CHƯƠNG I: MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN I- MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ NHẬN THỨC CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG
III- MỐI QUAN HỆ GIỮA MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN
1.1. Khái niệm:
Phát triển là thay đổi theo chiều hướng tăng tiến về mọi mặt của đời sống kinh
3 0
tế - xã hội.
1.2. Đối tượng, mục tiêu và động lực của sự phát triển:
- Con người vừa là đối tượng, vừa là động lực của phát triển. Vì thế, mục tiêu của sự phát triển là không ngừng cải thiện chất lượng cuộc sống vật chất, văn hoá, tinh thần của con người (cá nhân hay cộng đồng).
- Phát triển là tạo điều kiện cho con người sinh sống bất kỳ nơi đâu trong một quốc gia hay trên cả hành tinh đều được trường thọ, đều được thoả mãn các nhu cầu sống, đều có mức tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ tốt mà không phải lao động quá cực nhọc, đều có trình độ học vấn cao, đều được hưởng những thành tựu về văn hoá và tinh thần, đều có đủ tài nguyên cho một cuộc sống sung túc, đều được sống trong một môi trường trong lành, đều được hưởng các quyền cơ bản của con người và được bảo đảm an ninh, an toàn, không có bạo lực.
2. Phát triển kinh tế và tăng trưởng kinh tế 2.1. Phát triển kinh tế
“Phát triển Kinh tế có thể hiểu là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về qui mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hội”.
- 2 biểu hịên:
+ Tăng trưởng kinh tế (điều kiện cần)
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội theo chiều hướng tiến bộ (điều kiện đủ).
Ví dụ: kinh tế (cơ cấu ngành, lãnh thổ, tiêu dùng), xã hội (cơ cấu dân trí, giới, văn hoá: du lịch…)
2.2. Tăng trưởng kinh tế:
- Theo cách hiểu hiện đại, tăng trưởng kinh tế là việc mở rộng sản lượng quốc gia tiềm năng của một nước, sự tăng lên không ngừng GNP tiềm năng thực (GNP thực là GNP đã được điều chỉnh theo sự thay đổi giá: GNP thực = GNP danh nghĩa-
Thu nhập suy giảm
Đói nghèo Thiếu vốn, kiến thức,
phương tiện
Khai thác TNTN bừa bãi, lãng phí
TN cạn kiệt, MT suy thoái
Ảnh hưởng năng suất lao động, ảnh hưởng sức khoẻ
Giảm phát của GNP).
- Tăng trưởng kinh tế được đo bằng tốc độ và quy mô: Quy mô được biểu hiện bằng số lượng tuyệt đối, còn tốc độ tăng trưởng được biểu hiện bằng số lượng tương đối thời kỳ này so với thời kỳ trước.
3. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển.
3.1. Khuynh hướng thứ nhất: ưu tiên phát triển, mục tiêu phát triển không biết đến, không quan tâm đến sự thay đổi của môi trường.
- Khuynh hướng này tồn tại phổ hiến ở nhiều nước trong giai đoạn trong và sau cách mạng công nghiệp, các nước đang phát triển và chậm phát triển hiện nay.
- Kết quả là suy giảm các chức năng của môi trường, môi trường bị suy thoái làm cho cơ sở của phát triển bị thu hẹp; tài nguyên của môi trường bị giảm sút về số lượng và chất lượng, trong điều kiện dân số ngày càng tăng lên, là nguyên nhân gây nên sự nghèo khó, cùng cực của con người. Tấn thảm kịch ở một số nước Châu Phi (Xômali, Êtiopia, Uganda, Ruanđa, v.v...) là một bằng chứng cho sự "ô nhiễm do nghèo đói" (Pollution of Poverty) ở các nước đang phát triển.
+ Đối với khu vực chưa phát triển: “vòng tròn luẩn quẩn do đói nghèo”
+ Đối với khu vực đã phát triển: lối sống hưởng thụ, tiêu hao nhiều tài nguyên 3.2. Khuynh hướng thứ hai: ưu tiên bảo vệ môi trường:
3 2
+ "Tăng trưởng bằng không hoặc âm" (Zero or Negative Growth) để bảo vệ các nguồn tài nguyên hữu hạn.
+ "Chủ nghĩa bảo vệ" chủ trương không can thiệp vào các nguồn tài nguyên sinh học để bảo vệ chúng.
+ "Chủ nghĩa bảo tồn" (Conservationism) chủ trương không đụng chạm vào thiên nhiên, nhất là tại các địa bàn chưa được điều tra, nghiên cứu đầy đủ. Chủ trương này tồn tại những năm 1960 - 1970.
Tất cả những khuynh hướng, quan điểm trên đều là không tưởng, đặc biệt đối với các nước đang phát triển, nơi mà tài nguyên thiên nhiên là nguồn vốn cơ bản cho mọi hoạt động phát triển của con người. Còn ở các nước phát triển thì xuất hiện lý thuyết không tưởng về "đình chỉ phát triển". Bởi lẽ trước đây và ngay cả hiện nay phần lớn các nguồn tài nguyên của các nước đang phát triển bị khai thác lạm dụng, tiêu thụ quá mức để phục vụ cho các lợi ích của các nước công nghiệp hoá phát triển và chính tại đây lại xảy ra hiện tượng "ô nhiễm do giàu có" (Pollution of affluence).
3.3. Khuynh hướng thứ ba: Coi trọng cả hai: môi trường và phát triển (win – win solutions).
+ Cuối những năm 70 xuất hiện quan điểm phát triển bền vững. Nó được hình thành trên cơ sở sự nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa môi trường và phát triển.
+ Phát triển tạo điều kiện về vật chất, công nghệ, tri thức… để nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường, ngược lại cần bảo vệ môi trường để đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
Kết luận: Phát triển và môi trường không phải là hai vế luôn luôn đối kháng và mẫu thuẫn nhau theo kiểu loại trừ, có cái này thì không có cái kia. Do vậy phải đặt vấn đề "phát triển và môi trường" để có thể đạt tới sự phát triển mà không phải hi sinh vấn đề môi trường.
4. Phát triển bền vững 4.1. Khái niệm
- Khái niệm phát triển bền vững xuất hiện trong thời kỳ bảo vệ môi trường từ những năm 70, sau đó trở nên phổ biến trên quy mô toàn cầu. Cho đến nay thế giới đã có 113 quốc gia xây dựng và phát triển bền vững ở cấp quốc gia, bên cạnh 65000 chương trình phát triển bền vững cấp ngành, địa phương.
- Định nghĩa của Brundtland: “Phát triển bền vững là sự phát triển thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không làm tổn hại đến khả năng thoả mãn nhu cầu của thế hệ tương lai”.
- Định nghĩa của UNEP (TK):
"Phát triển bền vững là một sự phát triển lành mạnh, trong đó sự phát triển của cá nhân này không làm thiệt hại đến lợi ích của cá nhân khác, sự phát triển của cá nhân không làm thiệt hại đến lợi ích của cộng đồng, sự phát triển của cộng đồng người này không làm thiệt hại đến lợi ích của cộng đồng người khác, sự phát triển của thế hệ hôm nay không xâm phạm đến lợi ích của các thế hệ mai sau và sự phát triển của loài người không đe doạ sự sống còn hoặc làm suy giảm nơi sinh sống của các loài khác trên hành tinh (các loài cộng sinh)
4.2. Nội dung phát triển bền vững
- Đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa các mục tiêu kinh tế - xã hội và môi trường trong tất cả các hoạt động ở tầm vĩ mô và vi mô.
=> Từ khái niệm phát triển bền vững, thực chất là một sự phát triển có tinh tổng hợp cao và có hệ thống. Tiếp cận quan điểm hệ thống và tổng hợp cho phép hai nhà môi trường học Canađa là Jacobs và Sadler trình bày mối quan hệ biện chứng giữa phát triển và môi trường trong sơ đồ dưới đây.
C
3 4 KINH TẾ
MÔI TRƯỜNG
- Đánh giá tác động môi trường - Tiền tệ hoá tác động môi trường
- Công bằng giữa các thế hệ - Sự tham gia của quần chúng - Công bằng giữa các thế hệ
- Mục tiêu trợ giúp việc làm
+Tăng trưởng + Hiệu quả + Ổn định
+ Đa dạng sinh học và thích nghi
+ Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên + Ngăn chặn ô nhiễm
+Giảm đói nghèo + Xây dựng thể chế + Bảo tồn di sản và văn hoá dân tộc
Tiếp cận phát triển bền vững
XÃ HỘI
A B
Phát triển bền vững
PTBV ≈ A ∩ B ∩ C
C
Hình: Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội và môi trường
Mô hình đó cũng đã được Mohan Munasingle, chuyên gia của ngân hàng thế giới (WB) phát triển vào năm 1993.
Như vậy, nội dung của phát triển bền vững liên quan đến mối quan hệ giữa kinh tế, xã hội và môi trường.
+ Cực môi trường: Phát triển theo hướng bền vững phải tính toán kỹ đến sự tác động qua lại giữa con người và thiên nhiên để sự phát triển kinh tế - xã hội không làm suy thoái hoặc huỷ diệt môi trường.
+ Cực kinh tế: Cực này đảm bảo sự tăng trưởng, hiệu quả và ổn định.
+ Cực xã hội: Phát triển bền vững đòi hỏi sự phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển xã hội, nghĩa là xoá đói, giảm nghèo, tiến bộ và công bằng xã hội; bảo vệ các di sản văn hoá v.v..
Như vậy, Phát triển bền vững là một sự phát triển cân đối giữa ba cực tăng trưởng kinh tế, xã hội và môi trường, không được xem nhẹ cực nào.
4.3. Các chỉ số phát triển bền vững (1) Chỉ số về sinh thái
Chỉ số này rất khó lượng hoá vì tuỳ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh tự nhiên trên từng lãnh thổ. Một cách tổng quát là sự phát triển gọi là đạt chỉ tiêu này khi sự phát triển ấy vừa giải quyết được nhiệm vụ tăng trưởng triển kinh tế nhưng vẫn bảo vệ được các hệ sinh thái cơ bản trên lãnh thổ, tức là bảo vệ được môi trường nền trên một phạm vi rộng của không gian lãnh thổ. Đo lường chỉ tiêu này trên một lãnh thổ cụ thể thường người ta căn cứ vào sự đa dạng sinh học, mức độ khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên có khả năng tái sinh và không có khả năng tái sinh.
(2) Chỉ số phát triển con người (HDI)
Khái niệm: Chỉ số HDI là thước đo tổng hợp về sự phát triển của con người trên phương diện sức khỏe, tri thức và thu nhập.
3 6
Dk - Dmin Dmax - Dmin Dik =
EK - Emin Emax - Emin EIK =
Ký hiệu và cách tính ba chỉ tiêu thành phần như sau:
- Trình độ giáo dục : D - Tuổi thọ : E - Thu nhập đầu người : I a1. Chỉ số phát triển giáo dục.
Đối với mỗi vùng (Hay mỗi nước) thứ k, trình độ giáo dục D được cấu thành bởi hai thành tố: tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ nhập học các cấp giáo dục tiểu học, trung học và đại học. Ta có chỉ tiêu tổng hợp:
DIk = a x Tỷ lệ người lớn biết chữ (Dik) + b x tỷ lệ nhập học các cấp (Dik).
Trong đó, a = 2/3 và b = 1/3.
Đối với các chỉ tiêu thành phần, chỉ số phát triển giáo dục DIk của vùng (hay nước) thứ k được tính theo công thức:
Trong đó: Dik là chỉ số thành phần Dk là giá trị thực.
Dmin và Dmax là giá trị tối thiểu và tối đa.
a2. Chỉ số tuổi thọ bình quân.
Chỉ số tuổi thọ bình quân của một nước hay một vùng thứ k được tính theo công thức sau đây:
Trong đó:
EIk là chỉ số tuổi thọ trung bình.
EK là tuổi thọ bình quân tính từ khi sinh
Emin và Emax là tuổi thọ tối thiểu và tối đa của dân cư.
a3. Chỉ số thu nhập đầu người
Chỉ số thu nhập được đo bằng GDP thực tế đầu người theo sức mua tương đương tính bằng đô la Mỹ (PPP USD).
Ik - Imin
IIk = Imax - Imin
Trong đó:
IIk là chỉ số thu nhập đầu người ở vùng (hay nước) thứ k.
Ik là giá trị thu nhập đầu người tối đa ở vùng (hay nước) thứ k.
Imin là giá trị thu nhập đầu người tối thiểu ở vùng (hay nước) thứ k.
Chỉ số phát triển con người tổng hợp HDI của vùng (hay nước) thứ k được tính như sau: HDIk = DIk1/3 + EIk1/3 + IIk1/3.
Ngoài chỉ số HDI, hiện nay người ta còn dùng các chỉ số khác như HPI-1; HPI- 2 là các chỉ số nghèo khổ con người cho các nước đang phát triển; Chỉ số GDI là chỉ số phát triển giới....Ngoài ra, còn có những chỉ số được các nước trên thế giới sử dụng, đặc biệt là ở các nước phát triển như chỉ sô về sự tự do con người (HFI - Human Free Index): việc làm, tôn trọng quyền con người, an sinh, không có bạo lực, v.v...
3 8