2.3. Phân tích thực trạng quản lý dự án đầu tư tại VMEC
2.3.1 Phân tích công tác lập dự án đầu tư
Các dự án đầu tư mà luận văn nghiên cứu là những dự án được đầu tư nhằm mục đích bảo vệ môi trường: Như nạo vét nòng hồ tạo cảnh quan môi trường dân sinh, xử lý nước thải tại các mỏ hầm lò đạt tiêu chuẩn loại B trước khi xả thải ra môi trường bên ngoài, xử lý và tái chế chất thải công nghiệp nguy hại của các đơn vị sản xuất khai thác than và các đơn vị phụ trợ đóng trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh.
Do đó công tác chuẩn bị đầu tư, trong đó có công tác lập báo cáo đánh giá tác động môi trường được Tập đoàn Công nghiệp - Than Khoáng sản Việt Nam và lãnh đạo Công ty đặc biệt quan tâm.
Chủ đầu tư
Phòng Đầu tư Ban quản lý dự án
Tổ chức thực hiện dự án I
Tổ chức thực hiện dự án II
Tổ chức thực hiện dự án III
Để đảm bảo tính chuyên môn và tính khách quan của các báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi, chủ đầu tư VMEC thuê các đơn vị tư vấn trong và ngoài nước, các đơn vị chuyên nghành về công tác môi trường như Đức, Isalen có nhiều kinh nghiệm để thực hiện. Trong hồ sơ mời thầu chọn tư vấn, VMEC đưa ra những yêu cầu cao về năng lực kinh nghiệm của nhà thầu, đồng thời đưa ra các yêu cầu chi tiết đối với các báo cáo nghiên cứu.
- Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư , các điều kiện thuận lợi và khó khăn;
- Dự kiến quy mô đầu tư , hình thức đầu tư;
- Chọn khu vực địa điểm xây dựng và dự kiến diện tích sử dụng trên cơ sở giảm tới mức tối đa việc sử dụng đất và những ảnh hưởng về môi trường, xã hội và tái định cư;
- Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ , kỹ thuật và các điều kiện cung cấp vật tư thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng;
- Phân tích, lựa chọn sơ bộ các phương án xây dựng;
- Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư;
- Tính toán sơ bộ hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế của dự án;
Các bảng thiết kế kỹ thuật của các dự án do VMEC đầu tư là từ các đơn vị tư vấn có chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực môi trường vì có tính chuyên nghiệp hơn và đầy đủ hơn. Đối với các dự án có yêu cầu kỹ thuật cao, đơn vị tư vấn được thuê là các đơn vị nước ngoài có năng lực, kinh nghiệm trong lĩnh vực môi trường như Đức và Isael.
Công tác lập dự án đầu tư của VMEC có nhiều thuận lợi vì các đơn vị có chức năng tư vấn trong Tập đoàn Công nghiệp - Than Khoáng sản Việt Nam đã có nhiều cố gắng, sắp xếp lại tổ chức, tăng cường lực lượng, đầu tư cơ sở vật chất, trang bị thêm máy móc thiết bị trợ giúp công nghệ cao…. để thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho các dự án của các doanh nghiệp trong Tập đoàn, trong đó có VMEC.
Các đơn vị tư vấn của Ngành Môi trường đã thực hiện một khối lượng dự án rất lớn, đáp ứng tương đối về tiến độ đầu tư các dự án, nhất là các dự án trọng điểm.
Tập trung lập các dự án đầu tư lớn, các thiết kế kỹ thuật của các công trình, duy trì, nâng cao năng suất, đảm bảo thực hiện tốt các yêu cầu ngặt nghèo về môi trường.
Các dự án do tư vấn thực hiện cho VMEC đã phần lớn đáp ứng được yêu cầu đầu tư trong giai đoạn 2009-2013, đặc biệt là dự án xây dựng Nhà máy xử lý và tái chế chất thải nguy hại. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại như chất lượng dự án chưa cao, có dự án phải sửa đổi, bổ sung nhiều lần làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công, thời gian thực hiện công tác đầu tư vẫn còn chậm, và khó khăn lớn nhất của VMEC khi thực hiện dự án là công tác đền bù giải phóng mặt bằng.
Việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm nhiều công đoạn khó khăn từ việc chuẩn bị đầu tư đến thi công xây dựng, trong đó công tác bồi thường GPMB gặp rất nhiều vướng mắc, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ công trình. Các dự án xây dựng thường bị chậm tiến độ do GPMB kéo theo sự trượt giá, ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành công trình. Để làm được việc này cần có sự quyết liệt của chủ đầu tư, sự vào cuộc của các tổ chức chính trị địa phương.
Công ty Môi trường – Vinacomin thực hiện nhiệm vụ làm chủ đầu tư thi công các công trình môi trường trong nội bộ Tập đoàn từ năm 2007. Đến nay đã thực hiện xong rất nhiều các dự án hạ tầng như các tuyến đường nội bộ vận chuyển than, cải tạo các bãi thãi, nạo vét cải tạo các hồ chứa nước, song suối…
Công tác GPMB phức tạp kéo dài phải kể đến các dự án như Cải tạo, nâng cấp đường nội bộ nối vùng than Hòn Gai với vùng than Cẩm Phả; Cải tạo bãi thải Ngã Hai Quang Hanh, cải tạo hồ Nội Hoàng, Cầu Cuốn, Khe Ươn… Sau khi có quy hoạch chi tiết sử dụng đất được UBND tỉnh phê duyệt, chủ đầu tư phối hợp với địa phương tổ chức công bố công khai quy hoạch, tổ chức họp dân phổ biến chính sách, chế độ của Nhà nước và của UBND tỉnh. Cùng đơn vị tư vấn về đo đạc tiến hành công tác đo vẽ trích lục hồ sơ kỹ thuật thửa đất của các hộ dân, đo vẽ bản đồ hiện trạng GPMB. Hồ sơ đo vẽ phải được sự thống nhất của các hộ dân, UBND phường xã, chủ đầu tư. Trên cơ sở hồ sơ ủy ban thành phố ra quyết định thu hồi đất, xây dựng kế hoạch kiểm đếm khối lượng tài sản các hộ dân làm cơ sở để xây dựng phương án bồi thường.
Các dự án vướng mắc về công tác GPMB cụ thể như sau:
Một là, dự án: “Cải tạo, nâng cấp đường nội bộ nối vùng than Hòn Gai với vùng than Cẩm Phả”
Do yêu cầu của TKV khi thiết kế các tuyến đường vận chuyển than phải có hành lang cây xanh 2 bên nhằm ngăn bụi và tạo cảnh quan nên dự án có tổng diện tích sử dụng đất rất lớn 8,7 ha. Điểm đầu tuyến tại thôn Làng Khánh phường Hà Khánh thành phố Hạ Long, tuyến chạy dọc theo sông Diễn Vọng qua phường Quang Hanh, xã Dương Huy thành phố Cẩm Phả, điểm cuối tuyến tại trung tâm Ngã Hai mỏ than Quang Hanh. Tổng số hộ dân có đất, tài sản bị dự án chiếm dụng là 65 hộ và 11 đơn vị. Công tác bồi thường bắt đầu thực hiện đầu từ năm 2008, kết thúc năm 2013.
Tại xã Dương Huy thành phố Cẩm Phả với 49 hộ dân, khó khăn lớn nhất do đây là xã vùng sâu vùng xa, chủ yếu các hộ dân làm nghề nông nghiệp, trồng rừng và nuôi trồng gia súc, cuộc sống khó khăn nên hiểu biết của các hộ dân còn nhiều hạn chế, bị thu hồi đất sản xuất rất khó bố trí chuyển đổi nghề và tạo việc làm. Phần lớn các hộ dân không đồng ý với phương án bồi thường (sau khi đã cùng Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Cẩm Phả, UBND xã Dương Huy, tổ trưởng tổ dân kiểm đếm khối lượng) với rất nhiều lý do, tạo thành tâm lý đám đông, nhà này nhìn nhà kia. Qua quá trình kiên trì vận động, thuyết phục các hộ dân về ý nghĩa, hiệu quả của dự án, về chế độ chính sách, dần dần các hộ hiểu và đồng ý nhận tiền bồi thường bàn giao mặt bằng thi công cho chủ đầu tư. Phương án thực hiện là nhóm các hộ dân lại, hộ dân nào dễ thực hiện trước, khó thực hiện sau. Tuy nhiên để GPMB được các hộ dân tại đây phải qua rất nhiều cuộc họp do TTPTQĐ tổ chức cùng các tổ chức chính trị của TP và UBND xã. Tâm lý các hộ dân cố tình kéo dài thời gian làm chậm tiến độ dự án, điển hình có hộ ông Nguyễn Văn Thương thuê luật sư khiếu kiện kéo dài lên thanh tra tỉnh, quốc hội, các kiến nghị của hộ dân này đều được giải quyết từng cấp dẫn đến thời gian giải quyết kéo dài. Đến năm 2010 hộ dân này sau khi được Công ty hỗ trợ thêm mới đồng ý nhận tiền và bàn giao mặt bằng thi công. Vướng mắc tiếp theo tại trung tâm Ngã Hai, tại đây có tới 33 hộ dân
có các công trình xây dựng hai bên đường để ở và bán hang, không thể bồi thường GPMB, công ty đã có văn bản báo cáo Tập đoàn không GPMB tại đoạn tuyến này và tận dụng đường bê tông đang sử dụng của Công ty than Quang Hanh, Tập đoàn đã chỉ đạo hai công ty giao nhận đoạn tuyến trên. Riêng 8,4 km địa phận Cẩm Phả phải GPMB trong 2 năm từ năm 2009 – 2011.
Công tác GPMB 2km đoạn qua thôn Làng Khánh phường Hà Khánh thành phố Hạ Long bắt đầu thực hiện từ năm 2010 đến 2013. Vướng mắc do công tác phê duyệt quy hoạch tuyến đường chồng lấn quy hoạch chi tiết sử dụng đất dẫn đến thành phố Hạ Long không ra được quyết định thu hồi đất để thực hiện công tác bồi thường.
Về đơn giá, chế độ chính sách thay đổi áp dụng trong cùng một dự án dẫn đến sự so bì giữa các hộ dân (Quyết định số 586/2008/QĐ-UBND ngày 3/3/2008 V/v quy định đơn giá bồi thường, GPMB nhà cửa, vật kiến trúc, công trình giao thông, công trình công nghiệp, cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh;
riêng phần cây trồng lại được thay đổi bằng QĐ số 2366/QĐ-UBND ngày 28/7/2008 V/v quy định đơn giá bồi thường thiệt hại về cây trồng khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng ninh). Công tác BT, GPMB tại khu vực vùng sâu, vùng xa giáp ranh giữa hai đơn vị hành chính dẫn đến các hộ dân được hưởng chế độ chính sách khác nhau. Ví dụ: Đền bù hạn mức đất ở tại P. Quang Hanh 300m2/hộ chính chủ x 300.000đ/m2 = 90.000.000 đồng nhưng tại xã Dương Huy hạn mức 400m2/họ chính chủ x 120.000đ/m2 = 48.000.000 đồng… Các hộ giáp ranh một bên là thuộc phường Quang Hanh, một bên là xã Dương Huy chênh lệch quá nhiều dẫn đến việc các hộ dân không đồng tình, không hợp tác.
Hai là, dự án Cải tạo cảnh quan khu vực hồ Cầu Cuốn, Nội Hoàng, Khe Ươn tại huyện Đông Triều: Đây là dự án mang tính cộng đồng vì đây là 3 hồ nước ngọt phục vụ tưới tiêu nông nghiệp của huyện Đông Triều, mục đích của dự án là mở rộng dung tích chứa nước và thi công các đập lọc phía thượng nguồn do phía thượng nguồn là các mỏ khai thác than của TKV. Công tác bồi thường được thực hiện với 39 hộ dân, tổng diện tích bồi thường 254,14 ha. Vướng mắc lớn nhất tại đây là do các hộ dân đăng ký trong sổ giao đất mục đích là trồng rừng nhưng lại
canh tác cây hoa mầu và xây nhà ở kiên cố. Khi tiến hành công tác GPMB thì không được bồi thường do chính sách không quy định. Do diện tích GPMB lớn dẫn đến các hộ giáp ranh xẩy ra tranh chấp, vì khi giao đất địa phương không giao chi tiết, không rõ ràng ….
Bảng 2.7: Tình hình lập dự án, thẩm định dự án và triển khai thực hiện dự án của VMEC trong các năm 2009-2013
Nội dung
1. Dự án Cải tạo môi trường, cảnh
quan khu vực hồ Cầu
Cuốn, Nội Hoàng, Khe ươn - huyện Đông Triều
- tỉnh QN
2. Dự án xây dựng trạm xử lý nước thải mỏ than Cao
Sơn
3. Nhà máy xử lý và tái chế chất thải công
nghiệp nguy hại
4. Cải tạo nâng cấp đường nội bộ nối vùng
Hòn Gai - Cẩm Phả
5. Cải tạo Môi trường bãi thải Ngã
hai Quang Hanh.
Thời gian lập dự án (ngày)
- Kế hoạch 180 90 180 90 120
- Thực hiện 210 125 260 180 150
- Chậm tiến độ
30 35 80 90 30
Số lần thẩm định 02 02 03 03 02
(Công ty TNHH MTV Môi trường - Vinacomin - Báo cáo kiểm điểm thực hiện đầu tư - Phòng Đầu tư Công ty cung cấp)