LẬP TÀI LIỆU ĐỊA CHẤT TỔNG HỢP

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp thăm dò mỏ (Trang 156 - 159)

TẠI CÁC CÔNG TRÌNH THĂM DÒ

6.3. LẬP TÀI LIỆU ĐỊA CHẤT TỔNG HỢP

Kết quả lập tài liệu địa chất ở những công trình thăm dò khác nhau, các lỗ khoan cho ta một số lượng lớn các tài liệu rời rạc. Sau đó dựa vào các kêt quả thu thập từ các công trình thăm dò để thành lập bản đồ chung về hình dạng thân quặng, sự phân bố của các hạng quặng và chính xác hóa cấu trúc địa chất của mỏ. Các bản đồ công trình mặt bằng và hệ thống các mặt cắt qua mô tả là cơ sở để thành lập các tài liệu địa chất tổng hợp. Tất cả các bản vẽ tổng hợp và đồ thị được lập theo tỷ lệ nhất định, thường là 1:200 ÷ 1:2000 nằm trong hệ thống tọa độ xác định.

Tài liệu thu thập tại các công trình thăm dò là tài liệu thực tế thể hiện đầy đủ và trung thực kết quả nghiên cứu địa chất, địa hoá - khoáng vật, địa chất thuỷ văn và địa chất công trình trong quá trình thăm dò. Các tài liệu này chỉ thể hiện những yếu tố địa chất - khoáng sản ở từng công trình riêng biệt nên việc xử lý và thành lập tài liệu tổng hợp là bước rất quan trọng. Tài liệu địa chất tổng hợp được thành lập cho phép thể hiện rõ về cấu trúc địa chất mỏ, hình dạng, thế nằm và cấu trúc của thân khoáng, sự phân bố các kiểu tự nhiên của khoáng sản, đồng thời để tính trữ lượng và giải quyết những vấn đề liên quan đến đánh giá kinh tế - địa chất, thiết kế khai thác và khai thác mỏ. Trong quá trình tổng hợp cần tiến hành tuần tự theo các bước như sau:

- Đưa các yếu tố cần thể hiện lên từng công trình theo kết quả đã xử lý.

- Tiến hành liên hệ các yếu tố địa chất - khoáng sản theo tập hợp các công trình thăm dò.

155 - Thành lập tài liệu tổng hợp gồm bản đồ, hình chiếu và mặt cắt địa chất, bình đồ và mặt cắt lấy mẫu theo ranh giới vỉa sản phẩm, mô hình hình học mỏ trong không gian hai và ba chiều.

Tài liệu tổng hợp được thành lập trên cơ sở bản đồ và mặt cắt địa hình thể hiện các công trình thăm dò do bộ phận trắc địa cung cấp. Tỷ lệ của tài liệu tổng hợp phụ thuộc vào nội dung cần thể hiện, dạng khoáng sản, mức độ phức tạp của cấu trúc địa chất và qui mô của đối tượng nghiên cứu, có thể từ 1:25.000 đến 1:100. Ví dụ, bản đồ và mặt cắt địa chất của trường quặng thường thành lập ở tỷ lệ 1:5.000 đến 1:10.000, còn bản đồ địa chất mỏ và các khu vực riêng biệt của nó có thể lập ở tỷ lệ 1:500 đến 1:2.000. Tài liệu tổng hợp thể hiện kết quả thăm dò các bể quặng sắt lớn, mỏ than,...được thành lập ở tỷ lệ nhỏ hơn, còn đối với các mỏ đá quý thì tỷ lệ bản vẽ lớn hơn. Riêng bình đồ và mặt cắt lấy mẫu thành lập ở tỷ lệ từ 1:200 đến 1:500. Trên các bản vẽ này thể hiện tất cả các công trình thăm dò, vị trí lấy và kết quả phân tích mẫu, ranh giới thân khoáng theo tập hợp các chỉ tiêu lựa chọn.

Mặt cắt địa chất là cách chính để thể hiện hình dáng và cấu trúc bên trong của mỏ.

Trong trường hợp mỏ có dạng đẳng thước thì mặt cắt thẳng đứng thường được lập theo hai hướng vuông góc với nhau. Khi thành lập mặt cắt địa chất theo lỗ khoan thì nhất thiết phải tính toán độ lệch, phương vị và độ cong của lỗ khoan.

Cùng với các loại bản đồ và mặt cắt địa chất cần thành lập hình chiếu của thân khoáng trên mặt phẳng nằm ngang hoặc thẳng đứng. Trên các bản vẽ này thể hiện sự phân bố không gian của các khối tính trữ lượng theo từng kiểu tự nhiên của khoáng sản và theo các cấp khác nhau. Thông thường, các thân khoáng nằm ngang và dốc thoải được chiếu lên mặt phẳng nằm ngang, còn thân khoáng cắm dốc đến dốc đứng chiếu lên mặt phẳng thẳng đứng.

Trong quá trình thành lập tài liệu tổng hợp, tuỳ thuộc vào dạng khoáng sản và yêu cầu nghiên cứu có thể thành lập bổ sung các bản đồ đẳng trụ, đẳng vách và đẳng chiều dày thân khoáng, đẳng hàm lượng thành phần có ích hoặc đẳng trữ lượng điểm.

MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Vẽ thiết đồ công trình hào thăm dò, cho biết hào đào có phương vị là 300, thế nằm của đá trầm tích mà hào khống chế là đá phiến sét có thế nằm đo được là 10∠450 ?

2. Vẽ thiết đồ công trình hào thăm dò, cho biết hào đào có phương vị là 800, thế nằm của đá trầm tích mà hào khống chế là đá phiến sét vôi có thế nằm đo được là 80∠150 ?

3. Vẽ thiết đồ công trình hào thăm dò, cho biết hào đào có phương vị là 2400, thế nằm của đá trầm tích mà hào khống chế là đá phiến sét có thế nằm đo được là 60∠400 ?

4. Vẽ thiết đồ công trình hào thăm dò, cho biết hào đào có phương vị là 600, thế nằm của đá trầm tích mà hào khống chế là đá phiến vôi sét có đường phương đo được là 150÷3300, góc dốc 900 ?

156 TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Văn Lâm, Nguyễn Phương, Nguyễn Tiến Dũng. Địa chất khai thác mỏ khoáng.

Nhà xuất bản Giao thông Vận tải. Hà Nội, 2006.

[2]. Nguyễn Văn Lâm, Nguyễn Phương. Tìm kiếm và thăm dò các mỏ khoáng sản rắn. Nhà xuất bản Giao thông Vận tải. Hà Nội, 2009.

[3]. Đồng Văn Nhì, Nguyễn Phương, Nguyễn Văn Lâm, Trương Xuân Luận, Phan Viết Nhân.

Phương pháp thăm dò mỏ. Giáo trình Trường Đại học Mỏ - Địa chất. Hà Nội, 2003.

[4]. Phan Viết Nhân và nnk. Báo cáo kết quả thăm dò mỏ graphit Yên Thái, Yên Bái. Lưu trữ Trung tâm Địa chất. Hà Nội, 2014.

[5]. Những yêu cầu về nội dung và kết quả công tác thăm dò địa chất theo từng giai đoạn và từng bước. Tổng Cục Địa chất Việt Nam, Hà Nội 1976.

[6]. Thông tư 16/2012/TT-BTNMT ngày 29 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường: “Quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản, mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản”.

[7]. Бирюков В.И., Куличихин С.Н., Трофимов Н.Н. Поиски и разведка месторождений полезных ископаемых. Изд. Недра, Москва, 1973.

157 Chương 7

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp thăm dò mỏ (Trang 156 - 159)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(302 trang)