Sự biến đổi khái niệm về đối tượng địa chất thành đối tượng địa chất công nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp thăm dò mỏ (Trang 28 - 31)

1.3. CÁC THÔNG SỐ ĐỊA CHẤT CÔNG NGHIỆP QUAN TRỌNG CỦA KHOÁNG SẢN

1.3.3. Sự biến đổi khái niệm về đối tượng địa chất thành đối tượng địa chất công nghiệp

Song những ranh giới địa chất tự nhiên của khoáng sản thường không bao giờ trùng với các ranh giới các phần có giá trị công nghiệp của chúng. Bởi vì các vỉa sản phẩm công nghiệp và các khu vực của chúng được khoanh nối theo những chỉ số về số lượng và chất lượng cho trước. Kích thước, hình thái và cấu trúc thân quặng công nghiệp xác định trong trường hợp này bởi các yếu tố kinh tế mỏ không trùng với ranh giới tự nhiên. Do đó khái niệm về cấu trúc của các tích tụ khoáng vật theo mức độ gián đoạn khoáng hóa bị thay đổi hoàn toàn và phụ thuộc chặt chẽ vào qui mô nghiên cứu. Trong khi đó qui mô này lại thay đổi theo yêu cầu của sản xuất mỏ.

Tương tự như vậy, hàm lượng trung bình của thành phần có ích trong khối khai thác, hoặc trong quặng khai thác được phụ thuộc vào kích thước của khối quặng khai thác, kích

27 thước lò khai thác. Sự thay đổi kích thước này dẫn đến sự thay đổi hàm lượng trung bình trong chúng. Như vậy, các điều kiện về khai thác và tuyển luyện khoáng sản có ảnh hưởng quyết định đến khái niệm về đối tượng nghiên cứu. Khi nghiên cứu địa chất mỏ khoáng cần chú ý theo dõi những biến đổi về điều kiện thế nằm, hình thái cấu trúc của các tích tụ khoáng vật để đạt được khái niệm về kinh tế - địa chất của đối tượng cần thăm dò.

Đánh giá mức độ tương ứng giữa những tính chất tự nhiên của khoáng sản với các yêu cầu hiện tại của công nghiệp và kinh tế mỏ là một vấn đề rất khó khăn, bởi lẽ:

- Chu vi địa chất và chu vi kinh tế - địa chất của các tích tụ khoáng sản trong lòng đất không hoàn toàn trùng nhau.

- Khái niệm về cấu trúc thân khoáng theo quan điểm địa chất và quan điểm kinh tế mỏ không trùng nhau.

- Kích thước của thể địa chất tự nhiên và kích thước đới sản phẩm và các vỉa sản phẩm v.v... không tương ứng với nhau.

Sự trùng nhau về khái niệm địa chất tự nhiên và địa chất công nghiệp trong đánh giá mỏ và qui mô trữ lượng, theo chất lượng trung bình của nguyên liệu khoáng là rất hiếm và chỉ có trong điều kiện sau:

+ Khoáng sản phân biệt rõ ràng với đá vây quanh với các ranh giới địa chất điều hoà.

+ Khoáng sản riêng có kích thước lớn hoặc bằng kích thước tối thiểu của một thể địa chất- công nghiệp qui định đối với loại khoáng sản đó.

+ Cấu trúc thân khoáng sản đồng nhất.

+ Thành phần khoáng vật của thân khoáng sản ổn định, độ tập trung phần có ích và thế nằm đồng nhất trong toàn bộ thể tích thân khoáng.

Chỉ khi nào có 4 điều kiện nêu trên mới hy vọng có sự trùng hợp giữa giá trị trữ lượng và chất lượng trung bình của nguyên liệu khoáng sản trong lòng đất nhận được theo tài liệu địa chất - khoáng vật với sự tính toán các điều kiện kinh tế địa chất mỏ. Tức là có sự tương ứng hoàn toàn các tính chất tự nhiên của khoáng sản với các yêu cầu hiện tại khai thác và công nghệ mỏ.

Trong thực tế thăm dò luôn xảy ra trường hợp không có sự trùng hợp nhau giữa các thể địa chất và thể địa chất - công nghiệp, cần phải phân tích kinh tế đối với các tài liệu địa chất nhận được. Kết quả sẽ xuất hiện nhiều phương án đánh giá khác nhau tuỳ thuộc yêu cầu kinh tế - kỹ thuật mỏ khi khoanh nối thân quặng không có ranh giới rõ ràng với đá vây quanh xuất hiện đa phương án do sự lựa chọn hàm lượng khác nhau, mỗi phương án cho hình dạng kích thước thân quặng khác nhau. Phương án tối ưu là phương án khoanh vỉa quặng công nghiệp có trữ lượng lớn nhất; đồng thời cho hình dạng vỉa bảo đảm khai thác đạt hiệu quả cao nhất với độ chứa sản phẩm cao nhất. Khi khoanh nối thân quặng luôn tính đến quy mô và kỹ thuật khai thác, tức là phải tính đến kích thước gương lò khai thác, kích thước khối khai thác v.v... Như vậy, xuất phát từ yêu cầu của sản xuất, việc đánh giá định lượng các tính chất quan trọng của khoáng sản cần phải thực hiện trong những thể tích có quan hệ địa chất và kỹ thuật mỏ đồng nhất.

P.H. Secman (1951, 1963) đã đề xuất khái niệm về “khối đồng nhất công nghệ” để đánh giá kết quả thăm dò trên cơ sở các khối “đồng nhất công nghệ mỏ” cần thiết trước hết phải biến đổi khái niệm về tính chất tự nhiên của các thành tạo khoáng sản thành các đối tượng kinh tế - địa chất. Cơ sở việc biến đổi này là chỉ tiêu công nghiệp chất lượng nguyên liệu khoáng vật và chỉ tiêu công nghiệp để tính trữ lượng. Yêu cầu của công nghiệp đến chất lượng nguyên liệu khoáng vật được xác định xuất phát từ đòi hỏi của công nghiệp khai thác tuyển, luyện đối với từng dạng nguyên liệu khoáng có tính đến khả năng xây dựng các cơ sở nguyên liêụ khoáng của đất nước, đến trạng thái hiện tại và tương lai phát triển kỹ thuật khai thác mỏ của đất nước, đến khả năng tuyển nguyên liệu khoáng sản. Chỉ tiêu tính trữ lượng được tính toán không chỉ theo

28 trạng thái kinh tế của các ngành công nghiệp, mà còn tính đến quy mô trữ lượng và đặc điểm chất lượng khoáng sản, các tính chất công nghệ của khoáng sản, các điều kiện địa chất mỏ và vị trí địa lý phân bố của mỏ khoáng sản.

MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Những loại khoáng sản nào được đánh giá là có tiềm năng tài nguyên lớn của Việt Nam ? Vị trí phân bố và loại hình khoáng sản có triển vọng nhất ?

2. Yếu tố magma và vai trò của yếu tố magma trong thành tạo khoáng sản ? 3. Yếu tố kiển trúc và vai trò của yếu tố kiến trúc trong thành tạo khoáng sản ?

4. Phân tích và làm rõ mối quan hệ của các yếu tố cấu trúc địa chất và quy luật phân bố không gian của khoáng sản đối với công tác thăm dò ?

5. Loại hình nguồn gốc, hình dạng, thế nằm và cấu trúc của thân khoáng có ảnh hưởng đối với công tác thăm dò ?

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp thăm dò mỏ (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(302 trang)