CHƯƠNG II: KINH TẾ HỌC CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
IV- HÀNG HOÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
- Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn được nhu cầu nào đó của con người và nó được sản xuất ra để bán. Hàng hoá có 2 thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị (hao phí nguồn lực xã hội, cơ sở để so sánh các sản phẩm).
- Yếu tố chất lượng môi trường: nước sạch, không khí sạch, cảnh quan môi trường đẹp, thơ mộng - là yếu tố rất quan trọng của sự sống, nó đáp ứng những nhu cầu sống cơ bản của con người, có phải là hàng hoá?
- Chất lượng môi trường cũng có 2 thuộc tính đó là Giá trị sử dụng và Giá trị + Giá trị sử dụng: Hàng hoá chất lượng môi trường nhờ vào các thuộc tính vật lý, hoá học, sinh học vốn có của nó (tính chất vật chất của đất, nước, không khí ...) đã thoả mãn rất nhiều nhu cầu của con người.
Giá trị sử dụng hàng hoá chất lượng môi trường có một số điểm khác biệt sau đây:
+ Mang tính cộng đồng cao, tính xã hội tuyệt đối
+ Vừa là đầu vào (tư liệu sản xuất) vừa là đầu ra (tư liệu tiêu dùng), vừa là
8 0
nguyên liệu vừa là nhiên liệu của mọi quá trình sản xuất từ giản đơn đến phức tạp.
+ Tính đặc thù rất cơ bản là hàng hoá chất lượng môi trường trong quá trình sử dụng khó có thể phân định được. Vì vậy xét trên tính đặc thù này hàng hoá chất lượng môi trường là hàng hoá công cộng.
+ Giá trị: Khi kinh tế - xã hội phát triển: dân số tăng cao, nhu cầu lớn => mức độ tác động của con người vào môi trường gia tăng, vượt quá khả năng tự điều chỉnh của môi trường. Do vậy muốn khôi phục chất lượng môi trường cần đầu tư các nguồn lực: máy móc, thiết bị, công nghệ… để thu gom, xử lý chất thải, khí thải… tạo ra những chi phí (giá cả).
Chất giá trị hàng hoá chất lượng môi trường là lao động trừu tượng (chất lượng lao động, hao phí thời gian, lao động trí tuệ).
Về lượng giá trị hàng hoá chất lượng môi trường được đo bằng lượng thời gian lao động xã hội cần thiết và nó được lượng hoá theo quy tắc: tỷ lệ thuận với số lượng lao động và tỷ lệ nghịch với năng suất lao động.
- Chất lượng môi trường là hàng hoá thừa nhận việc cần đầu tư cho việc phục hồi chất lượng môi trường. Người sản xuất phải thu đủ bù chi phí sản xuất chất lượng môi trường + lợi nhuận và người tiêu dùng phải có khả năng và sẵn lòng chi trả cho việc tiêu dùng hàng hoá môi trường.
2. Tài nguyên sở hữu chung
2.1. Định nghĩa
Tài nguyên sở hữu chung là nguồn tài nguyên không phải do đơn lẻ cá nhân hay công ty nào kiểm soát. Nếu việc sử dụng những tài nguyên này không bị hạn chế sẽ dẫn đến việc chúng bị khai thác quá mức bởi những người đến trước chiếm dụng.
Ví dụ về tài nguyên sở hữu chung bao gồm: đáy biển đầy cá của đại dương;
những kho dầu hay nguồn nước dưới lòng đất, việc sử dụng không khí và nguồn nước làm chỗ thải các sản phẩm, những cánh rừng nhiệt đới nhiều mưa ở các nước đang phát triển, những con chim di cư, những động vật hoang dã, v.v…
f(Q)= TP
f’(Q) = HP f(Q)/Q= AP Đánh bắt
0
2.2. Phân tích kinh tế và nguồn tài sản chung
* Ví dụ nghề đánh bắt cá ở đại dương
Cá là một nguồn tài nguyên có khả năng tái sinh, nhưng chúng cũng có thể bị cạn kiệt và thay đổi môi trường do việc khai thác thiếu kiểm soát hiện nay đang đe doạ nguồn cá của thế giới.
*Phân tích bản chất kinh tế của nguồn tài nguyên sở hữu chung
- Giả sử chúng ta xem xét một bãi đánh bắt cá với diện tích 200 dặm xa bờ là một tài nguyên sở hữu chung. Các quốc gia được quyền tự do khai thác ở địa phận đánh bắt này.
- Giả sử rằng chúng ta đang có một số lượng cá nhất định. Gọi Q là số các tàu đánh cá hiện đang có mặt ở khu vực này. Số lượng cá (tính bằng tấn) của số cá đánh được, ta gọi là y, là hàm của số các con tàu đánh cá ở đây: y = f(Q), với f(Q) là hàm sản xuất.
- Việc đánh cá yêu cầu các đầu vào khác như lao động và thiết bị đánh bắt. Để đơn giản chúng ta coi đó là “những chiếc tàu đánh bắt”.
- Phân tích Mối quan hệ giữa số tàu tăng lên và lượng cá đánh bắt:
+ Hàm sản xuất thể hiện quy luật lợi tức giảm dần do diện tích ngư trường cố định. Khi số lượng tàu tăng lên, lượng cá đánh bắt trung bình trong một đợt hay còn
8 2
MC
MR AR Q*
Q Lượng 0
Giá
b
a
c
d Thuê mướn
khan hiếm
QP
gọi là sản lượng của mỗi tàu (f(Q)/Q) sẽ giảm, giống như các mẻ hay sản phẩm cận biên, f’(Q). Chú ý là sản lượng cận biên giảm xuống ở một tỷ lệ nhanh hơn sản lượng bình quân.
+ Giả định rằng chi phí cận biên của lượng cá trên số tàu, ký hiệu là MC = c và giả định giá một tấn cá là p.
+ Doanh thu đánh bắt: TR(Q) = py = pf(Q).
+ Tổng chi phí đánh bắt TC(Q) = cQ.
+ Thu nhập cận biên ký hiệu là MR(Q), và chi phí cận biên MC(Q), thu nhập bình quân pf(Q)/Q.
* Trường hợp ngư trường là tài sản chung:
- Ngư trường là tài sản chung do đó tất cả mọi người có quyền tự do khai thác.
Một ngư dân đơn lẻ sẽ tiếp tục đưa thêm các tàu vào ngư trường cho đến khi anh ta có thể trang trải được hết chi phí, có nghĩa là đến điểm hoà vốn. Vì vậy, ngư dân này sẽ còn đưa thêm tàu đánh bắt cá của mình ra miễn là lợi nhuận bình quân của một tàu,
∏(Q)/Q = ∏*(Q) không âm, nghĩa là: ∏(Q)/Q = ∏*(Q) ≥0
Việc tham gia đánh bắt sẽ còn tiếp tục cho tới khi lợi nhuận thu được từ đánh bắt bằng 0: Qp: ∏(Q) = 0
<=> ∏(Q) = p*f(Q) – cQ = 0 <=> pf(Q)/Q = c <=> Qp đạt tại: AR = MC
- Nếu ngư trường được quản lý thì chủ sở hữu sẽ tối đa hoá lợi ích ròng của mình nghĩa là lợi ích để đưa con tàu cuối cùng ra bằng với chi phí cận biên
Max (TR – TC) = Max (p*f(Q) – cQ)
<=> Q*: p*f’(Q) – c = 0
<=> Q*: MR = MC
=> So sánh Qp > Q* ta có kết luận: Khi một nguồn tài nguyên không được quản lý, thì quyền sở dụng tự do sẽ dẫn tới việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên đó.
Thuê mướn khan hiếm (thuế khan hiếm): Thuật ngữ kỹ thuật dùng cho lợi ích ròng thu được từ một nguồn tài nguyên nào đó.
* Lưu ý rằng chỉ có tại điểm Q*, ta mới có thể xác định thuê mướn khan hiếm là: ∏(Q) = Q*[AR(Q*) – MC(Q*)] vì MR(Q*) = MC(Q*).
3. Hàng hoá công cộng
3.1. Hàng hoá công cộng thuần tuý - Có 2 tính chất sau:
+ Không loại trừ: không có ai bị loại ra khỏi phạm vi hưởng lợi hay tiêu dùng thứ hàng hoá đó một khi nó đã được sản xuất ra. Tính chất không loại trừ được thể hiện ở chỗ nó có thể sử dụng hàng hoá mà không phải trả tiền trực tiếp.
+ Không cạnh tranh (chi phí cận biên của việc cung cấp nó cho thêm một đơn vị người tiêu dùng bằng 0 MC =0): Sự tiêu dùng hàng hoá của 1 người không làm giảm bớt số lượng hay chất lượng hàng hoá có sẵn đối với những người khác.
- Vấn đề tự do khai thác.
- Ví dụ: khí quyển, quốc phòng, đại dương, đa dạng sinh học, các ví dụ về ngắm phong cảnh và tầng ôzôn…
8 4 P
0
S = MC
A E MB(D’’
) WTP D’
Q*A Q*E Q
3.2. Hàng hoá công cộng không thuần tuý:
- Có 2 tính chất:
+ Không loại trừ
+ Cạnh tranh: Những người sử dụng gây ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng hàng hoá của nhau.
- Sự can thiệp lẫn nhau của những người sử dụng là ví dụ của những ngoại ứng tiêu cực.
- Ví dụ: đánh cá ngoài biển, chiều cầu qua lại, các ví dụ về lái xe trên đường cao tốc…
3.3. Chất lượng môi trường là hàng hoá công cộng:
- Trong thực tế đa số các yếu tố chất lượng môi trường không thể phân định từng yếu tố một cách rõ ràng. Hàng hoá chất lượng môi trường được sử dụng bởi rất nhiều người hoặc tất cả mọi người => Nó là hàng hoá công cộng.
- Chất lượng môi trường có hai tính chất: tính không loại trừ, không cạnh tranh
=> Gây ra hiện tượng “người ăn theo”. Các cá nhân chỉ cân nhắc lợi ích ròng của họ, bỏ qua những lợi ích bên ngoài mà những người khác có được từ những đóng góp của họ - những lợi ích bên ngoài không được nhắc đến trong những quyết định cá nhân.
Kết quả là sự đóng góp của xã hội sẽ không đủ để cung cấp hàng hoá công cộng theo ý muốn - mà sẽ là dưới mức cung => Gây ra thất bại thị trường
- D = WTP (Willingness to pay) < MB
- Mục đích xã hội: Max NSB = TSB – TSC => điều kiện: MB (MSB) = MC.
- Mức hoạt động hiệu quả xã hội tại E (Q*E).
- Thị trường cung cấp: S = D tại A (Q*A).
=> Q*A < Q*E: Thiếu thị trường
- Khi người ăn theo tăng => D’ => Q*A giảm đến 0: vắng thị trường => Giải pháp: cần có sự can thiệp của Chính phủ:
+ Quy định chính sách về bắt buộc đóng góp