NỘI DUNG VÀ NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Giới thiệu môn học kinh tế môi trường (Trang 137 - 141)

CHƯƠNG V: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

II- NỘI DUNG VÀ NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Quy định tại điều 37 chương 4 Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam (12- 1993) bao gồm 10 nội dung:

- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường;

- Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường, sự cố môi trường;

- Xây dựng, quản lý các các công trình bảo vệ môi trường, công trình có liên quan đến bảo vệ môi trường;

1 3 8

- Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường;

- Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và các cơ sở sản xuất, kinh doanh;

- Cấp, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường;

- Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường;

giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến bảo vệ môi trường; xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường;

- Đào tạo cán bộ về khoa học và quản lý môi trường; giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về bảo vệ môi trường;

- Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

- Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

2. Các nguyên tắc

2.1. Bảo đảm tính hệ thống:

Nguyên tắc này xuất phát từ cách hiểu môi trường như là một hệ thống động phức tạp, bao gồm nhiều phần tử hợp thành. Các phần tử đó có bản chất tự nhiên và xã hội khác nhau, bị chi phối bởi các quy luật khác nhau, hoạt động không đồng hướng, thậm chí mâu thuẫn và đối lập nhau. Do vậy quản lý môi trường cần phải thu nhập, tổng hợp và xử lý thông tin về trạng thái hoạt động của hệ thống môi trường để đưa ra các quyết định quản lý phù hợp, thúc đẩy các phần tử cấu thành hoạt động đều đặn, cân đối, hài hoà hướng tới mục tiêu đã định.

2.2. Bảo đám tính tổng hợp:

Nguyên tắc này được xây dựng trên cơ sở tác động tổng hợp của hoạt động phát triển lên đối tượng quản lý (hệ thống môi trường). Các hoạt động phát triển diễn ra dưới nhiều hình thái đa dạng (hoạt động sản xuất, tiêu thụ, thương mại, dịch vụ,

1 3

đầu tư, sinh hoạt vật chất và tinh thần của các cộng đồng, v.v . . .). Mỗi loại hoạt động, trực tiếp hay gián tiếp, mạnh hay yếu, đều gây ra tác động tổng hợp lên hệ thống môi trường. Do vậy trong quản lý môi trường cần phải tính đến tác động tổng hợp và hậu quả của chúng.

2.3. Bảo đảm tính liên tục và nhất quán:

Môi trường là một hệ thống liên tục, tồn tại, hoạt động và phát triển thông qua chu trình trao đổi vật chất, năng lượng và thông tin “chảy” liên tục trong không gian và thời gian. Đặc tính này đòi hỏi tác động quản lý lên môi trường cũng cần phải nhất quán và liên tục, phải không ngừng nâng cao năng lực dự đoán và xử lý tổng hợp.

2.4. Bảo đảm tập trung dân chủ

Nguyên tắc này đòi hỏi cần phải bảo đảm mối quan hệ chặt chẽ và tối ưu giữa tập trung và dân chủ trong quản lý môi trường. Tập trung trên cơ sở dân chủ (theo đó bàn bạc, quyết định các vấn đề có liên quan tới môi trường theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”), dân chủ thực hiện trong khuôn khổ tập trung (theo đó không mâu thuẫn, đối với tập trung, tránh lãng phí nguồn lực của xã hội).

2.5 Kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ:

Các thành phần môi trường như không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông , hồ, biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác thường do một ngành nào đó quản lý và sử dụng.

Nhưng các thành phần môi trường lại được phân bố, khai thác và sử dụng trên một địa bàn cụ thể thuộc quyền quản lý của một cấp địa phương tương ứng. Do đó quản lý môi trường cần kết hợp việc quản lý song trùng. Kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ để làm tăng hiệu lực và hiệu quả của quản lý môi trường tránh khai thác và sử dụng lãng phí tài nguyên thiên nhiên, khắc phục tình trạng suy thoái môi trường.

2.6. Kết hợp hài hoà các loại lợi ích:

1 4 0

Quản lý môi trường trước hết là quản lý các hoạt động phát triển do con người tiến hành, là tổ chức và phát huy tính tích cực hoạt động của con người vì mục đích phát triển bền vững. Con người là cá nhân, tập thể hay cộng đồng, đều có những lợi ích khác nhau. Do đó, nguyên tắc này đòi hỏi quản lý môi trường phải chú ý đến lợi ích của con người, để khuyến khích có hiệu quả hành vi và thái độ ứng xử phù hợp với mục tiêu bảo vệ môi trường của họ.

Kết hợp hài hoà các lợi ích (lợi ích cá nhân, hộ gia đình; lợi ích của doanh nghiệp, ngành; lợi ích của Nhà nước, xã hội; lợi ích của cộng đồng địa phương, vùng và quốc gia) phải được tiến hành trên cơ sở những đòi hỏi của các quy luật khách quan thông qua các biện pháp chủ yếu sau đây:

+ Thực thi chính sách môi trường khách quan, đúng đắn, phù hợp với điều kiện và đặc điểm phát triển đất nước trong từng thời kỳ. Chính sách môi trường đó phải phản ánh lợi ích cơ bản và lâu dài của quốc gia, cũng tức là lợi ích của mọi thành viên trong xã hội.

+ Xây dựng và thực hiện các quy hoạch và kế hoạch về môi trường chuẩn xác, có tầm nhìn xa, có tính khả thi cao và quy tụ lợi ích của cả hệ thống.

+ Thực hiện đầy đủ và nghiêm ngặt chế độ kế toán và kiểm toán môi trường, sử dụng đúng đắn và rộng rãi các khuyến khích, đòn bẩy kinh tế để quản lý môi trường một cách có hiệu quả.

Kết hợp hài hoà các lợi ích còn bao hàm sự kết hợp lợi ích quốc gia, lợi ích khu vực và lợi ích quốc tế, bởi vì bảo vệ môi trường đã trở thành vấn đề toàn cầu, là một trong những đặc trưng cơ bản của thời đại của nước ta trong tiến trình hội nhập vào khu vực và thế giới.

2.7. Kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa quản lý tài nguyên và môi trường với quản lý kinh tế, quản lý xã hội:

Để đạt tới mục tiêu phát triển bền vững đòi hỏi trong quá trình phát triển, phải kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa quản lý tài nguyên và môi trường với quản lý kinh tế,

1 4

quản lý xã hội thông qua việc hoạch định chính sách và chiến lược phát triển đúng đắn, có tầm bao quát và có tính tổng hợp, thông qua quá trình hoà nhập các kế hoạch và đầu tư về môi trường vào các kế hoạch và đầu tư về kinh tế - xã hội ở tất cả mọi khâu, mọi cấp quản lý của Nhà nước.

2.8. Tiết kiệm và hiệu quả

Quản lý một môi trường đòi hỏi những nguồn lực ngày càng nhiều trong khi phải bảo đảm nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Nguyên tắc này đòi hỏi quản lý môi trường tiết kiệm và hiệu quả. Tiết kiệm và hiệu quả là hai mặt liên quan chặt chẽ với nhau của quản lý môi trường. Theo đó yêu cầu của nguyên tắc là làm sao để với những nguồn vật chất và kỹ thuật, kinh tế và tài chính, lực lượng lao động xã hội, trình độ khoa học và công nghệ, v.v... hiện có và sẽ có trong từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội, có thể khai thác, sử dụng tài nguyên một cách tốt nhất.

Nguyên tắc này có thể được thực hiện thông qua việc hoạch định chính sách và chiến lược bảo vệ môi trường của quốc gia, phù hợp với việc giảm tiêu hao tài nguyên và chi phí nguyên vật liệu bằng cách áp dụng kỹ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến có ít hoặc không có chất thải, cải tiến kết cấu sản phẩm, giảm khối lượng và trọng lượng; sử dụng các vật liệu thay thế các tài nguyên khan hiếm, tận dụng và tái chế phế liệu; tiết kiệm lao động ở tất cả mọi khâu của qui trình quản lý; bảo đảm đầu tư vật chất và tài chính có trọng điểm, tránh đầu tư dàn trải, phân tán, coi trọng đầu tư đồng bộ và có hệ thống cho quản lý môi trường, v.v..

Một phần của tài liệu Giới thiệu môn học kinh tế môi trường (Trang 137 - 141)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(157 trang)
w