CHƯƠNG II: KINH TẾ HỌC CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
II- CÁC VẤN ĐỀ VỀ NGOẠI ỨNG
1.1. Khái niệm:
Ngoại ứng là những hiện tượng xảy ra khi một quyết định sản xuất hoặc tiêu dùng của một hay một số cá nhân tác động trực tiếp đến việc sản xuất hay tiêu dùng của những người khác mà không thông qua giá cả thị trường.
1.2. Phân loại ngoại ứng:
+ Theo tính chất tác động bao gồm: Ngoại ứng tích cực và ngoại ứng tiêu cực.
+ Theo mức độ tác động bao gồm: Ngoại ứng ngắn hạn, ngoại ứng dài hạn.
+ Theo phạm vi tác động bao gồm: Ngoại ứng cục bộ, địa phương, toàn cầu.
Trong phạm vi nghiên cứu chúng ta sẽ tập trung vào cách phân loại theo tính chất tác động:
* Ngoại ứng tích cực:
- Ngoại ứng tích cực nảy sinh khi các doanh nghiệp hoặc cá nhân tạo ra lợi ích cho những người khác mà không nhận được những khoản thù lao thoả đáng cho việc đó.
+ Ví dụ:
Một hộ gia đình sửa sang lại ngôi nhà của mình, xây bồn trồng hoa làm đẹp cho cả khu phố; Sử dụng lại túi nilon; Thu gom vỏ chai…
Trồng rừng; Trồng hoa hồng cho sản xuất nước hoa; Nuôi ong và trồng nhãn; Sản xuất sạch hơn…
* Ngoại ứng tiêu cực
- Ngoại ứng tiêu cực nảy sinh khi các doanh nghiệp hoặc cá nhân gây ra tổn thất, thiệt hại cho người khác mà không phải thanh toán, bồi thường cho những tổn thất, thiệt hại đó.
- Ví dụ:
Sản xuất thải nước bẩn xuống sông mà không phải chịu một chi phí nào cả; Sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu; Ô nhiễm nước thải từ nhà máy hoá chất; Chặt phá rừng…
Hút thuốc lá nơi đông người; Tiếng ồn, bụi do xe máy; Sử dụng CFC trong máy điều hoà nhiệt độ và tủ lạnh…
Đối với môi trường, các hoạt động gây ra ảnh hưởng làm suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, suy giảm chất lượng tài nguyên và môi trường... là các hoạt động tạo ra ngoại ứng tiêu cực. Ngược lại, những hoạt động góp phần phục hồi tài nguyên thiên nhiên, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên ... là các hoạt động tạo ra ngoại ứng tích cực.
2. Hậu quả của ngoại ứng
- Ngoại ứng dù là tiêu cực hay tích cực cũng gây ra những thất bại thị trường do có sự khác nhau giữa chi phí và lợi ích của các cá nhân trên thị trường với chi phí và lợi ích xã hội. Hậu quả của nó là làm cho thị trường có xu hướng sản xuất quá ít hoặc quá nhiều so với mức tối ưu của xã hội làm lãng phí nguồn lực, gây tổn thất phúc lợi xã hội. Xét về khía cạnh môi trường nó gây ra hiện tượng sử dụng quá nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên, tạo ô nhiễm, suy thoái môi trường trong khi lại tạo ra quá ít hoạt động cải thiện chất lượng môi trường.
Xét thất bại thị trường trong hai trường hợp ngoại ứng sau:
2.1. Trường hợp ngoại ứng tích cực
- Ví dụ: trồng rừng. Rừng được trồng với mục đích chính là kinh doanh gỗ, tuy vậy việc có rừng lại tạo ra rất nhiều lợi ích khác nhau cho xã hội như cải thiện khí hậu, hạn chế xói mòn rửa trôi đất, giảm hạn hán, lũ lụt, bảo vệ lưu vực sông, bảo vệ đa dạng sinh học.
5 4 B
QB QE
MEB P
D = MPB
MSB = MPB+ MEB S = MPC = MSC
PE PB
A E
Q Hình: Ngoại ứng tích cực
0 C
- Để đơn giản hoá chúng ta giả định không có chi phí ngoại ứng => MEC = 0
=> MSC = MPC <=> đường MPC vừa là đường chi phí cận biên cá nhân vừa là đường chi phí cận biên xã hội của việc trồng rừng (S= MPC = MSC).
5
P MSC = MPC + MEC
Hình: Ngoại ứng tiêu cực của một ngành công nghiệp
- Đường cầu D thể hiện lợi ích cận biên cá nhân của người tiêu dùng gỗ.
- Ngoài lợi ích của việc sử dụng gỗ, rừng còn tạo ra cho xã hội nhiều lợi ích.
Song những lợi ích đó không được tính đến trong quyết định tiêu dùng, những lợi ích đó là lợi ích bên ngoài với giá trị cận biên là MEB. Đó là giá trị bằng tiền của những lợi ích do việc trồng rừng đem lại cho những người khác trong xã hội.
=> Như vậy, lợi ích cận biên xã hội sẽ là tổng lợi ích cận biên cá nhân và lợi ích ngoại ứng cận biên. Ta có: MSB = MPB + MEB.
- Điểm tối ưu cá nhân: S = D <=> MPC = MPB <=> điểm B (QB, PB).
- Điều kiện để đạt được hiệu quả tối ưu Pareto trong phân bổ nguồn lực: cân bằng giữa MSC và MSB đạt được tại điểm E (QE, PE).
- So sánh: QB < QE ; PB < PE
=> Thị trường đã thất bại trong việc đạt được mức hoạt động kinh tế tối ưu theo quan điểm xã hội, cụ thể là thị trường có xu hướng sản xuất ít hơn so với mức hiệu quả tối ưu Pareto và định giá thấp hơn so với mức giá tối ưu của xã hội.
- Lợi ích ròng của xã hội: (tổng lợi ích - tổng chi phí) + Tại điểm B: NSB (QB) = 0CAQB – 0BQB = 0CAB + Tại điểm E: NSB (QE) = 0CEQE – OEQE = 0CE
=> Chênh lệch lợi ích ròng của xã hội: ΔNSB = 0CAB - 0CE = - ABENSB = 0CAB - 0CE = - ABE
Diện tích tam giác ABE cũng là mức tăng lên của lợi ích ròng xã hội khi tăng mức sản lượng từ QB lên QE. Nói cách khác, chính diện tích này phản ánh lợi ích tăng lên của xã hội, là “phần được không ” của xã hội.
- Điều chỉnh về mức tối ưu xã hội: trợ cấp 2.2. Trường hợp ngoại ứng tiêu cực:
- Ví dụ về ngành công nghiệp giấy: Giả thiết các doanh nghiệp của ngành giấy đều phân bổ dọc bờ sông và cùng thải ra nước gây ô nhiễm dòng sông.
5 6 PB
PE
0 QE QB Q
D= MPB=MSB
MEC A
B E
C
- Đường D thể hiện cầu thị trường về sản phẩm. Để đơn giản ta giả định lợi ích ngoại ứng = 0 <=> MEB = 0 => MSB = MPB => đường cầu D cũng đồng thời vừa phản ánh lợi ích cá nhân cận biên của những người tiêu dùng giấy vừa phản ánh lợi ích xã hội cận biên (D = MPB = MSB).
- Đường cung S thể hiện chi phí cá nhân cận biên của người sản xuất ở các mức sản lượng khác nhau.
- Trong quá trình sản xuất giấy, các doanh nghiệp đã xả nước thải xuống dòng sông mà không phải trả một khoản tiền nào, vì thế chi phí của việc xả thải này không được thể hiện trong bảng cân đối tài chính của các doanh nghiệp và cũng không được phản ánh trong đường cung của ngành giấy.
- Việc xả thải xuống dòng sông quá khả năng hấp thụ của môi trường đã gây ra những chi phí thiệt hại cho các loài thuỷ sinh, ngư dân, nông dân... Những chi phí
thịêt hại đó được thể hiện bằng đường chi phí ngoại ứng cận biên (MEC). Chi phí ngoại ứng cận biên là giá trị bằng tiền của thiệt hại do một đơn vị ô nhiễm của ngành giấy áp đặt cho xã hội.
=> Như vậy, chi phí cận biên xã hội sẽ là tổng chi phí cận biên cá nhân và chi phí ngoại ứng (môi trường) cận biên. Ta có: MSC = MPB + MEC
- Điểm tối ưu cá nhân: S= D <=> MPC = MPB <=> điểm B (QB, PB).
- Điều kiện để đạt được hiệu quả tối ưu Pareto trong phân bổ nguồn lực: cân bằng giữa MSC và MSB đạt được tại điểm E (QE, PE).
- So sánh: QB > QE ; PB < PE
=> Thị trường đã thất bại trong việc đạt được mức hoạt động kinh tế tối ưu theo quan điểm xã hội, cụ thể là thị trường có xu hướng sản xuất quá nhiều so với mức hiệu quả tối ưu Pareto và định giá quá thấp so với mức giá mà tại đó đạt được hiệu quả về mặt xã hội.
- Lợi ích ròng của xã hội: (tổng lợi ích - tổng chi phí) + Tại điểm B: NSB (QB) = 0CBQB – 0AQB = 0CE - ABE + Tại điểm E: NSB (QE) = 0CEQE – OEQE = 0CE
=> Chênh lệch lợi ích ròng của xã hội: ΔNSB = 0CAB - 0CE = - ABENSB = - ABE => Đây cũng là tổn thất phúc lợi xã hội hay “phần mất không của xã hội” do ngoại ứng tiêu cực gây ra.