CHƯƠNG V: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
III- QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG DOANH NGHIỆP
1. Những vấn đề chung về Quản lý môi trường doanh nghiệp:
1.1. Khái niệm:
Quản lý môi trường doanh nghiệp là việc doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ và bảo vệ quyền lợi của mình thông qua những giải pháp đồng bộ có liên quan đến bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
1 4 2
1.2. Lý do doanh nghiệp bảo vệ môi trường:
- Do có sự quản lý môi trường của Nhà nước đối với doanh nghiệp dưới hình thức kiểm soát và cưỡng chế từ đó buộc các doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ quản lý môi trường của mình để tồn tại và phát triển (chủ yếu).
- Các doanh nghiệp trực tiếp tham gia quản lý môi trường để nâng cao uy tín, mở rộng phạm vi ảnh hưởng và thực hiện tốt mối quan hệ giữa doanh nghiệp và cộng đồng xã hội.
- Do tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau và giữa yêu cầu tồn tại của doanh nghiệp với yêu cầu phát triển của xã hội nhằm mục đích giảm chi phí, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Sức ép về tài chính doanh nghiệp cần phải tham gia quản lý và bảo vệ môi trường để tạo điều kiện thuận lợi cho việc vay vốn, nhận tài trợ, trợ cấp và được hưởng thụ các chính sách ưu đãi nói chung.
1.3. Ý nghĩa:
- Giảm bớt chi phí đầu vào, chi phí sản xuất, chi phí chế biến và bảo quản sản phẩm.
- Nâng cao hiệu quả của việc quản lý đối với doanh nghiệp.
- Tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm và nâng cao vị thế và hình ảnh của doanh nghiệp trong xã hội.
- Tăng khả năng hợp tác quốc tế.
- Tạo điều kiện để có được giấy phép hoạt động lâu dài.
2. Nội dung Quản lý môi trường doanh nghiệp
Bao gồm hàng loạt các giải pháp đồng bộ nhằm đảm bảo 2 nội dung chủ yếu:
+ Sản xuất sạch hơn
+ Thực hiện bộ tiêu chuẩn về chất lượng môi trường ISO 14000 - là bộ tiêu
1 4
chuẩn quốc tế có liên quan đến quản lý môi trường.
2.1. Sản xuất sạch hơn (SXSH) 2.1.1. Khái niệm:
- Sản xuất sạch hơn thực chất là một quá trình phấn đấu thường xuyên liên tục để đạt được hiệu quả bảo vệ môi trường trong suốt quá trình từ sử dụng tài nguyên thiên nhiên, sản xuất sản phẩm, bảo quản và phân phối sản phẩm theo chiều hướng ngày càng tăng về phẩm chất môi trường.
- SXSH không chỉ là chiến lược trong lĩnh vực môi trường mà còn bao gồm những nội dung kinh tế quan trọng. Các vấn đề về môi trường được giải quyết trước khi chúng có thể phát sinh (cách tiếp cận phòng ngừa).
- Trên thực tế SXSH có nghĩa là:
+ Tránh hoặc giảm bớt lượng chất thải được sản sinh ra;
+ Sử dụng có hiệu quả các nguồn năng lượng và nguyên vật liêu;
+ Sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ có lợi cho môi trường;
+ Giảm bớt lượng chất thải xả vào môi trường, giảm chi phí và tăng lợi ích.
- SXSH có bản chất khác so với phương pháp cuối đường ống. SXSH làm giảm lượng chất thải còn các công nghệ kiểm soát cuối đường ống chỉ là sự trung chuyển ô nhiễm từ dạng này sang dạng khác.
- Các biện pháp chống ô nhiễm hoặc kiểm soát chất thải được thực hiện chỉ sau khi ô nhiễm hoặc chất thải phát sinh không được coi là SXSH. Ví dụ như: Tái chế ngoài phạm vi xí nghiệp; Di chuyển các chất thải độc hại sang một môi trường trung gian khác; Xử lý chất thải trước khi đổ bỏ nhằm làm giảm độ độc hại mà không phải là loại trừ chúng…
2.1.2. Các nguyên tắc và các phương pháp SXSH:
* Các nguyên tắc bao gồm:
1 4 4
+ Nguyên tắc cảnh giác: Nguyên tắc này đòi hỏi giảm bớt sự can thiệp của con người vào môi trường.
+ Nguyên tắc phòng chống: Nguyên tắc này đòi hỏi những sự thay đổi ngay từ những khâu đầu tiên của hệ thống sản xuất hoặc tiêu dùng.
+ Nguyên tắc tích hợp: Tích hợp là việc áp dụng một cách nhìn tổng hợp đối với toàn bộ chu trình sản xuất và phương pháp trong việc thực hiện ý tưởng này, thông qua phân tích chu trình sống của sản phẩm.
* Các phương pháp SXSH:
+ Quản lý nhà xưởng tốt: Những quy định hợp lý về quản lý và tác nghiệp nhằm ngăn ngừa các chất ô nhiễm bị rò rỉ…
+ Thay thế đầu vào: Thay thế các vật liệu đầu vào bằng những vật liệu khác ít độc hại hơn, dễ tái tạo hơn, hoặc thêm vào các vật liệu phụ gia (ví dụ: Dầu bôi trơn, chất làm nguội máy móc, chất tẩy rửa, vv...) để tăng tuổi thọ cho sản phẩm.
+ Kiểm soát tốt hơn đối với quy trình sản xuất: Cải tiến quá trình làm việc, hướng dẫn sử dụng máy móc và thực hiện việc ghi chép theo dõi đầy đủ quy trình công nghệ…
+ Thay đổi trang thiết bị: Thay đổi các trang thiết bị hoặc vật dụng hiện có (Ví dụ: bằng cách bổ sung thêm vào dây chuyền các bộ phận đo lường hoặc kiểm soát).
+Thay đổi công nghệ: Thay thế công nghệ, thay đổi trình tự trong dây chuyền sản xuất....
+ Thay đổi sản phẩm: Thay đổi các tính chất đặc trưng của sản phẩm hoặc làm giảm thiểu ảnh hưởng của việc sản xuất loại sản phẩm đó đối với môi trường.
+ Sử dụng năng lượng có hiệu quả: Năng lượng là nguồn đầu vào có khả năng gây ra các tác động môi trường rất đáng kể, có thể thay thế nguồn năng lượng sạch hơn như mặt trời, năng lượng gió.
+ Tái chế, tái sử dụng ngay tại chỗ: Tái sử dụng các nguồn vật liệu bị thải ra
1 4
ngay trong quy trình sản xuất đó, hoặc sử dụng cho các mục đích khác.
2.1.3.. Lợi ích của SXSH
+ Cải thiện tình trạng môi trường: SXSH làm tăng tính hiệu quả của việc sử dụng nước hoặc năng lượng, giảm thiểu chất thải, giảm lượng nguyên vật liệu độc hại được đưa vào sử dụng, giảm mức sử dụng các nguồn tài nguyên, duy trì chất lượng đất trồng, giảm mức ô nhiễm do hiệu ứng nhà kính. SXSH còn giúp cải thiện điều kiện làm việc và bảo vệ tốt hơn chất lượng nước và không khí.
+ Giảm chi phí tổng thể: SXSH giúp làm giảm mức phát sinh chất thải, mức tiêu thụ nguyên vật liệu, năng lượng và nước.
+ Tăng năng suất: ứng dụng SXSH mang lại những lợi ích như: Độ tin cậy cao hơn của thời gian biểu và các kế hoạch ngân sách; các nguồn lực được sử dụng hiệu quả; Cải tiến điều kiện làm việc; Giảm các nghĩa vụ pháp lý.
+ Tăng lợi thế so sánh: Các công ty có hiện trạng môi trường tốt và các sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường sẽ có lợi thế trên thị trường. Vì người tiêu dùng ngày càng ý thức rõ hơn về vấn đề môi trường.
+ Môi trường liên tục được cải thiện: Đây là lợi ích quan trọng nhất; áp dụng SXSH bảo đảm rằng môi trường được cải thiện một cách liên tục nhằm mục tiêu phát triển bền vững.
2.1.4. Đánh giá tính khả thi đối với dự án SXSH Bao gồm các đánh giá:
- Đánh giá kỹ thuật:
+ Đánh giá về tính thực tế của phương án về trang thiết bị, ảnh hưởng của việc thực hiện tới chất lượng sản phẩm và năng suất, những yêu cầu về duy tu và sử dụng, các kỹ năng cần thiết cho việc vận hành và giám sát.
+ Đưa những thay đổi về về đặc tính kỹ thuật vào bảng cân đối nguyên vật liệu đã được dự kiến trước, thể hiện những thay đổi này dưới dạng các dòng đầu vào/đầu
1 4 6
ra và các nhu cầu về năng lượng sau khi thực hiện phương án SXSH này.
- Đánh giá kinh tế:
Sử dụng các chỉ tiêu như: NPV, IRR, BCR để thực hiện đánh giá - Đánh giá môi trường:
Xác định các tác động tích cực và tiêu cực của phương án SXSH đối với môi trường. Đánh giá môi trường phải tính đến tất cả các yếu tố liên quan đến vòng đời sản phẩm hoặc dịch vụ. Có hai cách phân tích vòng đời sản phẩm hiện đang phổ biến là phân tích định tính và phân tích định lượng.
2.2. Thực hiện bộ tiêu chuẩn về chất lượng môi trường
Bộ tiêu chuẩn ISO14000 (International Standardiztion Organization) được soạn thảo và ban hành cuối năm 1996 dựa trên các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng ISO9000 và xem xét các vấn đề về môi trường toàn cầu.
Bộ tiêu chuẩn được xây dựng trên cơ sở thoả thuận quốc tế bao gồm các yêu cầu đối với các yếu tố cơ bản có thể điều chỉnh được để thiết lập nên hệ thống quản lý môi trường có khả năng cải thiện môi trường một cách liên tục tại các tổ chức cơ sở.
Bộ tiêu chuẩn bao gồm 2 nhóm tiêu chuẩn:
Các tiêu chuẩn về đánh giá tổ chức:
+ Hệ thống tổ chức, quản lý môi trường trong doanh nghiệp
+ Kiểm định, kiểm tra những vấn đề môi trường trong doanh nghiệp + Đánh giá kết quả hoạt động môi trường của doanh nghiệp
Các tiêu chuẩn về đánh giá sản phẩm:
+ Nhãn môi trường của các sản phẩm
+ Đánh giá những chỉ tiêu môi trường có trong sản phẩm + Đánh giá vòng đời của sản phẩm