Truyện ngắn Ma Văn Kháng

Một phần của tài liệu Thành ngữ, tục ngữ trong truyện ngắn ma văn kháng (Trang 38 - 43)

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.4. MA VĂN KHÁNG VÀ TRUYỆN NGẮN CỦA ÔNG

1.4.2 Truyện ngắn Ma Văn Kháng

Một trong những truyện ngắn đầu tiên đƣợc giải của Ma Văn Kháng là Xa Phủ, giải nhì (không có giải nhất) cuộc thi Truyện ngắn 1967-1968 của báo Văn nghệ. Tuy vậy, nhà văn cho rằng tác phẩm này và một số truyện ngắn hác đƣợc viết trong thời kỳ đó chỉ là những bài tập nháp và ông không thừa nhận chúng là những tác phẩm văn học thực thụ của ông. Theo ông thì

"chúng chỉ là những trang chữ sƣợng sùng, nặng nề tính tân văn báo ch , chuyên chở những tư tưởng thời sự một cách lộ li u, thô giản" hay "chúng chẳng là gì cả trong văn học" đến mức ông cảm thấy "xấu hổ và ngƣợng ng ng" hi đọc lại chúng, nhắc đến chúng. Thậm chí, ông loại bỏ các truyện ngắn được in và xuất bản từ năm 1980 trở về trước ra khỏi danh mục tác phẩm của m nh, để bắt đầu một sự nghiệp với những tác phẩm đạt đƣợc những chuẩn mực và chất lƣợng rất cao. Sự thay đổi đáng ể và có tác động

sâu sắc đến con đường sáng tác văn học của ông đến từ sau khi tham gia vào hóa 6 Trường bồi dưỡng người viết trẻ của Hội Nhà văn ở Quảng Bá, Hà Nội. Ở đó, ông đƣợc gặp gỡ và tiếp xúc với các đồng nghiệp, các nhà văn trẻ cùng thời nhƣ Phạm Tiến Duật, Lê Minh Khuê và đặc biệt là các tên tuổi văn học lớn đương thời như Thế Lữ, Tú Mỡ, Nguy n Công Hoan, Nguy n Tuân, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Bùi Hiển, Tô Hoài, Nguy n Đ nh Thi, Anh Đức, Nguy n Quang Sáng và Phan Tứ. Ông đƣợc học nghề bằng cách lắng nghe các bài nói chuyện, các buổi tiếp xúc với các nhà văn nổi tiếng nước ngoài như G.Mác ét, nhà văn Côlômbia, người từng đoạt giải Nôben văn học. Đợt đi thực tế sau đó tại v ng đất lửa Vĩnh Linh, Quảng Trị sau đó đã giúp nhà văn hoàn thành tác phẩm Vĩnh Linh đất đỏ và đƣợc đăng trên tạp chí Tác phẩm mới vào tháng 7/1974. Tiếp đó, ngày 1/11/1974, ông đƣợc kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam, một vinh dự lớn và là một dấu mốc đáng nhớ trong sự nghiệp của ông.

Sau khi trở về từ khóa học của Trường bồi dưỡng người viết trẻ, ông bắt tay vào viết tác phẩm Đồng bạc trắng hoa xòe và hoàn thành nó vào năm 1972 với hơn 600 trang bản thảo. Tiểu thuyết đầu tay này của ông phải trải qua một thời kỳ thai nghén, biên tập, chỉnh sửa kéo dài hàng mấy năm trời và cuối c ng đã đƣợc xuất bản vào ngày 15/7/1979. Tác phẩm đầu tay này của ông đã đƣợc đánh giá rất cao, giúp ông có đƣợc những lợi ích rất lớn về kinh tế cũng nhƣ là danh tiếng bắt đầu nở rộ trên văn đàn.

Các truyện ngắn sau 1980 của ông viết về đề tài miền núi có thể kể đến nhƣ Đại Câu; Người quét chợ Mường Khương; Móng vuốt thời gian;

Giàng Tả, kẻ lang thang; Vệ sĩ của quan châu; Hoa gạo đỏ; San Cha Chải...

đƣợc tập hợp trong cuốn Móng vuốt thời gian xuất bản vào quý III năm 2003.Tập truyện ngắn Trăng soi sân nhỏ giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1995, giải cây bút vàng cho truyện San Cha Chải trong cuộc thi truyện

ngắn và ký 1996 – 1998. Trong đó có những tác phẩm được giải thưởng trong nước, quốc tế và được dịch ra tiếng nước ngoài do Bộ Công an và Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức. Ngoài Mùa lá rụng trong vườn được giải thưởng Hội Nhà văn năm 1984, Ma Văn Kháng còn vinh dự nhận được giải thưởng văn học Đông Nam Á (1998) và giải thưởng Nhà Nước về văn học nghệ thuật (2001).

Cuốn Móng vuốt thời gian và cuốn Gặp gỡ ở La Pan Tẩn đƣợc giải thưởng của Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số năm 2001 và 2003.

Các tác phẩm viết về v ng núi đã làm nên vẻ đẹp của văn chương Ma Văn Kháng hi ông cho rằng "tôi đã sống nhiều năm ở v ng đất này, đã hiểu biết, đã yêu thương nó và hao hát được trả ơn bằng cách miêu tả lại" và hơn nữa "trong ý thức và tư tưởng thẩm m , tôi không thấy có sự khu biệt, phân cách; đất nước là một chỉnh thể, tất cả các dân tộc đều chung một dòng chảy lịch sử, và sự đặc sắc của cái riêng chỉ làm phong phú thêm cái chung mà thôi".

Sau một thời gian dài hàng chục năm sống và làm việc ở Lào Cai, ông chuyển về Hà Nội đoàn tụ c ng gia đ nh nhỏ của mình vào tháng 5/1976. Ông nhận công tác tại Nhà xuất bản Lao động thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, làm biên tập viên sách văn học, sau đó đƣợc đề bạt làm Phó Giám đốc.

Cuộc sống khốn khó ở Hà Nội vào giai đoạn sau giải phóng đã tác động khá nhiều đến sáng tác của ông. Để đối phó với sự khắc nghiệt của cuộc sống thiếu thốn, ông viết các truyện ngắn để kiếm tiền nhuận bút trang trải cuộc sống. Các truyện ngắn ra đời năm 1976, 1977 với mục đ ch này là Vụ chè ba ở Pản Phố, Công trường mở ở nơi xa đƣợc đăng ở Văn nghệ Quân đội, truyện ngắn Tiếng chim đăng ở báo Phụ nữ số 35/9/1976. Chính sự mưu sinh và áp lực cuộc sống nhƣ vậy khiến cho ông càng hăng say hơn với công việc

viết lách, cũng nhƣ thấu hiểu hơn nỗi hó hăn của cuộc sống nơi những ngõ nhỏ, phố nhỏ đô thị, làm chất liệu cho những tác phẩm sau này, một cuộc sống mà "Tôi đã lắng nghe, đã dõi theo cuộc đời, đã sống cuộc sống với các cung bậc, cùng là những huyền thoại của nó, nhƣ G.Mác ét có lần nói. Ôi cái ngõ nghèo nàn, yêu dấu của tôi!". Những trải nghiệm khác về cuộc sống đô thị khắc nghiệt và những sự hỗn tạp, nhốn nháo của xã hội Việt Nam giai đoạn này cũng hiến cho cái nhìn của ông trở nên sâu sắc hơn trước nhiều.

Trong những năm tiếp theo, ông viết các tác phẩm Ngẫu sự; Dóm, nhà thông thái tí hon; Nhiên, nghệ sĩ múa; Bữa ăn trưa ở quán Cây Xoài; Một nhan sắc đàn bà; Vòng quay cổ điển; Bệnh nhân tâm thần; Chuyện tình trong ngõ nhỏ;

Trốn nợ; Một lần đi nghỉ trên núi cao; Bong bóng bay; Trưa mùa thu trong sáng... với cảm hứng sáng tác từ một người bạn thân tên là Thu An, một người phụ nữ độc thân, lúc đầu là độc giả nhưng sau đó trở nên thân thiết như tri kỷ với ông và gia đ nh ông. Thời kỳ này cũng là thời kỳ ông nở rộ truyện ngắn, một thể loại mà ông tự cho rằng ''giống nhƣ một búp chè đƣợc sao khô, nén chặt lại, nhưng hi dội nước sôi vào thì nở ra, cho ta cả một đại dương nước trà thơm". Các tác phẩm truyện ngắn tiêu biểu của ông là Ngày đẹp trời (1986); Vệ sĩ của quan châu; Trái chín mùa thu (1992); Trăng soi sân nhỏ (1994); Ngoại thành (1994); Truyện ngắn Ma Văn Kháng (1996); Vòng quay cổ điển (1997); Đầm sen (1998); Một chiều giông gió (1998); Một mối tình si (2000); Cỏ dại (2003); Móng vuốt thời gian (2003); Cuộc đấu của gà chọi (2005); Tội nghiệp con vẹt già của tôi (2005); Một vầng trăng nhỏ (2007);

Trốn nợ (2008).

Ông nhìn nhận: "Nếu nhƣ mỗi cuốn tiểu thuyết ứng với tâm thế một đoạn đời tôi đã trải, thì mỗi truyện ngắn là một khoảnh khắc lấy ra từ một câu chuyện cụ thể của một con người cụ thể mà tôi đã bắt gặp", "Văn xuôi của tôi là thứ văn xuôi truyền thống, nó bắt nguồn từ đời thực, rồi đƣợc chọn lọc xếp

sắp, được tr tưởng tượng chắp cánh, bay vào các miền hư cấu, và kết thúc bằng một giải tỏa" hay nhƣ đúc kết đời văn của m nh, nhà văn cho rằng “đặc điểm căn bản nhất trong văn chương của ông chính là vẻ đẹp bi tráng”. Với quan điểm sáng tác nhƣ vậy, các truyện ngắn nhƣ Đất màu; Miền an lạc vĩnh hằng; Một chốn nương thân; Phép lạ thường ngày; Bồ nông ở biển; Thầy Khiển; Người đánh trống trường; Thầy của chúng em; Một chiều giông gió;

Cây bồ kếp lá; Seo Ly, kẻ khuất động tình trường; Ngổn ngang nơi trần thế;

Bức tranh người đàn bà chơi đàn vĩ cầm;... là những câu chuyện dựa trên một nguyên m u nào đó mà ông đã từng gặp, từng biết đến, và ám ảnh khôn nguôi cùng số phận và tâm tưởng của nhân vật của mình.

Hơn 200 truyện ngắn, 15 cuốn tiểu thuyết. Cho đến bây giờ, hi đã ở tuổi 77, chung sống với bệnh tim, ông v n liên tiếp cho ra đời những tác phẩm mới. Nói về vẻ đẹp văn chương trong tác phẩm của ông, nhà nghiên cứu Phong Lê từng nhận xét: “Hàng trăm truyện ngắn, hàng chục tiểu thuyết trên một hành trình dài, d u có lúc ngôn ngữ chính luận tràn lấn, nhƣng v n không làm thay đổi, biến dạng tiếng nói nghệ thuật đ ch thực trong tác phẩm của Ma Văn Kháng. Một tiếng nói nghệ thuật từ chính cuộc đời trần trụi, xù xì, thô nhám, đa sự cất lên; và lắm khi tác giả cũng hông cần phải đóng vai trò hách quan “để sự thật tự nó nói lên” theo iểu Balzac, Tolstoi, mà cứ đàng hoàng cất lên tiếng nói riêng để hơi gợi ở bạn đọc sự đồng tình hay tranh luận”.

Khi bàn về Ma Văn Kháng với Côi cút giữa cảnh đời trong V n chuyện Văn và Người, Giáo sư Phong Lê tiếp tục nhận xét: "Truyện ngắn Ma Văn Kháng quả là một hiện tƣợng nổi bật trong văn học những năm 90, tuy v n chỉ một giọng điệu nhưng hông gây nhàm tẻ. Biết thế trước rồi mà v n ham đọc. Một giọng điệu v n là nằm trong mạch ngầm tuôn chảy từ một nguồn chung của nền truyện ngắn hiện đại. Rõ ràng Ma Văn Kháng v n chƣa tách ra

đƣợc thật rõ một lối riêng, nhƣng v n không bị nhoè mờ trong diện mạo chung đó… Côi cút giữa cảnh đời đối với tôi, đó là một cuốn sách đọc không thôi cảm động và đầy ấn tƣợng. Trên hai trăm trang sách, đọc một thôi, không có gì khúc mắc, tất cả đều d hiểu, tưởng như hông có nghệ thuật… Cuốn sách của Ma Văn Kháng ai đọc cũng hiểu, đọc một lần là hiểu, và xem ra cũng chỉ một tầng nghĩa thôi. Ấy vậy mà, tôi lại nghĩ, đó mới là hoặc v n là nghệ thuật đ ch thực".

Một phần của tài liệu Thành ngữ, tục ngữ trong truyện ngắn ma văn kháng (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)