CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.4. MA VĂN KHÁNG VÀ TRUYỆN NGẮN CỦA ÔNG
1.4.1. Ma Văn Kháng và hành trình sáng tạo
Nhà văn Ma Văn Kháng tên thật là Đinh Trọng Đoàn, quê quán ở làng cổ Kim Liên, ngoại thành Hà Nội. Sau cách mạng tháng Tám, cha của nhà văn đƣợc cử làm Phó Chủ tịch xã Trung Sơn Trầm, tức là trấn Sơn Lộc bây giờ. Năm 1948, nhà văn vào học trường Thiếu nhi Việt Nam của Bộ Nội vụ, sau đó chuyển tiếp sang Đội Thiếu nhi Nghệ thuật của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, rồi biệt phái sang Đội Văn nghệ Truyền bá Vệ sinh của Cục Quân y, sau cùng về Trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam.
Từ năm 1950 đến 1952 học tập tại Quế Lâm, Nam Ninh, Quảng Tây Trung Quốc là một trong những thời kỳ quan trọng h nh thành nên quan điểm và lý tưởng sống của ông, sự trưởng thành trong nhận thức về vai trò và sứ mệnh của cá nhân cũng nhƣ về ý nghĩa của cách mạng, của kháng chiến, của sự đấu tranh giải phóng thân phận con người. Thời kỳ này nhà văn cũng chịu ảnh hưởng bởi các tác phẩm văn chương, văn hóa vừa lãng mạn vừa hiện thực đậm màu sắc chủ nghĩa anh h ng cách mạng từ các nhà văn nổi tiếng của Liên Xô, Trung Quốc. Những ghi chép về tư tưởng và phát ngôn của các nhân vật văn học cũng nhƣ là các vĩ nhân nổi tiếng thời kỳ này trở thành những chất liệu nuôi dƣỡng và bổi bổ nhân cách của tác giả, giúp cho nhà văn nhận biết sâu sắc hơn về chân lý và mục tiêu sống của cuộc đời mình.
Khả năng văn học của nhà văn đƣợc hình thành từ cấp học Phổ thông hi thiên hướng của nhà văn tập trung vào môn Văn, cũng trong giai đoạn này, ông nhận ra đƣợc vẻ đẹp và hình thành nên tình yêu với tiếng Việt. Khả năng này đƣợc mài giũa nhiều hơn ở bậc Trung học và hoàn thiện khi ở bậc Đại học. Nhà trường đóng vai trò quan trọng trong quá trình ấy, với sự ảnh hưởng hết sức lớn lao của các thầy cô giáo mà ông đã từng đƣợc học, trong đó có nhiều thầy cô cũng là nhà giáo dục nổi tiếng, các trí thức đầu ngành và có
nhiều đóng góp đáng ể của nền giáo dục Việt Nam nhƣ nhạc sĩ Phạm Tuyên, giáo sư Huy Phương, tiến sĩ Dương Xuân Trinh, thầy Đinh Gia Khánh, thầy Hoàng Nhƣ Mai, thầy Trần Văn Khang, thầy Lê Bá Thảo, thầy Nguy n Lân, thầy Nguy n Hữu Tảo... Sự ảnh hưởng này của nhà trường được tác giả coi là có ý nghĩa rất lớn đối với cuộc đời ông khi ông cho rằng "Nhà trường thuở thiếu niên bao giờ cũng v n là cái vườn ươm gây mầm các tài năng văn chương; v t nhất nó cũng góp phần làm cho các nhà văn có được khái niệm kiến thức văn hóa của mười ngh n năm trước mình". Chính vì ảnh hưởng tích cực từ những người thầy, những người đi trước nên nhà văn rất trân trọng nhà trường, ông thậm chí còn cho rằng nhà trường là nơi quyết định sự hình thành khả năng và tài năng văn chương của mình.
Sau khi về nước từ Trung Quốc, ông xung phong và được phân công đi nhận công tác giảng dạy ở vùng núi Tây Bắc của đất nước, cụ thể là Lào Cai, một thị trấn địa đầu Tổ quốc, một cửa ngõ thông thương sầm uất, một vùng đất miền cao giáp ranh biên giới và khá tách biệt với miền xuôi: "Ai đƣa tôi đến chốn này. Bên kia Cốc Lếu, bên này Lào Cai", một miền đất mà khí hậu rất khắc nghiệt "Đàn ông chửa chứ đàn bà hông chửa, nên trẻ em ở đây xƣa ít lắm". Lào Cai, một miền đất mà nhƣ tác giả kết luận rằng "V ng đất biên cương của tổ quốc, nơi tôi tự nguyện đến để dâng hiến tuổi trẻ, để lập nghiệp, tôi đã bắt đầu làm quen với nó và từ đây tôi đã bắt đầu yêu nó rồi sẽ gắn bó với nó. Trong manh nha tôi nhận ra, tôi có thể làm đƣợc một việc g đó có ch cho cuộc đời, ở mảnh đất này".
Nhà văn bắt đầu vào năm học 1955-1956 ở trường cấp I, II - thị xã Lào Cai với một nhiệm vụ mới đó là trở thành Hiệu trưởng của một trường duy nhất của tỉnh vào thời điểm đó, với số lƣợng hơn chục giáo viên và ba bốn trăm học sinh. Nhà văn Ma Văn Kháng đảm nhiệm các môn học Văn, Sử, Địa, Thời sự, Nhạc, Họa. Mặc d đang theo đuổi nghề dạy học nhƣng nhà văn v n
luôn thôi thúc và tràn đầy nhiệt huyết với cuộc sống, ông cho rằng "Sống động và chói lọi trong tôi là hình ảnh người chiến sĩ xông pha nơi trận mạc, hoặc người cán bộ lăn lộn trong các phong trào quần chúng lao khổ, bất chấp các thử thách, gian khổ, bất khuất, iên cường, khí phách và tài trí tuyệt vời".
Chính vì thế, vào các mùa hè, nhà văn rất tích cực tham gia vào công tác tình nguyện. Trong quá trình tham gia công tác quần chúng này, ông đƣợc trải nghiệm qua nhiều số phận, cảnh đời hác nhau, thu lƣợm rất nhiều vốn sống thực tế quý báu, những bản sắc văn hóa độc đáo để ông có thể trở thành nhà văn của những người dân tộc, của quần chúng nhân dân. Trong một dịp tham gia công tác quần chúng ở v ng đồng bào dân tộc nhƣ vậy, ông kết nghĩa với một cán bộ tên là Ma Văn Nho là Phó Chủ tịch iêm Phó b thƣ huyện ủy Bảo Thắng. Người cán bộ này trở thành một thần tượng của tác giả, như ch nh ông mô tả "Một cán bộ xông pha trong phong trào, một con người hiêm nhường nhƣng tiềm ẩn bên trong cái khí lực của cả khối quần chúng công nông, cái hơi thở mạnh mẽ, sâu bền của đời sống cần lao". Nhờ cơ duyên, ông đã ết nghĩa anh em với người cán bộ này và đổi sang họ Ma cho cùng họ với anh kết nghĩa của mình. Ông lấy tên mới là Ma Văn Kháng, với tên Kháng nghĩa là Kháng chiến chống Pháp mà theo ông "cái tên mang âm hưởng hào hùng lãng mạn của một thời đoạn người đi công tác thoát ly là lên chiến khu, hoạt động đầy màu sắc bí mật". Với cái tên này, nhà văn mang một sứ mạng mới, đó là viết về những người dân miền cao, những người dân tộc thiểu số, những người mà nhà văn có vinh dự mang tên, mặc d ông là người Kinh chính gốc.
Chiến tranh đặc biệt mà đế quốc M phát động ở miền Nam thúc đẩy ý chí nhập ngũ của nhà văn, tuy nhiên, v lý do sức khỏe hông đảm bảo mà nhà văn hông đƣợc nhập ngũ. Thay vào đó, ông đƣợc phân công đi học Đại học Sƣ phạm ở Hà Nội vào tháng 9 năm 1961. Sau hi tốt nghiệp Đại học với danh hiệu thủ khoa, ông từ chối cơ hội ở lại trường làm giảng viên đại học mà
quay về lại Lào Cai, tiếp tục dấn thân vào đời sống dân dã và tiếp tục khát vọng hiến dâng tuổi trẻ của m nh cho Đảng, cho đất nước, cho v ng đất địa đầu tổ quốc yêu thương.
"Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng.
Đảng ta ơi, cảm ơn người dạy dỗ.
Từ đây lòng tôi sướng vui, đau hổ và t nh yêu căm giận hóa lời ca.
Đảng cho tôi màu sắc nước non nhà.
Đảng của tôi ơi, người đã cho tôi sáng mắt sáng lòng."
Truyện ngắn đầu tiên của tác giả là Phố Cụt, viết về đám cƣ dân và cuộc sống ở thị trấn v ng núi này, đƣợc đăng trên tờ Văn học vào ngày 3/3/1961. Tiếp theo là một loạt truyện ngắn hác cũng đƣợc đăng trên tờ Văn học này, đó là Người coi miếu thổ tỵ, Những ngày đầu, Những người thợ đường dây, Những người hàng xóm đăng tải trong các năm 1963, 1964, 1965.
Ông đặc biệt ƣa th ch mảng truyện ngắn và nhƣ ông thừa nhận thì ông thành công là bởi sự chịu hó đọc các thể loại này, nhất là các tác phẩm của Tchêkhốp. Ông định nghĩa "Nghệ thuật là cái g đó rất trừu tƣợng, nó đƣợc ngấm dần vào huyết mạch, con tim, trí não ta, trở thành một vận động không tự giác ở trong ta, chi phối ta từ cách nắm bắt, khai thác hiện thực, cho đến cách cấu tứ, bố cục và sử dụng ngôn ngữ. Truyện ngắn hay là những người thầy vô ngôn".
Ngày 4/3/1967, ông nhận được quyết định số 13 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai điều về làm thư ý riêng cho B thư tỉnh ủy Trường Minh.
Giai đoạn này cũng góp phần bổ sung vào kho tàng thực ti n của ông những kinh nghiệm quý giá trong các mối quan hệ với các chính trị gia, những quan sát độc đáo về phong cách làm việc và cuộc sống đời thường của các cán bộ lãnh đạo. Đặc biệt, khoảng thời gian làm thƣ ý cho vị lãnh đạo cấp cao này còn là một thời gian mà nhà văn tận dụng đƣợc điều kiện công tác để có thể
tiếp cận các tài liệu lịch sử của v ng đất Lào Cai, các văn bản liên quan đến các vấn đề dân tộc học. Nhà văn được tiếp cận hàng ngàn trang hồ sơ lưu trữ và các hồi ký của các đồng chí cán bộ lãnh đạo. Ông cũng tiếp cận ho lưu trữ của tỉnh ủy, đọc và giấu hàng trăm bản báo cáo viết tay về công cuộc tiêu trừ thổ phỉ ở v ng đất miền cao này. Ngoài ra, ông cũng có nhiều điều kiện tiếp cận các phong trào quần chúng, tham gia các cuộc khảo sát kinh tế - xã hội của các v ng, đƣợc đi lại khắp các địa bàn xa gần trong tỉnh. Đó ch nh là những chất liệu quý giá để ông phác thảo và xây dựng các tác phẩm về sau của mình một cách chân thực nhất, có những căn cứ thực ti n vững chắc nhất.
Mặc dù vậy, nhƣ Ma Văn Kháng thừa nhận, ông không thực sự hòa hợp và thích nghi với cuộc sống và các mối quan hệ chính trị, lý do là bởi quá gắn bó với văn chương và với lối tư duy, suy nghĩ há mang nhiều bất đồng này, ông đã quyết định tiếp tục chuyển công tác một lần nữa - lần này thì ông trở thành một nhà báo, công tác tại báo Lào Cai.