Ngữ chỉ thân phận người phụ nữ xét về cấu trúc ngữ pháp

Một phần của tài liệu Từ ngữ chỉ thân phận người phụ nữ trong ca dao người việt (Trang 36 - 40)

6. Cấu trúc luận văn

2.2. Đặc điểm về ngữ chỉ thân phận người phụ nữ

2.2.1. Ngữ chỉ thân phận người phụ nữ xét về cấu trúc ngữ pháp

Khi khảo sát về ngữ chỉ thân phận người phụ nữ chúng tôi xin tổng hợp qua bảng khái quát sau:

Bảng 7: Ngữ chỉ thân phận người phụ nữ

STT Ngữ Tần số xuất hiện Tỉ lệ (%)

1 Ngữ danh từ 195 68,9%

2 Ngữ động từ 88 31,1%

Tổng 283 100

Qua bảng khảo sát khái quát trên, chiếm tỉ lệ lớn nhất là ngữ danh từ (68,9%), tiếp theo là ngữ động từ (31,1%). Và để nghiên cứu sâu hơn nữa chúng tôi xin trình bày chi tiết trong các phần dưới đây:

2.2.1.1. Ngữ danh từ

Ngữ danh từ là ngữ trong đó có danh từ làm thành tố trung tâm và có một hoặc nhiều thành tố phụ xung quanh để bổ sung ý nghĩa ngữ pháp cho danh từ trung tâm đó. Khi xét về ngữ chỉ thân phận người phụ nữ, chúng tôi xét trên 3 cấu trúc như sau:

- Danh từ chỉ loại + Danh từ - Định từ chỉ lượng + Danh từ - Danh từ + Định ngữ lâm thời

a.Danh từ chỉ loại + Danh từ

Danh từ chỉ loại là những từ “mang ý nghĩa mờ nhạt, không biểu thị một sự vật, hiện tượng nào: con, cây, cục, cái, chiếc, bức, hòn, tấm, mảnh,…

Những từ này thường dùng để xác định ý nghĩa cá thể, ý nghĩa chủng loại.

Chúng thường đứng trước những danh từ chung để có tác dụng loại biệt hóa những danh từ chung đó [18, tr.46].

+ Cái, chiếc  Danh từ chỉ sự vật. Ví dụ:

- Thân em như cái bàn cờ

Hễ đánh lại xóa bao giờ cho xong. [TH140, tr.2025]

- Thân em như cái cọc rào

Mọt thời anh đổi, chớ sao anh phiền! [TH142, tr.2025]

- Thân em như chiếc thuyền be

Chỉ e gió ngược thêm dè sóng xao. [TH146, tr.2026]

+ Con  Danh từ chỉ động vật. Ví dụ:

- Em như con hạc đầu đình

Muốn bay không nhấc nổi mình mà bay. [E178, tr.966]

- Em như con cá giữa vời

Ai lanh tay thì được ai chậm lời thì thôi. [E176, tr.966]

+ Tấm  Danh từ chỉ sự vật có bề mặt mỏng và dài:

- Thân em như tấm lụa đào

Đã đông nơi chuộng lại nhiều nơi ưa. [TH175, tr.2031]

- Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai. [TH164, tr.2030]

b.Định từ chỉ lượng + Danh từ

“Định từ là tiểu nhóm thuộc từ loại phụ từ: đây là những từ chuyên đi kèm trước danh từ” [18, tr.60]. Định từ chỉ lượng bao gồm những từ: mỗi, từng, mọi, mấy,…Ví dụ:

Thân em chẳng đáng mấy tiền

Mà tình em nặng mấy nghìn cũng mua. [TH124, tr.2021]

Nhìn chung, định từ chỉ lượng mang tính đơn chiếc, nhỏ nhoi (mấy,...) kết hợp với danh từ đã phần nào thể hiện thân phận bèo bọt, gió thổi mây trôi của người phụ nữ.

c.Danh từ + Định ngữ lâm thời

Định ngữ là thành phần phụ trong câu, thuộc về ngữ pháp vào danh từ và có chức năng nêu thuộc tính, đặc trưng của sự vật, hiện tượng [28, tr.429].

Trong ngữ danh từ chỉ thân phận người phụ nữ thường đi kèm với định ngữ.

Nhưng các định ngữ ở đây là những định ngữ lâm thời (tức là những định ngữ không chỉ bản chất của sự vật). Chúng ta bắt gặp những ngữ danh từ như: cây quế – trong rừng, giếng – giữa đàng, con hạc – trong chùa,…

- Em như cây quế trong rừng

Thơm cay ai biết ngát lừng ai hay. [E175, tr.966]

- Thân em như giếng giữa đàng

Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân. [TH149, tr.2026]

- Em như con hạc trong chùa

Muốn bay nhưng mắc con rùa quấn chân. [E179, tr.966]

Khi bổ nghĩa cho danh từ các định ngữ lâm thời mang ý nghĩa chỉ nơi chốn, địa điểm điều này đã thể hiện được hoàn cảnh khắc nhiệt cùng cuộc sống đọa đày của người phụ nữ.

Ngoài ra chúng ta còn bắt gặp các ngữ danh từ như: trái bòng – trôi, trái bần:

- Thân em như trái bòng trôi

Gió đánh sóng dồi, nương tựa vào đâu? [TH176, tr.2032]

- Thân em như trái bần trôi

Sóng dập gió dồi, biết tấp vào đâu? [TH176B, tr.2032]

Ở đây, động từ “trôi” nó không giải thích chức năng, thuộc tính hay đặc trưng của sự vật, hiện tượng, mà cụ thể ở đây là “trái bòng”, “trái bần”. Mà động từ “trôi” trong ngữ “trái bòng trôi”, trái bần trôi”, thể hiện thân phận bọt bèo của người phụ nữ. Đồng thời nó lí giải sâu sắc hơn cho thân phận trôi nổi giữa dòng đời vô định.

Như vậy, ngữ danh từ với các cấu trúc khác nhau đã thể hiện sâu sắc thân phận người phụ nữ đó là những con người “phận mỏng má hường”, mong manh như “đèn chăng trước gió” suốt đời chịu cảnh gian truân.

2.2.1.2. Ngữ động từ

Qua quá trình khảo sát, chúng tôi thống kê được 88 ngữ động từ chỉ thân phận người phụ nữ. Các ngữ động từ này, thường có một động từ trung tâm và có một hoặc nhiều thành tố phụ xung quanh.

Có thể nói khi xét về ngữ động từ chỉ thân phận người phụ nữ, các ngữ ấy thường thể hiện vai trò làm con, làm dâu, làm vợ của họ. Chúng ta có kết cấu: “Làm + …”

+ “Làm thân con gái”, đây là ngữ động từ được xuất hiện nhiều lần trong ca dao, nó khẳng định bổn phận của người phụ nữ:

Cuốc kêu khắc khoải mùa hè

Làm thân con gái phải nghe lời chồng. [C1034, tr.521]

Người con gái sinh ra với thân phận kém hèn:

Quả chuông treo mấy cửa chùa

Làm thân con gái bán mua mấy lần. [Q36, tr.1746]

+ “Làm dâu”, có thể nói đây là trách nhiệm muôn đời của một người phụ nữ. Mà trong xã hội ngày xưa người ta phải ngậm đắng nuốt cay để sống với số kiếp của mình:

Đêm nằm tôi nghĩ tôi rầu Làm dâu thật khổ từ đầu chí đuôi

Ra thân tối mặt vùi đầu

Các chị sung sướng riêng dâu mẹ hành. [Đ405, tr.786]

Đời người con gái là vậy, làm dâu cũng bị ép buộc, không được tự mình định đoạt cho số phận:

Thân em mười sáu tuổi đầu

Cha mẹ ép gả làm dâu nhà người. [TH131, tr.2023]

+ “Làm lẽ”, nếu làm dâu đã cực đủ đường thân người phụ nữ như vậy, thì làm lẽ lại muôn phần đắng cay hơn. Cái kiếp chồng chung ấy được hiện rõ:

Thân em làm tốt làm lành

Lấy chồng làm lẽ như giành thủng trôn. [TH129, tr.2022]

Như vậy, ngữ động từ đã góp phần thể hiển rõ bổn phận của người phụ nữ. Trong cái bổn phận ấy, chúng ta thấy hiện lên thân phận éo le trong từng nghịch cảnh của người phụ nữ, ngay từ khi sinh ra cho đến khi lấy chồng làm dâu.

Một phần của tài liệu Từ ngữ chỉ thân phận người phụ nữ trong ca dao người việt (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)