PHÂN BIỆT THÀNH NGỮ VỚI TỤC NGỮ, THÀNH NGỮ VỚI CỤM TỪ TỰ DO

Một phần của tài liệu Thành ngữ, tục ngữ trong truyện ngắn ma văn kháng (Trang 30 - 34)

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.3. PHÂN BIỆT THÀNH NGỮ VỚI TỤC NGỮ, THÀNH NGỮ VỚI CỤM TỪ TỰ DO

Giữa thành ngữ với tục ngữ, thành ngữ với cụm từ tự do có mối quan hệ tương đồng và dị biệt. Ví dụ: Thành ngữ và tục ngữ đều mang tính cố định, thành ngữ và cụm từ tự do đều đƣợc cấu tạo từ các từ và giữ những vai trò ngữ pháp như từ. Dưới đây là sự khác biệt giữa thành ngữ với tục ngữ, thành ngữ với cụm từ tự do:

1.3.1. Phân biệt thành ngữ với tục ngữ

Trong Thành ngữ tiếng Việt, nhóm tác giả Nguy n Lực – Lương Văn Đang chỉ ra rằng: Trước năm 1940 chưa thấy có sách nào phân biệt thành ngữ và tục ngữ trong tiếng Việt. Từ năm 1943, với sách Việt Nam văn học sử yếu, lần đầu tiên Dương Quảng Hàm đặt vấn đề phân biệt thành ngữ với tục ngữ [ 5; tr.27]. Đồng thời nhóm tác giả trên cũng đƣa ra quan niệm của mình trong việc phân biệt giữa thành ngữ với tục ngữ. Nhóm tác giả trên viết: Nội dung của thành ngữ là những khái niệm, nội dung của tục ngữ là những phán đoán.

Quan hệ giữa thành ngữ và tục ngữ là quan hệ giữa các hình thức khái niệm và phán đoán. Tục ngữ là một hiện tƣợng ý thức xã hội, phản ánh lối sống của thời đại, lối nghĩ của nhân dân, lối nói của dân tộc. Thành ngữ thuộc hiện tượng ngôn ngữ, là phương tiện giao tế chung của cộng đồng dân tộc [5; tr.29].

Nhóm tác giả Nguy n Lực – Lương Văn Đang cho rằng thành ngữ và tục ngữ:

Là những đơn vị nguyên hợp, cùng một nguồn gốc. Sau này do nhu cầu nghiên cứu, phân tích, chúng mới tách ra thành đối tƣợng của hai thể loại nghiên cứu khác nhau [5; tr.30]. Thành ngữ và tục ngữ có sự chuyển hóa.

Phan Thị Đào cho rằng: Trong tiếng Việt, có những thành ngữ chỉ cần ta ghép thêm một số từ là có thể trở thành những câu tục ngữ hoặc những câu có tính tục ngữ cao. So sánh:

- Rồng đến nhà tôm (chỉ một hiện tƣợng)

Mấy đời rồng đến nhà tôm (khái quát một quy luật).

- Đẹp như tiên (chỉ một tính chất)

Đẹp như tiên không tiền cũng xác (khái quát một quy luật).

- Xấu như ma (chỉ một tính chất)

Xấu như ma vinh hoa cũng đẹp (khái quát một quy luật).

Tất cả những điều đó chứng tỏ rằng việc xác định ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ là hết sức phức tạp [6; tr.26].

Từ đó, tác giả Phan Thị Đào đƣa ra những tiêu ch để phân biệt giữa thành ngữ và tục ngữ nhƣ sau:

- Về hình thức, thành ngữ được thể hiện bằng cụm từ cố định (tương đương với từ), còn tục ngữ được thể hiện bằng câu.

- Về nội dung, thành ngữ thể hiện bằng khái niệm còn tục ngữ thể hiện phán đoán.

- Về chức năng, thành ngữ có chức năng định danh còn tục ngữ có chức năng thông báo.

Trong Thành ngữ học tiếng Việt, Hoàng Văn Hành chỉ ra thành ngữ và tục ngữ khác nhau về bản chất: Thành ngữ là những tổ hợp từ “đặc biệt”, biểu thị những khái niệm một cách bóng bẩy, còn tục ngữ là những câu – ngôn bản đặc biệt, biểu thị những phán đoán một cách nghệ thuật [13; tr.31]. Có thể

nhận định tục ngữ là câu – thông điệp nghệ thuật [13; tr.32]. Từ đó, tác giả lập bảng phân biệt thành ngữ và tục ngữ nhƣ sau:

Những đặc trƣng d ng làm tiêu chí nhận diện

Thành ngữ Tục ngữ

1. Đặc trƣng về hình thái cấu trúc, có vần điệu, có đối điệp

Tổ hợp từ cố định (hoặc kết cấu chủ vị), quan hệ hình thái

Câu (phát ngôn) cố định (cả đơn và phức), quan hệ cú pháp

2. Chức năng biểu hiện của nghĩa định danh

Định danh sự vật, hiện tƣợng, quá tr nh…

Định danh sự tình, sự kiện, trạng huống

3. Chức năng biểu hiện hình thái nhận thức

Biểu thị khái niệm bằng hình ảnh biểu trƣng

Biểu thị phán đoán bằng h nh tƣợng biểu trƣng

4. Đặc trƣng ngữ nghĩa Hai tầng ngữ nghĩa đƣợc tạo bằng phương thức so sánh và ẩn dụ hóa

Hai tầng ngữ nghĩa được tạo bằng phương thức so sánh, ẩn dụ hóa Trong Khảo luận về tục ngữ của người Việt, Triều Nguyên đã d n ra quan điểm của hàng loạt các tác giả về việc phân biệt giữa tục ngữ và thành ngữ: Dương Quảng Hàm, Vũ Ngọc Phan, C Đ nh Tú, Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang, Phương Tri, Hoàng Văn Hành. Bản thân Triều Nguyên cũng đƣa ra cách phân biệt tục ngữ và thành ngữ bằng hình thức ngữ pháp.

Từ những quan niệm trên, chúng tôi rút ra những điểm khác nhau giữa thành ngữ và tục ngữ nhƣ sau:

Tiêu chí Thành ngữ Tục ngữ

Nội dung Khái niệm Phán đoán

Hình thức Cụm từ cố định Câu

Chức năng Định danh Thông báo

Kinh nghiệm Không thể hiện kinh nghiệm Thể hiện kinh nghiệm

1.3.2. Phân biệt thành ngữ với cụm từ tự do

Trong Thành ngữ học tiếng Việt, tác giả Hoàng Văn Hành cho rằng, thành ngữ và cụm từ tự do sự khác biệt nhƣ sau: Điểm khác nhau chủ yếu giữa tổ hợp từ tự do và thành ngữ là ở chỗ, các yếu tố cấu tạo nên chúng mang những thuộc tính khác nhau. Trong tổ hợp từ tự do, các yếu tố cấu tạo là các từ có ý nghĩa từ vựng độc lập và chức năng cú pháp rõ ràng. V thế bản thân tổ hợp từ tự do không có tính chỉnh thể về ngữ nghĩa và hông cố định về thành phần cấu trúc. Nói một cách khái quát, cụm từ tự do không phải là đơn vị của hệ thống từ vựng ngôn ngữ. Ngƣợc lại, trong thành ngữ, các yếu tố cấu tạo tuy vốn có nguồn gốc là từ, nhƣng các thuộc tính của từ (nhƣ có ý nghĩa từ vựng, chức năng cú pháp) đã nhƣợc hóa hoàn toàn [13; tr.43]. Nhƣ vậy, từ tổ hợp từ tự do đến thành ngữ là quá trình chuyển từ quan hệ cú pháp thành quan hệ hình thái [13; tr.44].

Tập hợp những quan niệm trên, chúng tôi rút ra những điểm khác nhau giữa thành ngữ và cụm từ tự do nhƣ sau:

Tiêu chí Thành ngữ Cụm từ tự do

Nội dung

- Các từ có ý nghĩa từ vựng độc lập.

- Biểu thị một khái niệm tồn tại bên ngoài chuỗi lời nói.

- Các từ có ý nghĩa từ vựng độc lập.

- Không biểu thị một khái niệm tồn tại bên ngoài chuỗi lời nói.

Hình thức Cụm từ cố định, quan hệ hình thái.

Cụm từ không cố định, quan hệ cú pháp.

Một phần của tài liệu Thành ngữ, tục ngữ trong truyện ngắn ma văn kháng (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)