Mỗi năm Công ty triển khai thi công và thực hiện hơn 30 dự án, công trình, trong phạm vi bài viết tác giả đưa ra 10 dự án lớn nhất mà Công ty tự thực hiện từ năm 2009-2013.
Bảng 2.6: Danh mục các dự án đầu tư giai đoạn 2009 – 2013
TT Tên dự án
Tổng giá trị DA (tỷ
đồng)
Hình thức quản lý
dự án
Nguồn vốn thực
hiện
Thời gian thực
hiện
1 Cải tạo nâng cấp đường ô tô từ Khe Tam đến MBSCN mỏ than Khe Chàm III
36,135 Tự thực hiện
Quỹ Môi
trường 2011- 2013
2
Cải tạo môi trường, cảnh quan khu vực hồ Cầu Cuốn, Nội Hoàng, Khe Ươn - huyện Đông Triều - tỉnh QN
141,13 Tự thực hiện
Quỹ Môi
trường 2009- 2013
3
Cải tạo phục hồi môi trường bãi thải khu vực Ngã Hai - Quang Hanh
105,81
Tự thực hiện
Quỹ Môi
trường 2010- 2013
4 Cải tạo nâng cấp đường nội bộ
vùng than Hòn Gai - Cẩm Phả 135,62 Tự thực hiện
Quỹ Môi trường
2009- 2013 5 Trạm XLNT Vàng Danh - Thị
xã Uông Bí - Tỉnh Quảng Ninh 67,18 Tự thực hiện
Quỹ Môi trường
2011- 2013
6
Trạm XLNT Hà Tu - Công ty TNHH MTV Môi trường – Vinacomin
27,945
Tự thực hiện
Quỹ Môi
trường 2011- 2013
7
Trạm XLNT mỏ Núi Béo - Công ty TNHH MTV Môi trường – Vinacomin
35,17
Tự thực hiện
Quỹ Môi
trường 2011- 2013
TT Tên dự án
Tổng giá trị DA (tỷ
đồng)
Hình thức quản lý
dự án
Nguồn vốn thực
hiện
Thời gian thực
hiện
8 Trạm XLNT Cao Sơn - Giai
đoạn I 40,35 Tự thực
hiện
Quỹ Môi trường
2011- 2013 9 Trạm XLNT khu Đông Bắc
Mông Dương 42,13 Tự thực
hiện
Quỹ Môi trường
2011- 2013 10 Nhà máy xử lý và tái chế chất
thải công nghiệp nguy hại 173,017 Tự thực hiện
Quỹ Môi trường
2009- 2013 (Công ty TNHH MTV Môi trường - Vinacomin - Báo cáo thực hiện dự án
đầu tư phòng Đầu tư cung cấp)
2.2.2 Cơ sở pháp lý để quản lý các dự án đầu tư của Công ty
Với đặc điểm là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước và là chủ đầu tư của các dự án như thống kê trong Bảng 2.2, trong quá trình quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, VMEC áp dụng các căn cứ pháp lý sau đây:
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản của Luật xây dựng số 16/2003/QH11, Luật đấu thầu số 61/2005/QH11, Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11, Luật đất đai số 13/2003/QH11 và Luật nhà ở số 56/2005/QH11;
- Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư;
- Nghị định số 46/2012/NĐ-CP ngày 22/05/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2006 quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
- Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/09/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng;
- Nghị định số 68/2012/NĐ-CP ngày 12/09/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng;
Bên cạnh các văn bản Luật và Nghị định nêu trên, trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư, VMEC còn phải tuân thủ các Thông tư do các Bộ liên quan ban hành như: Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên môi trường, Bộ Công thương, Bộ Tài chính và các văn bản hướng dẫn của Tập đoàn Công nghiệp Than - khoáng sản Việt Nam.
2.2.3 Những đặc điểm có tính chất đặc thù của ngành Than - Khoáng sản có ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án đầu tư tại VMEC
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt nam hiện có khoảng 30 mỏ và các điểm khai thác than lộ thiên trong đó có 5 mỏ có công suất từ 1 triệu tấn đến trên 3 triệu tấn/ năm. Có khoảng 20 mỏ khai thác hầm lò trong đó có 7 mỏ có công suất từ 1 triệu tấn trở lên là: Mạo Khê, Vàng Danh, Nam Mẫu, Hà Lầm, Mông Dương, Khe Chàm, Dương Huy.
Quảng Ninh tập trung khoảng 67% trữ lượng than toàn quốc, chủ yếu là antraxít, sản lượng than mỡ rất thấp khoảng 200 ngàn tấn/năm. Quảng Ninh có 5 mỏ than lộ thiên lớn sản xuất với công suất trên 2 triệu tấn than nguyên khai/ năm là Cọc sáu, Cao sơn, Hà Tu, Đèo Nai, Núi Béo cung cấp đến 40% sản lượng cho TKV (Theo số liệu thống kê của Ban Thống kê kế toán Tập đoàn)
Tập đoàn giao cho các công ty quản lý tài nguyên, trữ lượng than. Hàng năm các Công ty khai thác than khoáng sản cho Tập đoàn theo hợp đồng giao nhận thầu khai thác sàng tuyển than.
Các đơn vị khai thác than, khoáng sản sau khi đã đào lò, khai thác tài nguyên dưới lòng đất thì phải có trách nhiệm hoàn nguyên lại môi trường cho khu vực khai thác và sản xuất đó.
Công ty TNHH MTV Môi trường - Vinacomin với ngành nghề kinh doanh là hoàn nguyên, hoàn thổ các bãi thải sau khai thác than; cải tạo, nạo vét các lòng hồ xây đập bảo vệ chống sạt lở các bãi thải, trồng rừng và trồng cỏ cho các đơn vị khai thác than lộ thiên; Đối với các đơn vị khai thác than hầm lò Công ty xây dựng các trạm để xử lý nước thải cho các mỏ. Nước thải sau khi đã được xử lý đạt tiêu chuẩn loại B TCVN 2010 trước khi xả thải ra môi trường.
Tập đoàn hình thành nguồn quỹ môi trường tập trung. Nguồn quỹ này được hình thành từ các nguồn quỹ sau
- Trích tối đa không quá 1,5% trên tổng doanh thu của các đơn vị sản xuất, chế biến than - khoáng sản
- Hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước cấp
- Tài trợ từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước
- Khoản lãi phát sinh từ tiền gửi kết dư quỹ môi trường than - khoáng sản - Các nguồn huy động hợp pháp khác.
*/ Phạm vi sử dụng quỹ môi trường tập trung
- Đầu tư các công trình, hệ thống thu gom, lưu trữ, xử lý, tái chế chất thải, các công trình, hệ thống phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm môi trường.
- Cải tạo, phục hồi môi trường, cảnh quan các bãi thải, khai trường và các khu vực sản xuất khác; cải tạo, phục hồi môi trường, cảnh quan các khu vực bị ảnh hưởng.
- Xây dựng, hệ thống thoát nước, xử lý nước, đập, kè, cống và các công trình giao thông liên quan đến công tác bảo vệ môi trường.
- Giải quyết khắc phục các sự cố môi trường, thiên tai
- Chi cho các hoạt đông để vận hành, sử dụng các công trình đã được đầu tư để xử lý ô nhiễm môi trường….
*/Hình thức sử dụng quỹ môi trường tập trung
- Cấp không hoàn lại để thực hiện các dự án, phương án không hình thành lên tài sản.
- Cấp tăng tài sản, theo dõi tính hao mòn đối với các tài sản hình thành tài sản cố định.
- Hình thức cấp vốn đối với các dự án, phần việc được phê duyệt cùng với kế hoạch sử dụng quỹ hàng năm.
Do có các điều kiện đặc thù riêng biệt của ngành than. Các gói thầu về môi trường cần được thực hiện để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng. sức khoẻ và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến các công trình liền kề. TKV đã trình Bộ KH và Đầu tư và báo cáo trình Chính phủ không áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại các điều 20,21,22,23,24,25 của Luật đấu thầu số 43/2013/QH 13, Thủ tướng Chính Phủ đã cho phép các đơn vị trong TKV được chỉ định thầu đối với các dự án sử dụng nguồn vốn quỹ môi trường tập trung và chỉ định trực tiếp cho Công ty TNHH MTV Môi trường - Vinacomin thực hiện tất cả các dự án này.
Do vậy việc thực hiện các dự án đầu tư từ nguồn vốn quỹ môi trường tập trung của TKV rất thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế cao vì:
+ Đối thủ cạnh tranh là không có Công ty Môi trường gần như là đơn vị độc quyền trong việc thực hiện các dự án sử dụng nguồn vốn quỹ Môi trường.
+ Các đơn vị chủ đầu tư là các đơn vị trực thuộc TKV nên việc quản lý dự án cũng thuận lợi và đơn giản hơn.