7.3. CÁC CHỈ TIÊU VỀ ĐIỀU KIỆN KHAI THÁC MỎ
7.3.6. Trữ lượng tối thiểu (Q min )
Trữ lượng khoáng sản tối thiểu là trữ lượng trong mỗi thân quặng khi khai thác phải bảo đảm thu được giá trị đủ hoàn lại chi phí đầu tư cơ bản và có lợi nhuận. Với khái niệm đó, trữ lượng tối thiểu phải bảo đảm cân bằng thu chi và xác định theo công thức sau:
Qmin.Km.(G - g) = K (7.20) tức
m min
K Q K
(G - g)
= (7.21) Công thức trên không tính đến yếu tố thời gian.
Trong đó:
Km - Hệ số tổn thất quặng trong khai thác, tuyển làm giàu (Km = KKT.KT với KKT: hệ số thu hồi trong khai thác; KT: hệ số thu hồi trong tuyển);
G - Giá trị của tổ phần có ích thu được từ 1 tấn quặng (1tấn tinh quặng);
g - Giá thành khai thác, tuyển quặng (gồm chi phí thăm dò, khai thác, tuyển và các loại thuế tài và thuế môi trường);
K - Vốn đầu tư cơ bản.
Các thân quặng có trữ lượng ≥ Qmin được xem là thân công nghiệp và đây là các đối tượng cần được lựa chọn thăm dò và đánh giá.
Chỉ tiêu trữ lượng tối thiểu thường áp dụng đối với các kiểu quặng dạng mạch.
Ngoài ra, đối với mỗi mỏ khoáng sản cụ thể, còn có các chỉ tiêu công nghiệp bổ sung riêng. Các chỉ tiêu công nghiệp cần bổ sung tùy thuộc vào điều kiện kỹ thuật khai thác mỏ hoặc do điều kiện kỹ thuật đòi hỏi.
Ví dụ: quặng sắt dùng trực tiếp luyện kim, ngoài các chỉ tiêu nêu trên, cần phải bổ sung chỉ tiêu về thành phần cỡ hạt, kích thước và loại cục quặng. Một số khoáng chất công nghiệp (đá hoa trắng, kaolin...) tùy thuộc lĩnh vực sử dụng, người ta phải quan tâm các chỉ tiêu về độ hạt, độ trắng...
177 MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Chỉ tiêu công nghiệp là gì ? Các loại chỉ tiêu liên quan tới các giai đoạn thăm dò và khai thác khoáng sản ?
2. Các quan điểm về việc xây dựng chỉ tiêu tính trữ lượng khoáng sản ? Các chỉ tiêu công nghiệp cơ bản ?
3. Chỉ tiêu hàm lượng biên Cb ? Phương pháp xác định chỉ tiêu hàm lượng biên như thế nào?
4. Chỉ tiêu hàm lượng công nghiệp tối thiểu CCN ? Phương pháp xác định chỉ tiêu hàm lượng công nghiệp tối thiểu ?
5. Bài tập 1
Trong quặng đồng, thành phần có ích chủ yếu là Cu, thành phần có ích đi kèm có sắt (manhetit - Fe3O4). Khoáng sản được khai thác bằng phương pháp khai thác lộ thiên, làm giàu bằng phương pháp đập nhỏ, tuyển bằng phương pháp nổi lấy tinh quặng đồng, sau đó tuyển lấy manhetit (F3O4). Giá thành khai thác một tấn quặng là 25 USD. Giá thành thăm dò 0,2USD/tấn quặng. Hệ số lợi nhuận yêu cầu hàng năm k =1,1. Các loại thuế môi trường và thuế tài nguyên 0,2 USD/tấn quặng. Hàm lượng thành phần cơ bản ở 2 khối thể hiện ở bảng BT7.1.
Bảng BT7.1. Bảng các đặc trưng về chất lượng trong các khối tính trữ lượng quặng đồng Khối đánh giá Hàm lượng của thành phần (%)
Cu Fe3O4
I II III
1,25 1,31 0,9
16 7 25
Hệ số thu hồi trong khai thác KKT = 0,9. Độ thu hồi trong tuyển đối với từng loại:
quặng đồng là 90%, sắt là 50%.
Chất lượng tinh quặng CCu = 23%, CFe = 60%.
Giá hàng hóa của 1 tấn tinh quặng đồng là 5000USD; tinh quặng sắt là 60USD.
Giá làm giàu 1 tấn quặng: 180 USD (theo giá năm 2010).
Yêu cầu:
- Xác định hàm lượng công nghiệp tối thiểu của Cu theo các số liệu đã cho.
- Đánh giá khả năng giảm hàm lượng công nghiệp tối thiểu của Cu khi khai thác có thu hồi quặng sắt và khả năng huy động các khối vào khai thác trong trường hợp khai thác có thu hồi thành phần có ích đi kèm (quặng sắt).
6. Bài tập 2
Khi khai thác khoáng sản sắt bằng phương pháp lộ thiên nếu không lấy đất phủ để làm vật liệu xây dựng (lớp phủ là cát kết thạch anh); trong trường hợp đó, để khai thác đảm bảo có lãi cần khoanh thân quặng công nghiệp với hàm lượng công nghiệp tối thiểu là 30% Fe. Song, do có sử dụng 1 phần đá cát kết thạch anh làm vật liệu xây dựng thông thường, do đó có thể giảm hàm lượng công nghiệp tối thiểu xuống một lượng tương đương với giá trị hàng hóa của phần đá cát kết thạch anh được sử dụng và đem lại lợi nhuận cho Công ty.
Yêu cầu: xác định chỉ tiêu hàm lượng công nghiệp tối thiểu của quặng sắt trong trường hợp có sử dụng một phần đất phủ làm vật liệu xây dựng; biết rằng: Kđp = 3,25; Ksd = 0,3; giá 1 tấn cát kết thạch anh làm vật liệu xây dựng là 100 ngàn đồng. Hệ số thu hồi cát kết thạch anh làm vật liệu xây dựng trong đất phủ Kthđp = 0,70; giá hàng hóa tinh quặng sắt là 1200 ngàn đồng, Ctq = 60%, hệ số thu hồi tinh quặng sắt là Kthc = 0,85.
178 7. Bài tập 3
Cho mặt cắt gồm 3 lỗ khoan thăm dò như hình vẽ:
1. Yêu cầu khoanh nối thân quặng công nghiệp theo các chỉ tiêu công nghiệp sau:
Hàm lượng biên Cb=0,3%; Hàm lượng công nghiệp tối thiểu CCN = 0,5%; Chiều dày thân quặng nhỏ nhất là 1,0m; chiều dày lớp đá kẹp hoặc thấu kính quặng không đạt chỉ tiêu công nghiệp lớn nhất là 1,0m. Chiều dài các mẫu lấy đều bằng nhau và bằng 1m.
2. Tính hàm lượng trung bình của thân quặng trên mặt cắt theo kết quả đã khoanh nối.
8. Bài tập 4
Cho mặt cắt gồm 3 lỗ khoan thăm dò như hình vẽ:
1. Yêu cầu khoanh nối thân quặng công nghiệp theo các chỉ tiêu công nghiệp sau:
Hàm lượng biên Cb=0,3%; Hàm lượng công nghiệp tối thiểu CCN = 0,5%; Chiều dày thân quặng nhỏ nhất là 1,0m; chiều dày lớp đá kẹp hoặc thấu kính quặng không đạt chỉ tiêu công nghiệp lớn nhất cho phép là 1,0m. Chiều dài các mẫu lấy đều bằng nhau và bằng 1m.
2. Tính hàm lượng trung bình của thân quặng trên mặt cắt theo kết quả đã khoanh nối.
179 TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Văn Lâm, Nguyễn Phương, Nguyễn Tiến Dũng. Địa chất khai thác mỏ khoáng.
Nhà xuất bản Giao thông Vận tải. Hà Nội, 2006.
[2]. Nguyễn Văn Lâm, Nguyễn Phương. Tìm kiếm và thăm dò các mỏ khoáng sản rắn. Nhà xuất bản Giao thông Vận tải. Hà Nội, 2009.
[3]. Đồng Văn Nhì, Trương Xuân Luận, Nguyễn Tiến Dũng. Phương pháp đánh giá kinh tế địa chất tài nguyên khoáng. Giáo trình Trường Đại học Mỏ - Địa chất. Hà Nội, 2002.
[4]. Đồng Văn Nhì, Nguyễn Phương, Nguyễn Văn Lâm, Trương Xuân Luận, Phan Viết Nhân.
Phương pháp thăm dò mỏ. Giáo trình Trường Đại học Mỏ - Địa chất. Hà Nội, 2003.
[5]. Những yêu cầu về nội dung và kết quả công tác thăm dò địa chất theo từng giai đoạn và từng bước. Tổng Cục Địa chất Việt Nam, Hà Nội 1976.
[6]. Thông tư 16/2012/TT-BTNMT ngày 29 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường: “Quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản, mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản”.
[7]. Каждан А.Б. Методологические основы разведки полезных ископаемых. Изд.
Недра, Москва, 1974.
[8]. Погребицкий Е.О., Терновой В.И. Геолого-экономическая оценка месторождений полезных ископаемых. Изд. Недр, Ленинград, 1974.
[9]. Прокофев А.П. Основы поискoв и разведки твepдых полезных ископаемых.
Изд. Недра, Москва, 1973.
[10]. Коган И. Д. Подсчет запасов и геолого-прoмышленная оценка pyдных месторождений. Изд. Недр, Москва, 1971.
[11]. S.K. Haldar. Mineral Exploration Principles and Applications, India, 2013.
180 Chương 8