CHƯƠNG IV: KHAN HIẾM TÀI NGUYÊN, DÂN SỐ, KINH TẾ VÀ
II- KHAN HIẾM TÀI NGUYÊN CÓ KHẢ NĂNG TÁI SINH
- Tài nguyên tái sinh (TNTS) là tài nguyên có khả năng tự tái sinh và tự tái tạo
=> trữ lượng không cố định. Ví dụ: 1 đàn cá có trữ lượng 1000 tấn, tốc độ tăng tái sinh 10%/năm, nếu không khai thác thì sẽ có trữ lượng 1100 tấn cá sau 1 năm, nếu khai thác 100 tấn thì trữ lượng không đổi, nếu khai thác lớn hơn tốc độ tái sinh 500 tấn => còn 600 tấn
- Tài nguyên tái sinh có thể bị cạn kiệt nếu khai thác không đúng cách.
1 1
2. Mô hình khai thác và khả năng cạn kiệt đối với nguồn tài nguyên có khả năng tái sinh
Việc khai thác tài nguyên tái sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Trữ lượng và sản lượng khai thác.
- Nỗ lực và mức độ khai thác.
- Lợi ích – chi phí của quá trình khai thác.
2.1. Mối quan hệ giữa sản lượng khai thác và trữ lượng sẵn có của tài nguyên - Sản lượng khai thác: Là số lượng tài nguyên được con người lấy ra từ nguồn tài nguyên thiên nhiên tái sinh phục vụ cho mục đích kinh tế.
- Trữ lượng sẵn có của tài nguyên: vốn tài nguyên có được trong môi trường - Mối quan hệ giữa sản lượng khai thác và trữ lượng tài nguyên: ràng buộc, chặt chẽ biểu hiện:
+ Nếu khai thác sản lượng vượt quá mức tái sinh do trữ lượng vốn có tạo ra thì tạo ra nguy cơ cạn kiệt trữ lượng
+ Nếu khai thác sản lượng nhỏ hơn mức tái sinh do trữ lượng vốn có tạo ra thì trữ lượng tài nguyên đó tiếp tục gia tăng
=> Phương án tối ưu: Khai thác mức sản lượng đúng bằng mức tái sinh do trữ lượng vốn có tạo ra.
2.2. Quản lý kinh tế đối với nguồn tài nguyên tái sinh
- Liên quan đến sản lượng tái sinh, trữ lượng sẵn có và nỗ lực khai thác (liên quan chặt chẽ giữa mức thu nhập đem lại so với mức chi phí bỏ ra).
- Các mô hình giả định: Ví dụ: đánh bắt cá
2.2.1. Mối quan hệ giữa sản lượng (tái sinh) và trữ lượng.
- Trữ lượng là lượng tài nguyên có, sản lượng là lượng tài nguyên tái sinh
1 1 4 Sản lượng
MSY
SMSY Smax
S0
Trữ lượng
E0 EMS
Y
EMA X
Nỗ lực MSY
Sản lượng
- MSY: Maximum sustainable Yield: Mức sản lượng tối đa bền vững. Trữ lượng và sản lượng tái sinh có quan hệ chặt chẽ với nhau.
+ Khi trữ lượng thấp thì sản lượng cá sẽ cao. Cạnh tranh nguồn thức ăn xảy ra dẫn tới tốc độ gia tăng của sản lượng nhỏ dần và sản lượng đạt cực đại tại SMSY.
+ Tốc độ tăng của sản lượng sau điểm SMSY là âm cho đến Smax - trữ lương tối đa hay trữ lượng cân bằng về mặt sinh học, tại đó sản lượng = 0 (nghĩa là tốc độ sinh và tốc độ tử bằng nhau).
2.2.2. Mối quan hệ giữa nỗ lực đánh bắt và sản lượng
- Nỗ lực dánh bắt và quy mô của trữ lượng có quan hệ nghịch đảo.
- Nỗ lực đánh bắt tăng lên thì ở giai đoạn đầu sản lượng tăng, đến mức tối ưu EMSY nào đó thì nỗ lực đánh bắt cân bằng với sản lượng. Sau đó, nỗ lực đánh bắt tăng thì sản lượng giảm và giảm tới 0 khi nỗ lực đánh bắt là EMAX.
1 1
E0 EMS
Y
EMA X
Nỗ lực Thu nhập tối đa
Thu nhập/Chi phí
EPR OF
EOA
Tổng chi phí
= ngày làm việc x lương mỗi ngày
2.2.3. Mối quan hệ giữa doanh thu, chi phí và nỗ lực đánh bắt
- Đường tổng lợi ích (thu nhập) tương đương với đường khai thác vì khai thác càng nhiều thì lợi ích càng cao.
- Chi phí đánh bắt cá căn cứ vào số ngày làm việc và mỗi ngày chịu một khoản chi phí trung bình như nhau cho tất cả thời gian đánh bắt.
- Nỗ lực đánh bắt càng lớn thì chi phí đánh bắt càng cao, đường tổng chi phí có xu hướng đi lên: khi khai thác càng cao thì chi phí càng lớn.
Điểm khai thác tối ưu về mặt kinh tế có trùng với điểm khai thác tối ưu về sản lượng?
- Doanh nghiệp đạt sản lượng tối ưu khi MR = MC (hệ số góc của đường tổng lợi ích = hệ số góc của đường tổng chi phí) => Điểm khai thác tối ưu về mặt kinh tế
<=> tương ứng với mức khai thác ít hơn so với mức khai thác tối ưu về mặt sản lượng
1 1 6
Tỷ lệ chiết khấu = Tỷ lệ tăng trưởng sinh học
Tỷ lệ tăng giá tài nguyên trong tương lai +
- Trên đồ thị, việc khai thác cá có lợi nhất tại điểm EPROF, là điểm có mức nỗ lực thấp hơn MSY.
- Điểm khai thác tối ưu về mặt kinh tế chỉ có thể đạt được khi nguồn tài nguyên đó là nguồn tài nguyên sở hữu cá nhân. Còn đối với nguồn tài nguyên sở hữu chung, mọi người đều có quyền khai thác thì điểm cân bằng sẽ đạt được tại điểm giao nhau giữa tổng lợi ích và tổng chi phí và gần với điểm mà tại đó mức trữ lượng bằng 0.
- Biểu hiện trên đồ thị: Sự thu hút của ngành đánh cá đối với những người đánh cá mới tiếp tục đầu tư đánh bắt chỉ mở rộng đến EOA (lợi nhuận bằng không). Đây là điểm cân bằng “tự do tiếp cận” hay còn gọi là điểm cân bằng khai thác tự do cho vấn đề quản lý đánh cá.
- Nếu nỗ lực đánh bắt tối đa tiếp cận đến EMAX sẽ dẫn đến nguy cơ khai thác quá mức. Hay sự khai thác tự do dẫn tới nguy cơ đó.
2.3. Tỷ lệ chiết khấu
- Cũng giống như tài nguyên không tái sinh, để đảm bảo việc khai thác tốt tài nguyên tái sinh cần xác định đúng tỷ lệ chiết khấu trong quá trình khai thác của các doanh nghiệp.
- Ví dụ: Với cá thì tốc độ tăng trưởng sinh học là tốc độ tăng trưởng của cá tức là sự tăng trọng lượng của trữ lượng cá; Tốc độ tăng giá tài nguyên trong tương lai là khả năng thu được lợi ích do việc không thu hoạch cá. Cái lợi này sẽ xẩy ra nếu giá cả tăng lên theo thời gian vì việc để cá lại dưới biển làm cho giá trị của nó tăng lên.
+ Nếu tỷ lệ chiết khấu = Tỷ lệ tăng trưởng + Tỷ lệ tăng giá => Khai thác trong hiện tại = khai thác trong tương lai.
+ Nếu tỷ lệ chiết khấu > Tỷ lệ tăng trưởng + Tỷ lệ tăng giá => Khai thác hiện tại có lợi hơn khai thác tương lai.
1 1
+ Nếu tỷ lệ chiết khấu < Tỷ lệ tăng trưởng + Tỷ lệ tăng giá => Khai thác tương lai có lợi hơn khai thác ở hiện tại.
- Ví dụ cụ thể: Cho tỷ lệ chiết khấu là 10%, tốc độ tăng trưởng sinh học 3%, tốc độ tăng giá là 5%. Nên chọn giữa thu hoạch 100 tấn cá hiện tại với giá 100.000 đồng/tấn hay chờ đợi.
Bảng kết quả như sau:
Thu hoạch cá hiện tại Chờ đợi (thu hoạch sau) Doanh thu
Giá trị chiết khấu
10.000.000 đ 10.0000.000 đ
10.815.000đ 9.832.000đ
+ Nếu thu hoạch cá tại thời điểm hiện tại thì không phải trừ chiết khấu: tổng giá trị có được của tiền bán cá là: 100 x 100.000 = 10.000.000đ
+ Nếu thu hoạch cá sau một năm: tốc độ tăng trưởng sinh học là 3% =>trữ lượng cá sau một năm là 100 x 3% = 103 tấn; Giá cả tăng 5% => Sau một năm giá cá là 105.000đ/tấn => Doanh thu cá sau 1 năm là: 103 x 105.000đ = 10. 815.000đ
Mặt khác tỷ lệ chiết khấu = 10% => Giá trị hiện tại của doanh thu sau 1 năm là: 10.815.000/1,1 = 9.832.000 đ
Kết luận: Trong trường hợp này tài nguyên nên được khai thác ngay.
- Giả sử tỷ lệ chiết khấu là 6%, bài toán được tính lại :
Thu hoạch cá hiện tại Chờ đợi (thu hoạch sau) Doanh thu
Giá trị chiết khấu
10.000.000 đ 10.0000.000 đ
10.815.000đ 10.203.000đ
=> Kết luận: Tỷ lệ chiết khấu 6% thấp hơn tổng giá trị tăng sinh học và tăng tư bản cộng lại thì nên khai thác sau một năm
1 1 8
- Nếu tỷ lệ chiết khấu = 8% = tổng giá trị tăng sinh học và tăng tư bản cộng lại
=> Giá trị khai thác của năm sau là 10.013.000đ ≈ giá trị khai thác năm đầu => nên có thể khai thác năm sau hoặc hiện tại đều được.