TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Một phần của tài liệu Giới thiệu môn học kinh tế môi trường (Trang 25 - 29)

CHƯƠNG I: MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN I- MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ NHẬN THỨC CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG

II- TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

1. Khái niệm tài nguyên và tài nguyên thiên nhiên:

- Theo nghĩa rộng: Tài nguyên bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, nhiên liệu - năng lượng, thông tin có trên Trái đất và trong không gian vũ trụ liên quan mà con người có thể sử dụng cho mục đích tồn tại và phát triển của mình.

- Theo quan niệm mới: Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, phi vật chất và tri thức được sử dụng để tạo ra của cải vật chất, hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới cho con người. Tuỳ theo nguồn gốc mà người ta có thể chia các tài nguyên này thành: tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn.

+ Tài nguyên nhân văn: là tài nguyên có nguồn gốc từ hệ thống kinh tế xã hội bao gồm: sức lao động của con người, tri thức, vốn, công nghệ…

+ Tài nguyên thiên nhiên bao gồm các yếu tố, các thành phần trong môi trường tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến và sử dụng nhằm thoả mãn các nhu cầu trong cuộc sống và các hoạt động kinh tế - xã hội khác. Tài nguyên thiên nhiên theo nghĩa hẹp: con người đã biết, có khả năng khai thác và sử dụng, theo nghĩa rộng:

tất cả các yếu tố, thành phần trong môi trường tự nhiên.

2. Phân loại tài nguyên thiên nhiên

Trong thực tế có nhiều cách phân loại tuỳ theo mục đích sử dụng và cách tiếp cận vấn đề:

- Theo dạng vật chất: đất, nước, không khí, rừng, khoáng sản, sinh vật…

- Theo tính chất hoá học: vô cơ, hữu cơ.

- Theo đặc tính sinh học: vô sinh, hữu sinh

- Theo mục đích sử dụng cho các hoạt động kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, du lịch dịch vụ.

- Theo đặc điểm phân bố: trong lòng đất, lộ thiên, ngoài bề mặt (năng lượng mặt trời).

2 6

Sơ đồ thể hiện phân loại nguồn tài nguyên tự nhiên

Động vật Thực vật

Có khả năng tái sinh

Tạo tiền đề tái sinh

Vi sinh vật Nước

Không thể tái sinh

Thổ nhưỡng Không khí Năng lượng mặt trời Tái tạo: Kim loại,thuỷ tinh... Cạn kiệt: Dầu khí,than đá....

Không có khả năng tái sinh Tài nguyên

thiên nhiên

- Cách phân loại theo quan điểm môi trường:

2.1. Tài nguyên có khả năng tái sinh

Khái niệm: Là những tài nguyên có thể tự duy trì hoặc bổ sung một cách liên tục khi được sử dụng hợp lý. Nếu sử dụng không hợp lý tài nguyên này có thể bị cạn kiệt và không tái sinh nữa

Ví dụ: Thực, động vật, vi sinh vật

2.2. Tài nguyên không có khả năng tái sinh

Khái niệm: Là những nguồn tài nguyên có một mức độ giới hạn trên trái đất, chỉ được khai thác ở dạng nguyên khai một lần

Phân loại: Loại tài nguyên này phân thành 3 nhóm chính:

+ Tài nguyên không có khả năng tái sinh nhưng tạo tiền đề cho tái sinh: đất, nước tự nhiên, không khí, năng lượng mặt trời...

+ Tài nguyên không có khả năng tái sinh nhưng tái tạo như: kim loại, thuỷ tinh, chất dẻo...

+ Tài nguyên cạn kiệt: than đá, dầu khí...

Sản xuất

Tiêu dùng

Đã tái tuần hoàn (RrP)

Đã tái tuần hoàn (RrC)

Chất thải (RP) Hàng hoá (G)

Chất thải (RC)

Thải bỏ (RdP)

Thải bỏ RdC Môi trường thiên nhiên

Môi trường thiên nhiên Nguyên

liệu (M)

3. Khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên: Mô hình cân bằng vật chất và chất lượng môi trường

Xét mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường thông qua biến đổi của dòng vật chất.

- Những yếu tố ở bên trong hình bầu dục là các bộ phận của hệ thống kinh tế, chúng nằm trong môi trường tự nhiên.

- Nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất được lấy từ môi trường tự nhiên:

các vật tư ở dạng tự nhiên, dạng nhiên liệu, khoáng sản và gỗ, chất lỏng như nước và dầu mỏ, nhiều loại khí như khí tự nhiên và oxy.

- Đầu ra của quá trình sản xuất bao gồm: hàng hoá và chất thải (hiệu suất sản xuất < 100%). Quá trình tiêu thụ cũng tạo nên chất thải thải vào môi trường.

- RC: Residuals consumption: chất thải tiêu dùng

2 8

R: recycled: tái chế

D: Dischanged: thải lại vào môi trường

- Chất thải của quá trình sản xuất: nhiệt năng, hoá chất, khí thải… Một phần chất thải bỏ ra được thu hồi (kim loại,…) để trở thành đầu vào của quá trình sản xuất, một phần chất thải không thể thu hồi thải lại vào môi trường gây ô nhiễm suy thoái môi trường.

- Theo định luật bảo toàn vật chất:

Số lượng nguyên, vật liệu = tổng lượng chất thải bỏ trong sản xuất và tiêu dùng

<=> M = RPd + Rcd (1)

Mặt khác: Số lượng nguyên, vật liệu (M) = Tái sản xuất ra (G) + Chất thải sản xuất (RP)- Tổng lượng được tái tuần hoàn của người sản xuất (RPr) và của người tiêu thụ (Rcr).

<=> M = G + RP – (RPr + Rcr) (2)

Theo (1): Muốn giảm lượng chất thải (RPd + Rcd) thì phải giảm nguyên vật liệu đưa vào hệ thống (M).

Theo (2): Muốn giảm M có 3 cách chủ yếu đó là:

* Giảm G:

+ Mục đích: Giảm chất thải bằng cách giảm số lượng hàng hoá và dịch vụ do nền kinh tế sản xuất ra

+ Xuất hiện một số quan điểm:

Quan điểm 1: Giảm số lượng hàng hoá và dịch vụ do nền kinh tế sản xuất ra là cách tốt nhất, lâu dài cho sự suy thoái môi trường vì nó giảm được lượng chất thải tương ứng.

Quan điểm 2: Chủ trương “dân số không tăng trưởng ” để có thể kiểm soát tác động vào môi trường dễ dàng hơn.

=> Không khả thi về kinh tế - xã hội:

(1) Dân số không thay đổi có thể tăng về kinh tế do vậy vẫn tăng nhu cầu sử dụng nguyên, vật liệu; (2) Tác động môi trường có thể lâu dài và luỹ tích nên ngay cả khi dân số không tăng dân số vẫn có thể suy thoái.

* Giảm RP

+ Mục đích: Giảm M bằng cách giảm chất thải sản xuất RP với số lượng thành phẩm đã cho trong khi các dòng khác không thay đổi.

+ Cách thực hiện: 2 cách

(1) Nghiên cứu, chế tạo và áp dụng các công nghệ và thiết bị mới vào sản xuất nhằm tạo ra lượng chất thải ít hơn trên một đơn vị thành phẩm. Còn gọi là giảm

“cường độ chất thải” của sản xuất.

(2) Thay đổi về thành phần bên trong của sản phẩm theo hướng từ tỷ lệ chất thải cao đến tỷ lệ chất thải thấp trong khi vẫn giữ nguyên tổng số. Ví dụ: chuyển dịch từ kinh tế sản xuất chế tạo sang kinh tế dịch vụ.

* Tăng (RPr - Rcr):

+ Mục đích: Giảm lượng chất thải bằng cách tăng tái chế, tái sử dụng, đưa chúng trở lại vào quy trình sản xuất.

+ Tái tuần hoàn không bao giờ là hoàn chỉnh mà chỉ có thể tạo cơ hội lớn để giảm dòng thải. Bởi vì quy trình sản xuất đã làm thay đổi cấu trúc vật lý của nguyên vật liệu đầu vào nên gây khó khăn cho việc tái sử dụng chúng. Nguồn vật chất đã chuyển hoá thành năng lượng thì không thể nào có thể phục hồi được. Thêm vào đó quy trình tái tuần hoàn cũng có thể tạo ra chất thải.

Một phần của tài liệu Giới thiệu môn học kinh tế môi trường (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(157 trang)
w