KINH TẾ HỌC Ô NHIỄM

Một phần của tài liệu Giới thiệu môn học kinh tế môi trường (Trang 57 - 79)

CHƯƠNG II: KINH TẾ HỌC CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG

III- KINH TẾ HỌC Ô NHIỄM

1. Ô nhiễm môi trường là ngoại ứng

- Khái niệm ô nhiễm môi trường theo quan điểm kinh tế học phụ thuộc 2 yếu tố:

+ Tác động vật lý của chất thải

+ Phản ứng của con người với chất thải đó

5 8

- Tác động vật lý của chất thải có thể mang tính sinh học như: thay đổi gen di truyền, giảm đa dạng sinh học, ảnh hưởng đến mùa màng hoặc sức khoẻ con người.

Tác động cũng có thể mang tính hoá học như ảnh hưởng của mưa axit đối với các công trình, nhà cửa...

- Phản ứng của con người đối với các tác động nói trên có thể là sự không hài lòng, buồn phiền, lo lắng và những thay đổi liên quan đến lợi ích.

- Khi có ô nhiễm vật lý không có nghĩa là có ô nhiễm về mặt kinh tế. Ô nhiễm về mặt kinh tế chỉ xuất hiện khi con người bắt đầu nhận thấy các tác động vật lý của ô nhiễm làm suy giảm lợi ích của mình. Nếu một người bị tác động vật lý của chất thải nhưng lại hoàn toàn bàng quan với tác động đó thì cũng xem như không có ô nhiễm về mặt kinh tế. Ví dụ, một số người vẫn ngủ ngon và không quan tâm đến tiếng ồn xung quanh.

=> Ô nhiễm môi trường là một dạng ngoại ứng mà ở đó tác động được tạo ra bên trong một hoạt động hoặc quá trình sản xuất hay tiêu dùng nào đó nhưng lại gây ra những chi phí không được tính đến cho những hoạt động hoặc quá trình khác bên ngoài.

=> Nếu những chi phí ngoại ứng này được thanh toán hoặc đền bù bằng một hình thức nào đó thì có thể xem như ngoại ứng ô nhiễm đã được giải quyết và ta gọi đó là “nội hoá các chi phí ngoại ứng”

2. Các cách tiếp cận Ô nhiễm tối ưu

Ô nhiễm môi trường sẽ gây ra những tác động xấu đến các thành phần môi trường, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, hoạt động sản xuất và phúc lợi cho con người nói chung. Những người theo quan điểm bảo tồn sinh thái cho rằng cần phải chấm dứt ô nhiễm bằng cách nào đó.

Để chấm dứt ô nhiễm, theo các nhà kinh tế có hai lựa chọn: hoặc giảm thiểu tối đa (nếu không phải là ngừng lại) các hoạt động kinh tế hoặc là phải chi phí rất nhiều cho việc làm giảm ô nhiễm. Cả 2 cách này đều không đảm bảo sự có lợi nhất cho xã

Hình: Ô nhiễm tối ưu, trường hợp một ngành công nghiệp Giá P

0 0

W* W

M

Ô nhiễm W Sản lượng Q MB

MEC MC MSC =MC + MEC

Q* QM

hội và thực tế xã hội vẫn có thẻ có lợi nếu ô nhiễm ở mức độ nhất định. Các nhà kinh tế môi trường đã đưa ra khái niệm: mức ô nhiễm tối ưu. Kinh tế học môi trường đã chỉ ra 2 cách tiếp cận để đạt được mức ô nhiễm tối ưu về mặt kinh tế đó là:

+ Hoặc là hoạt động sản xuất đạt được ở mức tối ưu xã hội.

+ Hoặc là mức thải tối ưu xã hội

=> Mức ô nhiễm tối ưu là khác 0.

2.1. Cách tiếp cận thứ nhất: Ô nhiễm tối ưu tại mức cân bằng xã hội + Trường hợp một ngành công nghiệp:

Quay trở lại ví dụ về ngành công nghiệp giấy đã phân tích. Các doanh nghiệp ngành giấy xả chất thải xuống sông làm ô nhiễm dòng sông, giảm lượng ôxy hoà tan trong nước nên làm cá và các sinh vật thuỷ sinh khác bị chết, làm giảm thu nhập của ngư dân.

Trong ví dụ này, ô nhiễm gắn với việc sản xuất một loại hàng hoá. Nếu còn tồn tại việc sản xuất thì việc gây ra ô nhiễm là không tránh khỏi. Khi mức sản xuất tăng thì ô nhiễm cũng tăng lên theo. Tại mức hoạt động tối ưu cá nhân QM, mức ô nhiễm tương ứng là WM.

6 0

Hình: Ô nhiễm tối ưu, trường hợp một doanh nghiệp Giá P

0 0

W* lượng thải

Sản lượng Q MNPB = P - MC

Q*

A

- Các nhà kinh tế cho rằng ô nhiễm tạo ra một loại chi phí sinh thái giống như bất cứ chi phí nào khác. Vì thế chi phí xã hội của sản xuất bằng tổng chi phí cá nhân và chi phí ngoại ứng. Mức hoạt động kinh tế tối ưu đối với xã hội đạt được tại điểm cân bằng của MSC và MSB. Mức hoạt động đạt hiệu quả Pareto này cũng được cho là sẽ tạo ra mức ô nhiễm tối ưu đối với xã hội W*.

=> Sự đánh đổi hàng hoá kinh tế và hàng hoá chất lượng môi trường + Trường hợp cá nhân các doanh nghiệp:

Điều kiện tối ưu cho việc gây ô nhiễm của doanh nghiệp khi tính đến các chi phí của ô nhiễm chỉ ra rằng: Các doanh nghiệp chỉ nên thải ra lượng ô nhiễm mà tại đó lợi ích cận biên từ hoạt động gây ô nhiễm (tức là phần lợi nhuận tăng thêm cho doanh nghiệp nhờ sản xuất thêm một lượng sản phẩm ứng với mức tăng một đơn vị ô nhiễm) phải bằng đúng với chi phí ngoại ứng do đơn vị ô nhiễm đó gây ra. Thoả mãn tại mức hoạt động kinh tế Q* và ô nhiễm tối ưu W*.

- Hoạt động của DN trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo: MNPB: Lợi ích cá nhân ròng cận biên.

+ MNPB = MR – MC = P – MC = MEC hay P = MC + MEC = MSC

MEC

B

QP 0 QP

0

Q*

0 Q*

0 P

MR = P MC

QP Sản lượng

0 a

P

+ P = MSC => Giá cả đã phản ánh đủ chi phí xã hội của việc sản xuất, gồm cả chi phí cá nhân và chi phí ngoại ứng.

+ MNPB = MEC => tại mức hoạt động và ô nhiễm tối ưu, lợi nhuận do hoạt động sản xuất đem lại là tối đa theo quan điểm xã hội.

- Xây dựng đường lợi ích cá nhân ròng cận biên (MNPB):

MNPB = MR – MC. Thị trường là cạnh tranh => P = MR => MNPB = P-MC - Khi chưa tính đến chi phí môi trường:

Người sản xuất tối đa hoá lợi nhuận sẽ sản xuất tối đa hoá lợi nhuận sẽ sản xuất tối đa tại QP vì ở đó MNPB = 0 (MR = MC).

Tổng lợi nhuận: toàn bộ diện tích nằm dưới đường MNPB

∏ = ∫MNPB.dQ = ∫(P- MC).dQ = TR (Qp) – TC (Qp)

- Khi tính đến chi phí môi trường:

Tổng lợi nhuận = diện tích tam giác OAB

∏ = ∫(MNPB –MEC).dQ = ∫(P- MC- MEC).dQ = TR (Q*

) – TC(Q*) – TEC(Q*)

6 2

QP Sản lượng

0 a

2.2. Cách tiếp cận thứ hai:Ô nhiễm tối ưu tại mức cực tiểu hoá chi phí ô nhiễm - Để điều chỉnh mức độ ô nhiễm có thể không cần thay đổi sản lượng mà chỉ cần chi phí cho việc kiểm soát ô nhiễm (như sản xuất sạch hơn, lắp đặt các thiết bị xử lý ô nhiễm...) cũng có thể đạt được mức ô nhiễm tối ưu.

- Lý luận được bàn đến ở đây là: Một khi đã xuất hiện ô nhiễm

+ Chúng ta có thể không hoặc chỉ xử lý một phần ô nhiễm và sẽ chịu đựng thiệt hại do ô nhiễm gây ra.

+ Chúng ta có thể xử lý hoàn toàn ô nhiễm để tránh các chi phí thiệt hại do ô nhiễm gây ra.

+ Chúng ta cũng có thể lựa chọn vừa chi phí để giảm một phần ô nhiễm vừa chịu đựng một phần thiệt hại do ô nhiễm gây ra.

- Theo quan điểm của các nhà kinh tế, hiệu quả kinh tế sẽ đạt được tại một mức ô nhiễm mà ở đó tổng các chi phí môi trường bao gồm chi phí kiểm soát ô nhiễm và giá trị thiệt hại môi trường là thấp nhất.

- Một số khái niệm liên quan cần xem xét:

a. Chi phí thiệt hại do ô nhiễm gây ra (DC – Damage cost):

- Thiệt hại môi trường là tất cả các tác động bất lợi mà những người sử dụng môi trường gánh chịu do môi trường bị ô nhiễm, suy thoái.

Thiệt hại MDC

(b)

0 (a)

W0 Thiệt hại

Lượng thải MDC

0 W1

A

- Nói chung ô nhiễm càng nhiều thì thiệt hại gây ra càng lớn. Người ta thường dùng hàm thiệt hại để thể hiện mối quan hệ giữa mức ô nhiễm và mức thiệt hại.

Trong phân tích này chúng ta sử dụng hàm Chi phí thiệt hại cận biên (MDC) - thể hiện mức thay đổi về những thiệt hại khi lượng chất thải hoặc nồng độ chất gây ô nhiễm trong môi trường thay đổi một đơn vị.

- Độ dốc và hình dạng của đường MDC phụ thuộc vào chất gây ô nhiễm và điều kiện môi trường cụ thể. Thường nó có độ dốc đi lên từ trái qua phải thể hiện sự gia tăng nhanh của thiệt hại khi lượng thải tăng lên. Một số đường chi phí thiệt hại cận biên tiêu biểu:

Trên đồ thị, những diện tích nằm dưới đường thiệt hại cận biên tương ứng với các mức tổng thiệt hại. Ví dụ trong hình (a), nếu mức thải là W1 thì tổng chi phí thiệt hại là diện tích W0AW1.

- Chú ý: MDC là chi phí thiệt hại cận biên nhưng cũng có thể được coi là lợi ích cận biên của việc giảm thải với nghĩa khi giảm được lượng thải thì sẽ tránh được thiệt hại.

b. Chi phí giảm thải hay chi phí giảm ô nhiễm (AC): Là những chi phí của việc thực hiện tất cả các biện pháp nhằm làm giảm lượng chất thải gây ô nhiễm thải vào môi trường hoặc làm giảm nồng độ các chất gây ô nhiễm ở môi trường xung quanh.

- Chi phí giảm ô nhiễm khác nhau tuỳ theo loại ô nhiễm và nhiều yếu tố khác.

Ngay cả với những nguồn tạo ra cùng loại chất thải thì chi phí giảm thải vẫn có thể khác nhau do có những khác biệt về đặc điểm công nghệ của quá trình vận hành.

6 4 MAC

A Chi phí

Lượng thải Lượng thải Lượng thải

(a) (b)

(c) MAC

MAC

W1 W

M

MAC Chi phí

MDC

A C

E

- Chú ý: Chi phí giảm thải không phải lúc nào cũng là chi phí xử lý chất thải mà (có thể là biện pháp quản lý, tổ chức, công nghệ…).

- Chi phí giảm ô nhiễm hay giảm thải cận biên (MAC): thể hiện sự gia tăng trong tổng chi phí giảm thải để làm giảm được một đơn vị chất thải gây ô nhiễm hay đó chính là chi phí giảm thải giảm được nếu để lượng chất thải tăng lên một đơn vị.

Các loại đường chi phí giảm ô nhiễm cận biên tiêu biểu:

- Trên trục hoành, các đường chi phí giảm thải cận biên xuất phát từ những lượng chất thải không được kiểm soát, tức là lượng chất thải khi chưa có sự can thiệp của cơ quan quản lý môi trường.

- MAC có hướng tăng lên từ phải qua trái cho thấy chi phí giảm thải cận biên tăng dần => Phù hợp với thực tế là việc làm sạch môi trường ngày càng trở nên khó khăn

- Tổng chi phí giảm ô nhiễm được tính bằng diện tích nằm bên dưới đường MAC trong những khoảng xác định khác nhau. Ví dụ: trong hình (a) nếu mức thải cuối cùng là W1 thì tổng chi phí giảm thải là diện tích tam giác AW1WM.

Mô hình về sự đánh đổi giữa lợi ích và chi phí của việc làm giảm ô nhiễm:

0

E

W 1 W*

W1 W

m

Lượng thải

B D

- Tại mức thải lớn nhất Wm, chi phí giảm ô nhiễm bằng 0 và tổng chi phí thiệt hại là lớn nhất. Việc giảm thải bắt đầu được thực hiện => Tổng chi phí giảm thải tăng nhờ đó lượng chất thải giảm và tổng chi phí thiệt hại giảm. Chi phí thiệt hại giảm

<=> lợi ích của việc giảm ô nhiễm tăng. Các nhà kinh tế cho rằng nếu giảm thải về mức 0 thì chúng ta phải bỏ ra một chi phí quá lớn để nhận được một lợi ích nhỏ hơn rất nhiều so với chi phí đó.

* Xác định mức thải (ô nhiễm) tối ưu?

- Được xác định tại mức thải W*, tại đó MAC = MDC <=> Tổng chi phí môi trường là nhỏ nhất = Tổng chi phí thiệt hại (diện tích OEW*) + Tổng chi phí giảm thải (diện tích EW*Wm).

Thật vậy:

+ Tại mức thải W1< W*: thiệt hại do ô nhiễm giảm nhưng chi phí cho việc giảm ô nhiễm lại tăng lên quá nhiều. Kết quả là tổng chi phí môi trường tăng thêm diện tích tam giác ABE.

+ Tại mức thải W2> W*: tiết kiệm được chi phí giảm thải nhưng thiệt hại do ô nhiễm lại tăng lên nhiều. Kết quả là tổng chi phí môi trường tăng thêm diện tích tam giác ECD.

Chứng minh bằng toán học (TK):

Ta có, tại mọi mức thải: TEC = TAC + TDC

6 6

Trong đó: TEC là tổng chi phí môi trường TAC là tổng chi phí giảm thải TDC là tổng thiệt hại do ô nhiễm W là lượng thải

TECmin <=> (TAC +TDC)min <=> dTEC/dw = dTAC/dW + dTDC/dW = 0 <=>

MAC + MDC = 0.

Vì TAC và TDC là hai hàm nghịch biến theo W nên đạo hàm của chúng trái dấu => TECmin <=> MAC – MDC= 0 <=> MAC = MDC. Mức thải W* ứng với vị trí MAC = MDC là mức ô nhiễm tối ưu.

3. Giải pháp đạt được ô nhiễm tối ưu

3.1. Thuế ô nhiễm tối ưu (thuế Pigou)

- Mục đích - ý nghĩa: Thuế môi tường là một giải pháp kinh tế nhằm khuyến khích, bảo vệ và nâng cao hiệu suất bảo vệ môi trường. Thuế môi trường trực tiếp đánh vào người sản xuất gây ô nhiễm và trực tiếp làm giảm lợi nhuận của nhà sản xuất.

- Nguyên tắc:

+ Nếu gây ô nhiễm càng lớn thì mức thuế càng cao

+ Mức thuế đề ra phải lớn hơn chi phí để khắc phục ô nhiễm của nhà sản xuất do đó thuế là biện pháp gây sức ép để buộc nhà sản xuất cải tiến kỹ thuật, nâng cao hiệu suất sử dụng nguyên nhiên liệu hoặc áp dụng kỹ thuật chống ô nhiễm.

+ Thuế đánh vào từng đơn vị sản phẩm gây ô nhiễm, sản phẩm càng tăng mức thuế càng cao.

(1) Thuế ô nhiễm và mục tiêu tối đa hoá phúc lợi xã hội

Giá p A

E

C

O

D = MPB = MSB MEC

S = MC S’ = MC + t MSC = MC + MEC

P*

PM t*

D

Q* QM Sản lượng Q

Thuế Pigou (1877-1959): Mức thuế trên từng đơn vị sản phẩm gây ô nhiễm có giá trị bằng chi phí ngoại ứng do đơn vị sản phẩm gây ô nhiễm gây ra tại mức sản lượng tối ưu xã hội Q*.

Mục đích: Để tạo được một động cơ kinh tế cho người gây ô nhiễm thay đổi mức sản lượng của mình về mức sản lượng tối ưu xã hội, cần buộc họ phải chịu đầy đủ chi phí xã hội của việc sản xuất bao gồm cả chi phí cá nhân (nguyên, vật liệu, vốn, lao động...) và chi phí ngoại ứng môi trường <=> điều chỉnh Q => điều chỉnh lượng thải. Kí hiệu: t* = MEC (Q*)

Thuế pigou là tối ưu vì: tại mức Q* lợi ích ròng của xã hội là lớn nhất (tính cả yếu tố ngoại ứng).

Ta có: NSB = TSB – TSC, vì không có lợi ích ngoại ứng nên TSB = TB.

Max NSB = TB – (TC + TEC) <=> MB – MC – MEC = 0 <=> MB = MC + MEC.<=> đạt tại Q*

<=> MB (Q*) =MC (Q*) + MEC (Q*) = MSC(Q*)

Sau khi đánh thuế t* = MEC(Q*) => MB(Q*) = MC(Q*) + t*

Mục tiêu maxNSB vẫn hoàn toàn đạt được.

Sau khi đánh thuế, đường cung sẽ dịch chuyển vào trong đến đường cung mới S’ = MC +t* cắt đường cầu tại E, ứng với mức sản lượng Q*.

6 8

t*

M∏

M∏

t

Lợi ích/ chi phí

Q* Qm Sản lượng 0

B A Lợi ích/ chi phí

MNPB

E

t*

MEC

Sản lượng

Ô nhiễm 0

0 W* W

m

Q* Qm

A

B

=> Sau thuế: CS = diện tích AEP*; PS = P*EC

(2) Thuế ô nhiễm và mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của người sản xuất Thuế ô nhiễm tạo ra sự thay đổi lợi nhuận của doanh nghiệp như sau:

- Trước thuế: Doanh nghiệp sản xuất tại Qm, thải ra một lượng lớn nhất Wm =>

Lợi nhuận đạt được: diện tích tam giác AOQm.

- Sau khi đánh thuế t*=MEC(Q*)/1 đơn vị sản phẩm: Doanh nghiệp sản xuất tại Q*, thải một lượng W* => Lợi nhuận đạt được: diện tích tam giác ABE = diện tích tam giác 0BQ*.

- Tổng thuế Nhà nước thu được: T* = t*xQ*.

* Thể hiện bằng hàm số toán học:

- Trước thuế: Doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận <=> Max (TR – TC) <=> MR – MC = 0 <=> Mức sản lượng Qm thoả mãn

- Sau thuế: Doanh nghiệp vẫn theo đuổi mục tiêu ∏max <=> Max (TR – TC - T)

<=> MR – MC – t* = 0 <=> MR = MC + t* <=> MNPB – t* =0 <=> Mức sản lượng Q* thoả mãn. Trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo P = MR = MC + t*

Ưu điểm thuế pigou:

+ Tương đối đơn giản, dễ thực hiện

+ Thích hợp với các chất gây ô nhiễm di động (không có điểm nguồn), ví dụ:

lượng thải từ hoạt động giao thông vận tải, sử dụng phân bón, hoá chất.

Hạn chế:

+ Q và W không đồng biến nên không đảm bảo tính chắc chắn về môi trường.

+ Không có tính khuyến khích các hành vi sản xuất và tiêu dùng sạch.

Tranh luận: Thuế có tạo ra một gánh nặng tài chính mới cho các doanh nghiệp không? Có công bằng

+ Không tạo ra gánh nặng:

Về mặt hình thức: là có

Về thực chất: chính các doanh nghiệp đã gây ra chi phí này, trước đó các doanh nghiệp đã không phải chịu mà được chuyển sang cho cộng đồng  Coi chi phí môi trường như tất cả các chi phí đầu vào khác.

+ Công bằng?

Vì người gây ra ô nhiễm phải trả nhiều hơn mức chi phí ngoại ứng môi trường mà họ gây ra cho xã hội. Tuy nhiên các nhà kinh tế lại cho rằng nó chỉ đúng trong trường hợp doanh nghiệp có quyền tài sản. Trường hợp không có quyền tài sản thì khoản thuế tính đến cả chi phí thực và chi phí cơ hội của việc sử dụng môi trường.

3.2. Chuẩn mức thải (S - Standard)

- Các tiêu chuẩn trong chính sách môi trường: Thường Quy định theo 2 cách:

Một phần của tài liệu Giới thiệu môn học kinh tế môi trường (Trang 57 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(157 trang)
w