngữ chỉ thân phận người phụ nữ phần nào đã tố cáo, lên án xã hội phong kiến bất công. Cái xã hội đã chà đạp lên quyền sống của con người, cái xã hội đã gây bao oan trái cho “phận má đào”.
3.3.2. Tiếng nói đòi quyền bình đẳng với nam giới
Trong quan niệm xưa người con trai luôn được coi trọng và có vị thế trong xã hội. Còn thân phận người phụ nữ thì còn khổ nhục vì hủ nho: “trọng
nam khinh nữ”; hay hôn nhân sinh con thì “nhất nam viết hữu thập nữ viết vô”, sinh đến mười con gái cũng kể như là không sinh con. Trong xã hội phong kiến, những người phụ nữ bị tước bỏ đi những quyền lợi cơ bản của con người. Họ bị biến thành nô lệ cho những luật lệ, những ràng buộc nghiêm khắc của lễ giáo phong kiến và những quan niệm cổ hũ lạc hậu. Họ không có quyền quyết định số phận của mình mà hoàn toàn phụ thuộc vào người khác bởi quy định “tam tòng” quá nghiêm khắc của Nho giáo “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” (ở nhà theo bố mẹ, lấy chồng nghe lời chồng, chồng chết phụ thuộc con).
Chính những quan niệm trên đã khiến người phụ nữ ý thức thân phận hèn kém của mình, với âm hưởng chung trong các bài ca dao là tiếng thở dài, cám cảnh, cam chịu của người phụ nữ. Nhưng đâu đây, dưới sâu của cảnh ngộ đôi khi cũng vụt lên tiếng nói phản kháng, cứng cỏi của họ dù không nhiều về số lượng nhưng cũng mạnh mẽ, khỏe khoắn. Khi xưa trong khuôn khổ xã hội phong kiến phụ quyền, chống “nam tôn nữ ty”, chống “nam quyền” là một hình thức phản kháng xã hội. Người phụ nữ không thù địch với nam giới, không chống nam giới bởi nam giới là cha, là chồng, là con, là anh em, cộng đồng thân thuộc. Họ chống nam quyền, chống thứ quan niệm phong kiến đã dung túng, cho phép nam giới cái quyền coi kinh, coi rẻ người phụ nữ:
Ba đồng một mớ đàn ông Đem về bỏ chồng cho chết nó đi
Ba trăm một mụ đàn bà Mua về ta trải chiếu hoa cho ngồi.
Hay:
Thân em như thể xuyến vàng
Thân anh như manh chiếu rách bạn hàng bỏ quên.
Quả thật, vị thế đã được thay đổi, người phụ nữ giờ đây là “xuyến vàng” thứ trang sức đẹp đẽ và cao quý, người con trai chỉ là “manh chiếu rách” bị bỏ quên mà thôi.
Người phụ nữ đã ý thức thân phận cao quý của mình, vượt lên cảnh ngộ bi đát để khẳng định giá trị của bản thân:
Thân em như hột gạo lắc trên sàng Thân anh như hột lúa lép giữa đàng gà bươi.
Qua hệ thống từ ngữ chỉ thân phận người phụ nữ, chúng ta thấy rõ riếng nói đòi quyền bình đẳng với nam giới. Họ chỉ muốn được nhìn nhận là những con người có vị trí trong xã hội, được trân trọng được nâng niu, che chở và mong rằng đừng chà đạp lên vẻ đẹp, nhân phẩm của người phụ nữ. Tiếng nói ấy, mặc dù còn yếu ớt chưa thể đánh mạnh vào thành trì vững chắc của xã hội phong kiến, nhưng nó cũng báo hiệu cho sự quật khởi trong tương lai của những kiếp “hồng nhan”.
Tiểu kết:
Trong chương ba, chúng tôi đã làm rõ giá trị biểu đạt của hệ thống từ chỉ thân phận người phụ nữ. Qua đó thấy được ý thức thân phận của người phụ nữ đa phần là tiếng than, tiếng thở dài cho số kiếp đoạn trường. Nhưng bên cạnh đó, người phụ nữ đã vượt lên số phận khẳng định giá trị của bản thân mình đối với xã hội. Đó là những giá trị tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam truyền thống, chuẩn về hình thức và đẹp về tâm hồn đạo đức. Chính vì thế, họ đáng được trân trọng và nâng niu, chứ không phải chịu cảnh khốn cùng của những thế lực phong kiến.
KẾT LUẬN
Ca dao là tiếng nói chứa đựng tâm tư, tình cảm của người dân lao động.
Đó là những khúc ca tâm tình, những lời thở than của những con người trong xã hội xưa. Trong đó xót xa cay đắng nhất phải kể đến thân phận người phụ nữ. Họ là những con người ở địa vị thấp kém của xã hội, là những con người mang số kiếp bọt bèo nơi đường đời gian nan.
Trong khóa luận này, bằng phương pháp tiếp cận ngôn ngữ và văn hóa, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu: “Từ ngữ chỉ thân phận người phụ nữ trong ca dao người Việt”. Thông qua quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy từ ngữ chỉ thân phận người phụ nữ rất đa dạng. Đó là những lớp từ ngữ mang ý nghĩa tường minh và lớp từ ngữ mang ý nghĩa hàm ẩn.Trên hai phương diện này chúng tôi đã khảo sát về những đặc điểm của từ, ngữ chỉ thân phận người phụ nữ. Xét về mặt từ, trên bình diện ý nghĩa từ vựng, từ xưng hô chiếm tỉ lệ cao nhất (89,73%), từ chỉ giới tính (10,27%). Trên bình diện cấu tạo từ đơn (57,12%), từ ghép (42,88%), tỉ lệ chênh lệch giữa hai lớp từ này là không lớn.
Xét về mặt ngữ, chiếm vị trí lớn nhất là ngữ danh từ (68,9%), tiếp theo ngữ động từ (31,1%). Trong cấu trúc ngữ, qua quá trình khảo sát chúng ta thấy ngữ chỉ thân phận người phụ nữ trong cấu trúc so sánh rất nổi bật. Đó là kiểu so sánh gián tiếp và so sánh nửa gián tiếp. Tác giả đã làm nổi bật lên những giá trị biểu đạt của từ ngữ chỉ thân phận người phụ nữ.
Qua quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi nhận thấy ý thức thân phận người phụ nữ được thể hiện cụ thể qua hệ thống từ ngữ chỉ thân phận. Đặc biệt qua lớp từ ngữ mang tính hàm ẩn, thân phận người phụ nữ càng rõ ràng, sắc nét hơn. Đó là những con người mang vẻ đẹp chim sa cá lặn, vẻ đẹp về hình thể chỉnh chu đến từng đường nét. Thế nhưng “kiếp hồng nhan vô duyên mà bạc phận”, có mấy người được hạnh phúc trong xã hội phong kiến đầy thần quyền ấy. Và họ phải chịu cuộc đời biết bao ngang trái trong cuộc sống mưu sinh của mình.
Ngày nay, có thể nói từ chỉ thân phận người phụ nữ mang tính hàm ẩn đã ít dần, thậm chí là không dùng. Nhưng không phải vì thế mà sự bình đẳng giữa nam và nữ đã là tuyệt đối. Đành rằng hiện nay có nhiều chính sách bình đẳng nam nữ, người phụ nữ đã được giải phóng hơn so với ngày xưa. Song vẫn còn đó những thân phận người phụ nữ, vẫn đang tuôn thêm dòng lệ cũ, vẫn tủi cực cho số phận của mình. Bởi một lẽ, những tư tưởng phong kiến xưa kia đã ăn sâu vào tiềm thức của xã hội Việt Nam và dù xã hội có đổi mới, nam nữ có bình quyền, nhưng vẫn chỉ ở một mức độ trung bình chứ không thể đạt tới mức độ tuyệt đối của nó.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Phan Cảnh (2000), Ngôn ngữ thơ, NXB Văn hóa thông tin.
2. Đỗ Hữu Châu (1997), Các bình diện từ và từ tiếng Việt, NXB, Đại học quốc gia, H.
3. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2005), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, NXB Giáo dục, H.
4. Mai Ngọc Chừ: “Vần, nhịp, thanh điệu và sức mạnh biểu hiện ý nghĩa của lục bát biến thể”, Tạp chí Văn hóa dân gian, H, 1989, số 2.
5. Việt Chương (2003), Từ điển thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam (quyển thượng), NXB Đồng Nai.
6. Việt Chương (2003), Từ điển thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam (quyển hạ), NXB Đồng Nai.
7. Nguyễn Thiện Giáp (1995), Từ vựng học tiếng Việt, NXB ĐH và THCN, H.
8. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, H.
9. Nguyễn Hòa (2008), Phân tích diễn ngôn một số vấn đề lí luận và phương pháp, NXB Đại học quốc gia, H.
10. Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên (1991) Văn học dân gian tập II, NXB, Giáo dục, H.
11. Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật (chủ biên), (1995), Kho tàng ca dao người Việt (Tập 1), NXB Văn hóa Thông tin, H.
12. Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật (chủ biên), (1995), Kho tàng ca dao người Việt (Tập 2), NXB Văn hóa Thông tin, H.
13. Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật (chủ biên), (1995), Kho tàng ca dao người Việt (Tập 3), NXB Văn hóa Thông tin, H.
14. Nguyễn Xuân Kính (2006), Thi pháp ca dao, NXB Đại học Quốc gia, H.
15. Nguyễn Xuân Kính (1979) “Hiện tượng lời và bản khác trong ca dao, dân ca”, Tạp chí Văn học, số 5, H.
16. Đặng Thị Ngọc Lan (2011), “Ngữ nghĩa các yếu tố ngôn ngữ chỉ giới tính trong ca dao” khóa luận tốt nghiệp ĐHSPĐN.
17. Hồ Lê (1976), Vấn để từ cấu tạo tiếng Việt hiện đại, NXB Khoa học xã hội, H.
18. Đỗ Thị Kim Liên (1999), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB, Giáo dục, H.
19. Lê Đức Luận (2009), Cấu trúc ca dao trữ tình người Việt, NXB Đại học Huế.
20. Lê Đức Luận (2011), “Cơ chế ngôn ngữ của biểu tượng, tạp chí ngôn ngữ”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 5, H.
21. Nguyễn Thị Lương (2006), Câu tiếng Việt, NXB Đại học sư phạm.
22. Nguyễn Thị Nga (2009), “Từ xưng hô trong ca dao trữ tình người Việt”, Khóa luận tốt nghiệp ĐHSPĐN.
23. Hoàng Kim Ngọc (2009), So sánh và ẩn dụ trong ca dao trữ tình, NXB KHXH, H.
24. Triều Nguyên (2001), Bình giảng ca dao, NXB Thuận Hóa, Huế.
25. Nguyễn Văn Nở (2000), “Hình ảnh “thân em…” Trong ca dao trữ tình đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, 9, tr.16-19.
26. Nguyễn Văn Nở, (2002), “Nghĩ về thân phận người phụ nữ xưa qua một bài ca dao cũ”, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, 12, tr.16-17.
27. Vũ Ngọc Phan (2000), Tục ngữ ca dao dân ca, NXB Hội nhà văn.
28. Hoàng Phê (Chủ biên), (2009), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
29. Trần Ngọc Thêm (1998), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, H.
30. Hoàng Tiến Tựu (1999) Văn học dân gian Việt Nam, NXB Giáo dục, H.
31. Hoàng Tiến Tựu (2001) Bình giảng ca dao, NXB, Giáo dục, H.
32. Hoàng Trinh (1992), Từ kí hiệu đến thi pháp học, NXB Khoa học xã hội, H.
33. Phạm Thu Yến (1998), Những thế giới nghệ thuật ca dao, NXB Giáo dục, H.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ... 1
1. Lí do chọn đề tài ... 2
2. Lịch sử nghiên cứu ... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 5
4. Phương pháp nghiên cứu ... 6
5. Mục đích nghiêm cứu ... 6
6. Cấu trúc luận văn ... 6
NỘI DUNG ... 7
CHƯƠNG MỘT: NHỮNG CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG ... 7
1.1. Khái quát từ ngữ tiếng Việt ... 7
1.1.1. Khái niệm về từ ... 7
1.1.2. Khái niệm về ngữ ... 8
1.1.3. Các kiểu từ tiếng Việt ... 10
1.1.4. Từ loại tiếng Việt ... 11
1.2. Đặc trưng ngôn ngữ ca dao ... 13
1.2.1. Khái niệm về ca dao ... 13
1.2.2. Đặc trưng ngôn ngữ ca dao ... 14
1.2.3. Từ ngữ chỉ thân phận người phụ nữ trong ca dao ... 15
1.3. Diễn ngôn và hội thoại ... 17
1.3.1. Khái niệm về diễn ngôn ... 17
1.3.2. Khái niệm về hội thoại ... 18
1.3.3. Đặc điểm hội thoại trong ca dao ... 19
CHƯƠNG HAI: ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ CHỈ THÂN PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT ... 22
2.1. Đặc điểm về từ chỉ thân phận người phụ nữ ... 23
2.1.1. Trên bình diện từ vựng ... 23
2.1.1.1. Từ xưng hô thể hiện thân phận người phụ nữ ... 24
2.1.1.2. Từ chỉ giới tính thể hiện thân phận người phụ nữ ... 27
2.1.2. Trên bình diện cấu tạo ... 30
2.1.2.1. Từ chỉ thân phận người phụ nữ là từ đơn... 30
2.1.2.2. Từ chỉ thân phận người phụ nữ là từ ghép ... 33
2.2. Đặc điểm về ngữ chỉ thân phận người phụ nữ ... 35
2.2.1. Ngữ chỉ thân phận người phụ nữ xét về cấu trúc ngữ pháp ... 36
2.2.1.1. Ngữ danh từ ... 36
2.2.1.2. Ngữ động từ ... 38
2.2.2. Ngữ chỉ thân phận người phụ nữ trong cấu trúc so sánh ... 40
2.2.2.1. Cấu trúc so sánh gián tiếp ... 41
2.2.2.2. Cấu trúc so sánh nửa gián tiếp ... 42
2.3. Chức năng của từ ngữ chỉ thân phận người phụ nữ trong câu ... 45
2.3.1. Từ ngữ chỉ thân phận người phụ nữ làm chủ ngữ ... 45
2.3.2. Từ ngữ chỉ thân phận người phụ nữ làm vị ngữ ... 46
CHƯƠNG BA: Ý NGHĨA BIỂU ĐẠT CỦA TỪ NGỮ CHỈ THÂN PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT ... 48
3.1. Biểu đạt ý thức thân phận thấp hèn, bé mọn của người phụ nữ ... 48
3.1.1. Thân phận thấp hèn, bé mọn khi ở gia đình ... 48
3.1.2. Thân phận thấp hèn, bé mọn khi làm dâu ... 50
3.1.3. Thân phận thấp hèn, bé mọn khi làm vợ, làm lẽ ... 52
3.2. Biểu đạt ý thức về vẻ đẹp của người phụ nữ ... 54
3.2.1. Ý thức về vẻ đẹp ngoại hình ... 54
3.2.2. Ý thức về vẻ đẹp tâm hồn đạo đức ... 56
3.3. Biểu đạt tiếng nói phản kháng của người phụ nữ ... 58
3.3.1. Tiếng nói than thân, trách phận ... 58
3.3.2. Tiếng nói đòi quyền bình đẳng với nam giới ... 60 KẾT LUẬN ... 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 65
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Nguyễn Thị Thương, sinh viên lớp 09SNV – Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng. Tôi xin cam đoan rằng: Công trình “Từ ngữ chỉ thân phận người phụ nữ trong ca dao người Việt” là kết quả tìm hiểu, nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của TS.Lê Đức Luận.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính khoa học và trung thực của khóa luận.
Đà Nẵng, ngày 15 tháng 05 năm 2013 Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thương