PHÂN NHÓM MỎ THEO ĐẶC TRƯNG RANH GIỚI CỦA THÂN QUẶNG

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp thăm dò mỏ (Trang 182 - 185)

- Nhóm mỏ gồm các thân quặng có ranh giới rõ ràng với đá vây quanh và hợp phần có ích phân bố đồng đều hoặc không đồng đều.

- Nhóm mỏ gồm các thân quặng có ranh giới không rõ ràng với đá vây quanh và hợp phần có ích phân bố đồng đều hoặc không đồng đều.

8.1.1. Thân quặng có ranh giới rõ ràng với đá vây quanh và hợp phần có ích phân bố đồng đều

Đặc trưng của nhóm mỏ này là thành phần vật chất của thân quặng khác biệt rõ ràng với đá vây quanh. Hàm lượng thực tế của hợp phần có ích trong thân quặng phân bố đồng đều và lớn hơn hàm lượng công nghiệp tối thiểu nên tất cả thân quặng đều có ý nghĩa công nghiệp. Đây là trường hợp đơn giản nhất, bởi lẽ ranh giới giữa quặng và đá vây quanh có thể quan sát trực tiếp trên các vết lộ tự nhiên và các công trình thăm dò. Trong trường hợp này ranh giới địa chất của thân quặng trùng với ranh giới thân quặng công nghiệp (ranh giới tính trữ lượng).

Mối quan hệ của hàm lượng hợp phần có ích trong thân quặng và trong đá vây quanh được thể hiện trên hình 8.1.

181 Hình 8.1. Thân quặng có ranh giới rõ ràng và hợp phần có ích phân bố đồng đều

MM - Đường biến đổi lớn nhất của hợp phần có ích; KK - Đường tiếp xúc của thân quặng với đá vây quanh.

CCN - Hàm lượng công nghiệp tối thiểu của hợp phần có ích; Ctt - Hàm lượng thực tế của hợp phần có ích.

8.1.2. Thân quặng có ranh giới rõ ràng với đá vây quanh và hợp phần có ích phân bố không đồng đều

Nhóm mỏ này thường đặc trưng bởi sự khác biệt rõ ràng giữa thành phần vật chất của thân quặng và đá vây quanh, song hợp phần có ích trong thân quặng phân bố không đồng đều.

- Hàm lượng thực tế của hợp phần có ích trong thân quặng có những giá trị thấp hơn và cao hơn hàm lượng công nghiệp tối thiểu, song hàm lượng trung bình nhỏ hơn hàm lượng công nghiệp tối thiểu (hình 8.2c).

Trong trường hợp hai và ba, trong ranh giới thân quặng sẽ xuất hiện các khoảng quặng không đạt chỉ tiêu công nghiệp (hình 8.b, 8.c). Đối với các trường hợp này khi khoanh nối thân quặng và tính trữ lượng cần làm sáng tỏ các yếu tố cơ bản sau:

+ Đặc điểm phân bố và kích thước của các khoảng không quặng hoặc quặng không đạt chỉ tiêu công nghiệp.

+ Đồng thời cần làm sáng tỏ khả năng và hiệu quả kinh tế khi áp dụng hệ thống khai thác chọn lọc hoặc để lại các khu vực này làm trụ bảo vệ khi khai thác và kiểm tra khả năng làm giàu quặng bằng phương pháp đơn giản.

Hình 8.2a. Thân quặng có ranh giới rõ ràng và hợp phần có ích phân bố không đồng

đều nhưng hàm lượng đều cao hơn CCN

Do hàm lượng hợp phần có ích trong thân quặng phân bố không đồng đều nên đối với nhóm mỏ này có thể gặp 3 trường hợp cơ bản sau:

- Hàm lượng thực tế của hợp phần có ích trong thân quặng đều lớn hơn hàm lượng công nghiệp tối thiểu. Trong trường hợp này tất cả thân quặng đều đạt yêu cầu công nghiệp, nên việc khoanh nối không phụ thuộc vào mức độ biến hóa của hàm lượng (hình 8.2a) và ranh giới địa chất của thân quặng trùng với ranh giới thân quặng công nghiệp.

- Hàm lượng thực tế của hợp phần có ích trong thân quặng có những giá trị cao hơn và giá trị thấp hơn hàm lượng công nghiệp tối thiểu, nhưng hàm lượng trung bình lớn hơn hàm lượng công nghiệp tối thiểu (hình 8.2b).

182 Hình 8.2b. Hàm lượng hợp phần có ích trong

thân quặng phân bố không đồng đều, nhưng hàm lượng trung bình (Ctb) cao hơn hàm

lượng công nghiệp tối thiểu (CCN)

Hình 8.2c. Hàm lượng hợp phần có ích trong thân quặng phân bố không đồng đều, nhưng hàm lượng trung bình (Ctb) thấp hơn hàm

lượng công nghiệp tối thiểu (CCN)

8.1.3. Thân quặng có ranh giới không rõ ràng với đá vây quanh và hợp phần có ích phân bố đồng đều

8.1.4. Các thân quặng có ranh giới không rõ ràng với đá vây quanh và hàm lượng hợp phần có ích phân bố không đồng đều

Nhóm mỏ này thuộc loại phức tạp hơn cả khi xác định ranh giới thân quặng để tính trữ lượng. Đặc trưng của nhóm mỏ này là thành phần vật chất trong thân quặng không khác biệt so với đá vây quanh, giữa chúng không có ranh giới rõ ràng. Sự khác biệt giữa thân quặng và đá vây quanh chỉ ở mức độ tập trung của thành phần có ích.

Trong trường hợp này, tính biến đổi của hàm lượng hợp phần có ích trong thân quặng và đá vây quanh đều thể hiện dưới dạng các dao động cục bộ (hình 8.4). Sự biến đổi đó làm cho ranh giới chuyển tiếp từ quặng sang đá vây quanh bị lu mờ hoặc bị che lấp.

a4

Hình 8.3. Thân quặng và đá vây quanh có ranh giới không rõ ràng và hợp phần có ích

phân bố đồng đều Đặc trưng của nhóm này là thành phần

vật chất của thân quặng và đá vây quanh tương tự nhau. Giữa quặng và đá vây quanh chỉ khác nhau ở mức tập trung của hợp phần có ích, nên có thể quan sát được hiện tượng giảm dần hàm lượng thành phần có ích từ thân quặng vào đá vây quanh.

Đối với nhóm mỏ này khi khoanh nối thân quặng công nghiệp cần chú ý đến đặc trưng giảm dần hàm lượng của thành phần có ích từ thân quặng vào đá vây quanh để xác định vị trí có hàm lượng thực tế trùng với hàm lượng công nghiệp tối thiểu. Trong trường hợp này, điểm tựa để xác định ranh giới thân quặng công nghiệp là giao điểm (K1) giữa đường hàm lượng thực tế với hàm lượng công nghiệp tối thiểu (hình 8.3).

183 Hình 8.4. Thân quặng và đá vây quanh không có ranh giới rõ ràng

và hợp phần có ích phân bố không đồng đều

Để xác định ranh giới thân quặng của nhóm mỏ này cần làm sáng tỏ hình dạng, kích thước và quy luật phân bố của các khu vực không quặng hoặc quặng không đạt chỉ tiêu. Từ hình 8.4 có thể nhận thấy: nếu khu vực không quặng ai được tách riêng trong khi khai thác, thì ranh giới thân quặng được vẽ theo đường B1B1. Nếu khu vực ai bắt buộc phải khai thác thì ranh giới thân quặng được vẽ theo AA nằm trong giới hạn đường B1B1 và B2B2. Để xác định đúng vị trí đường AA cần sử dụng chỉ tiêu hàm lượng biên để khoanh nối thân quặng, tuy nhiên phải đảm bảo hàm lượng trung bình của hợp phần có ích ở khu vực AA - B2B2 không thấp hơn hàm lượng công nghiệp tối thiểu.

Trong tự nhiên mối quan hệ của thân quặng và đá vây quanh cũng như đặc trưng phân bố của hợp phần có ích trong thân quặng rất phức tạp. Ví dụ, đặc trưng phân bố của hợp phần có ích theo đường phương của thân quặng thường khác biệt rõ ràng so với theo hướng dốc và chiều dày. Trong một số trường hợp tiếp xúc của thân quặng và đá vây quanh ở một phía nào đó rất rõ ràng, còn những phía khác tiếp xúc lại biểu hiện phức tạp. Vì vậy, trong quá trình khoanh nối thân quặng để tính trữ lượng có thể cần kết hợp một số các trường hợp nêu trên.

Đặc trưng cho nhóm mỏ này là các kiểu mạng mạch, đới mạch của các các mỏ kim loại (thiếc, wolfram, đồng, chì - kẽm), đất hiếm, urani và các mỏ vàng, bạc không phải kiểu mạch và nhiều mỏ khác có thành phần có ích phân bố không đồng đều. Các dạng sơ đồ nêu trên đặc trưng cho các kiểu ranh giới thân quặng với đá vây quanh trong tự nhiên, mức độ phân bố thành phần có ích trong quặng và các biện pháp khoanh nối ranh giới theo chiều dày của thân quặng (trên các công trình cắt qua thân quặng). Các dạng sơ đồ và biện pháp tương tự như đã nêu cũng được sử dụng để khoanh nối thân quặng theo đường phương và hướng dốc.

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp thăm dò mỏ (Trang 182 - 185)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(302 trang)