CHƯƠNG 4. VAI TRÒ CỦA THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG
4.3. VAI TRÒ CỦA THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ ĐỐI VỚI NGÔN NGỮ NHÂN VẬT
Thực chất, người kể chuyện cũng là một dạng nhân vật. Ở đây, chúng tôi tạm quan niệm ngôn ngữ nhân vật là những lời thoại của nhân vật. Đó là những cuộc đối thoại của các nhân vật hoặc việc d n lại các lời thoại của các nhân vật dưới dạng có gạch (-) ở đầu dòng.
Việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong ngôn ngữ của nhân vật có một giá trị rất lớn. Nó góp phần lớn trong việc điển hình hóa nhân vật. Nhân vật nào thì ngôn ngữ ấy. Dưới đây là việc phân tích vai trò của thành ngữ, tục ngữ đối với ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn của Ma Văn Kháng. Hầu nhƣ các nhân vật trong từng truyện đều sử dụng thành ngữ, tục ngữ ở những mức độ khác nhau tùy vào tính cách bản chất của nhân vật. Qua thành ngữ, tục ngữ Ma Văn Kháng đã lột tả đƣợc ngoại hình, tính cách của từng đối tƣợng. Những đối tƣợng khác nhau sử dụng những thành ngữ khác nhau nhƣng đôi hi lại sử dụng cùng một thành ngữ. Một thành ngữ dùng ở đối tƣợng này mang một ý nghĩa hác nhƣng d ng cho một đối tƣợng khác lại mang một ý nghĩa hác. Điều đó hông chỉ phụ thuộc vào đối tƣợng sử dụng mà còn phụ thuộc vào hoàn cảnh. Ch nh điều đó tạo nên sự đa dạng phong phú cho hệ thống thành ngữ, tục ngữ trong các tác phẩm.
Trong Giàng Tả, kẻ lang thang, nhà văn đã để tên biệt kích hiện hình là một kẻ độc ác, coi người hác như súc vật qua lời chửi cay nghiệt với việc sử dụng tục ngữ Việc của trâu trâu mang, việc của ngựa ngựa thồ: Quay lại, Tả thấy một thằng biệt kích lạ mặt đang đứng, chân đặt lên hòm đạn Tả vừa để trên đất. Thằng này mặt choắt, mắt đỏ nhƣ ong đỏ mắt. Nó nhìn Tả chằng chằng: Việc của trâu trâu mang, việc của ngựa ngựa thồ, ai khiến mày, hả?
[47; tr.56].
Trong Móng vuốt thời gian, qua việc sử dụng thành ngữ có tai như điếc, có mắt như mù, Ma Văn Kháng đã để cho Lỉn – nhân vật phản diện, tự vỗ ngực cho mình là kẻ thông hiểu sự đời với thái độ ngạo mạn: Nay, ta không bằng đƣợc Tử Sản, nhƣng ta cũng hông đến nỗi có tai nhƣ điếc, có mắt nhƣ mù. Chỉ khác Tử Sản ở chỗ, ta nghe trong tiếng cười chứ không phải tiếng khóc của đàn bà mà nhận ra điều gian [48; tr.82]. Trong ngôn ngữ của Lỉn, thành ngữ ý hợp tâm đầu xuất hiện lại nhấn mạnh thêm thái độ tự phụ của Lỉn.
Lỉn tự cho m nh là người tinh đời, là người hiểu về t nh nghĩa tri ỉ: Thế thì ta hiểu rồi. – Lỉn gật gù. – Vậy ta kể ông nghe, vì thoáng qua là ta biết ông cùng ta ý hợp tâm đầu [48; tr.82].
Seo Ly là nhân vật trung tâm trong truyện ngắn Seo Ly, kẻ khuấy động tình trường. Nàng có vẻ đẹp tuyệt diệu nhƣng đầy bí ẩn. Vẻ đẹp của nàng gây sửng sốt cho bao kẻ si tình. Ngôn – một chàng trai trẻ cứng lòng phải thốt lên:
Thật là một sắc đẹp mê hồn. Một trang tuyệt thế giai nhân đầy sức cám dỗ.
Một nhan sắc phi phàm, huyền bí và chết người! [49; tr.90]. Thành ngữ tuyệt thế giai nhân đã đƣợc đặt vào lời nói của Ngôn. Đó là tuyên ngôn về cái đẹp.
Trong Xóm giềng, Ma Văn Kháng đặt vào lời chửi của vợ Bí hàng loạt những thành ngữ: ăn không nói có, vu oan giá họa, tam đại tứ đại đồng đường...để thấy được sự ngoa ngoắt trắng trợn, không liêm sỉ của người đàn bà tham lam mang tính chợ búa: Cha tiên nhân thằng nào con nào ăn hông
nói có, vu oan giá họa cho người ta nhééé...[52; tr.146]. Cha tam đại tứ đại đồng đường nhà chúng bay nhé. Bà thì bà gang mồm ông bà ông vải, cô dì tỉ muội nhà chúng mày ra. Bà ỉa vào mồm cả lũ lĩ con cái cháu chắt nhà mày...[52; tr.147]. Đối lập với vợ Bí là bà cụ Lý, một con người đôn hậu.
Ham công tiệc việc là nét tính cách của bà cụ Lý – thành ngữ đó đƣợc xuất hiện qua lời người con trai nói với mẹ mình: Bây giờ u già yếu rồi. Ham công tiêc việc làm gì nữa cho khổ [52; tr.149].
Trong Đợi chờ, ông Nhân là một người cha cả đời tận tụy vì con cái, hi sinh mọi cái v con cái. Nhƣng ông rơi vào bi kịch của cuộc đời: đứa con gái, mà ông hinh sinh cả cuộc đời vì nó, lại phụ tấm lòng của ông. Câu tục ngữ đời cua cua máy, đời cáy cáy đào - một câu tục ngữ xuất hiện trong lời thoại của bà thư ý nói với ông Nhân, là một dự đoán về tương lai đầy bi kịch của một người cha yêu con hết m nh: Đừng có tằn tiện quá, cụ ạ. Phải ăn cho có da, có thịt đi, cụ ơi. Đời cua cua máy, đời cáy cáy đào, lo cho nó quá nó cũng chẳng khiến đâu! [55; tr.229].
Trong lời nói của nhân vật, ngôn ngữ thường bao giờ cũng xuất hiện dưới dạng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Mà trong ngôn ngữ sinh hoạt, thành ngữ, tục ngữ thường được sử dụng nhiều. Trong truyện ngắn Mất điện, khi bữa cơm bị gián đoạn vì mất điện, bà lão giục con cháu: Kìa, mẹ cả, con làm g đấy? Ăn cho xong bữa đi đã. Cơm canh nguội tanh nguội ngắt cả rồi.
Này, H ng, ăn đi cháu, ngủ gật đấy à? [57; tr.266]. Trong Mất điện, thành ngữ; tục ngữ đƣợc Ma Văn Kháng vận dụng linh hoạt trong các lời thoại của các nhân vật. Quan đó, hoàn cảnh; bản tính của nhân vật đƣợc hiển lộ: im hơi lặng tiếng – đƣợc sử dụng hai lần mang hai ý nghĩa hác nhau trong cuộc đối thoại giữa người hàng xóm và Luyến: Bà Luyến ơi, ông Dư đi họp còn chưa về, thế có gay go không chứ. Bà giúp cho tí nhé. Sao cái tầng ba nhà mình khốn khổ thế không biết! Cả nhà đang ăn cơm, lại có khách nữa. Chết! Ông
Luyến ngồi đây sao mà im hơi lặng tiếng thế. Luyến cười khẩy: Tập im hơi lặng tiếng cho nó quen đi, bà ạ [57; tr.268], gây thù chuốc oán, trái nước ngược gió – sự tức giận của bà cụ khi con dâu mình bị một thằng thanh niên mất dạy xúc phạm nhưng cũng rất cảm thông với người mẹ đáng thương có đứa con hư hỏng ấy: Rõ bỗng dưng nó ở đâu đến gây sự nhé. Nào phải người ta gây thù chuốc oán gì với nhà nó. Ai cũng biết mẹ nó xưa nay là người hiền lành, hay làm ơn, giúp đỡ người khác. Sao nó lại đi con đường trái nước ngược gió thế được! [57; tr.275], lười chảy thây, con dại cái mang – người mẹ hiền lành đó đành bất lực với đứa con hƣ hỏng, chuyên gia quậy phá người hác. Người mẹ đó thật tội nghiệp: Cô Luyến ơi, cô cho chị xin lỗi cô.
Cô thông cảm với chị. Chị là mẹ nó mà nó cũng coi chị ra cái g đâu. Nó lười chảy thây. Nó chỉ ăn rồi phá [57; tr.274]... Con v n biết thế. Con dại cái mang.
Cũng là do con hông dạy đƣợc nó [57; tr.275].
Truyện ngắn Kiểm – chú bé – con người cũng vậy. Trong truyện ngắn này, Ma Văn Kháng cũng sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ trong ngôn ngữ của các nhân vật. Qua đó, tác giả đã xây dựng thành công h nh tƣợng Kiểm – một chú bé đáng thương nhưng thật đáng nh: Mẹ hát con khen hay – một câu tục ngữ thường mang nghĩa tiêu cực. Nhưng trong truyện ngắn này, câu tục ngữ đó lại mang nghĩa t ch cực. Đó là sự ngưỡng mộ của người con đối với người mẹ thân yêu của mình: Hồi trước là cái hồi mẹ cháu còn ở với bố cháu ấy. Mẹ cháu tốt lắm cơ, bác ạ. Không phải mẹ hát con hen hay đâu.
Hàng xóm cũng phải công nhận mẹ cháu là người ăn ở đức độ, biết điều [58;
tr.283], nối giáo cho giặc; lòng lang dạ thú, ác giả ác báo – là những thành ngữ mà vợ của Tư, người hàng xóm tốt bụng của chú bé Kiểm, sử dụng.
Trong mắt vợ Tư, người dì ghẻ của chú bé Kiểm thật chua ngoa, độc ác, sẽ gặp phải quả báo: Hồi này, mụ ấy chửi khắp các gia đ nh hàng xóm. Những là xúi giục, chứa chấp cháu. Những là nối giáo cho giặc...[58; tr.296]. Đàn bà
sao có kẻ lòng lang dạ thú thế! [58; tr.297]. Đàn bà g mà lăng loàn thế.
Không sợ ác giả ác báo à? [58; tr.300], vu oan giá họa; chia uyên rẽ thúy; trời không dung đất không tha là những thành ngữ, tục ngữ trong tiếng chửi trắng trợn, không biết thẹn của dì ghẻ chú bé Kiểm: Cái đứa ăn ở bất nhân kia, mày vu oan giá họa, mày chia uyên rẽ thúy, mày là thằng đế quốc, thằng Việt gian, thằng bành trướng, thằng Pôn Pốt, trời hông dung, đất không tha mày [58;
tr.299].
Trong Ngẫu sự, Ma Văn Kháng đã sử dụng các thành ngữ tục ngữ, tục ngữ Trâu buộc ghét trâu ăn, tai vách mạch rừng, lo bò trắng răng, Ông ăn chả bà ăn nem, tối mắt tối mũi, có mồm thì cắp, có nắp thì đậy trong ngôn ngữ các nhân vật để thể hiện sự đảo điện, sự xuống cấp trầm trọng của đạo đức: Thôi đi! Rõ dở hơi! Trâu buộc ghét trâu ăn, hở! Cam gì tới ông! [60;
tr.335]. Mày lo bò trắng răng à? [60; tr.338]. Chuyện gì, chứ chuyện này trước sau thế nào chả lộ. Tai vách mạch rừng, cô ạ [60; tr.338]. Cô bảo sao:
Ông ăn chả bà ăn nem [60; tr.338]. Này có mồm thì cắp, có nắp th đậy, nghe xong đâu bỏ đấy, cấm bép xép nhé [60; tr.344].
Đó là những lẽ thường trong đời người. Trong Người giúp việc, Ma Văn Kháng cũng đưa ta đến với những đảo điên, những tan vỡ của t nh người.
Ma Văn Kháng đã sử dụng những thành ngữ, tục ngữ trong lời thoại của các nhân vật. Việc sử dụng đó góp phần không nhỏ vào việc cá tính hóa nhân vật. Trong Người giúp việc, vợ Hoằng cũng là cô vợ điển hình cho lớp người dửng mỡ, coi chồng, con cái, người hác như hông. Một tấc lên trời là cách vợ Hoằng nhìn nhận, đánh giá người chồng bị mình cắm sừng: Ông ấy có cái quái g đâu. Chỉ đƣợc một tấc lên trời [61; tr.354]. Khi vợ chồng Hoằng cãi nhau, bà cụ Mạ phải là người dàn xếp: Thôi, một sự nhịn bằng chín sự lành. Tôi xin anh [61; tr.358]. Nhƣng vợ Hoằng thật quá đáng, hông biết kiêng nể ai: Anh bảo ai là đĩ điếm ma cô. Anh nghe con mụ khọm già hớt lẻo,
hở? À, con mẹ phò già này, nó là cái đứa đẻ ra anh mà! Hèn nào cùng một đồng một cốt với nhau [61; tr358]. Trước thái độ quá quắt của vợ, Hoằng không quát mắng nữa. Hoằng đã chuyển chiến thuật bằng cách chửi đầy mỉa mai: Này, đừng có cả vú lấp miệng em. Cần gì phải nghe ai mới biết! Còn sờ sờ ra đấy! Còn bảo lưu hết từng tội trạng kia. Còn nhớ hôm đi nhảy đ t cô, đ t cậu, rồi con bé sƣng phổi cấp hông? Đừng có cậy của mà lên mặt, mà làm xằng, rồi lu loa [61; tr.358]. Thái độ của vợ Hoằng cũng làm cho những người hàng xóm phải tức lây cho bà cụ Mạ: Sao mà tai quái thế! Người ta đã già cả.
Mà người ta rõ làm phúc cho mình. Khỏi rên quên thầy, đúng là đồ vô ơn! [61;
tr.359]. Mẹ vợ của Hoằng cũng là loại “gừng càng già càng cay”, còn cay nghiệt hơn con gái m nh nhiều. Với cái giọng mỉa mai; chợ búa, bà ta nói với cụ Mạ thật inh người: À, mà đi ở nhàn nhã sung sướng thế tội gì mà không đi ở nhỉ! Có nhẽ chuyến này tôi cũng xin về hưu trước tuổi, rồi đi làm vú cho mấy nhà giàu để đào mỏ đây. Tội gì mà không thế cơ chứ. Hừ, ra thời nào cũng có quân th ch ăn sẵn nằm ngửa là thế! [61; tr.361]. Người đàn bà tai quái đó nói với người con rể bốn chục tuổi như nói với một đứa con nít: Anh Hoằng ơi, ra tôi cứ tưởng anh là ngần ấy tuổi đầu thì phải khôn ngoan lên chứ.
Nuôi ong tay áo, nuôi cáo trong nhà là anh đấy, anh Hoằng ạ. Ra anh v n cứ thói nào tật ấy...[61; tr.361]. Trước sự hùng hổ của vợ và mẹ vợ, Hoằng đành bó gối: Thế này, cụ Mạ ạ. Tránh voi chẳng xấu mặt nào, lúc này nên lánh đi.
Tôi bố trí cụ đi phép nhé. Mười lăm ngày, cụ lên, lúc đó t nh h nh sẽ khác nhiều rồi, cụ ạ [61; tr.362]. Sau thời gian mười lăm ngày, bà cụ lại từ quê lên nhà Hoằng. Bà cụ không biết Hoằng đã thỏa hiệp với vợ và mẹ vợ để gián tiếp đuổi m nh đi (Hoằng khóa trái, viết một mảnh giấy dán chéo qua hai cánh cửa: “Gia đình tôi đã chuyển công tác và nơi ở vào Sài Gòn! Hoằng” [61;
tr.363]). Bà cụ đau đớn vì bà quá yêu hai đƣa nhỏ con Hoằng – bà coi nhƣ con cháu bà thật: Tôi nhớ hai đứa trẻ quá! Khổ, bây giờ không biết chúng ở chân
trời góc bể nào. Bà chúng, mẹ chúng thì tai ác với con với cháu. Biết vậy, tôi xin chỉ về quê dăm ba ngày rồi lên, thì có gặp đƣợc không. Hai đứa trẻ chắc nhớ tôi lắm. Khổ! [61; tr.363].
Trong Bồ Nông ở biển, trong ngôn ngữ của mình, các nhân vật sử dụng thành ngữ, tục ngữ tạo nên nhịp điệu, hình ảnh đầy ấn tượng. Dưới đây là một đoạn thoại chửi nhau giữa mẹ Lương và vợ Lương:
- Này đừng có nỏ mồm vu oan giá họa nhớ, mụ già kia!
Gạt tay Lương, bà cụ nhảy chồm chồm về phía vợ Lương:
- Mày đã nói thế th bà hông còn g để nể mày nữa! Mày đem cái xác về cái nhà này, hỏi rằng mày có cái gì nào? Mày ba bò chín trâu, ruộng cả ao sâu gì mà mày ngồi mát ăn bát vàng nào!
Vợ Lương chống tay lên háng, bỉm mỏ, ngạo mạn:
- Ừ, thì cứ cho là nhƣ thế, thì bây giờ mụ muốn gì tôi!
- Tao muốn vạch mặt mày. Mày là quân mèo đàng chó điếm. Mày là quân cơm hàng cháo chợ!
- Cụ mà nói nữa là tôi hông có để cụ yên đâu.
- Tao theo dõi hết. Úi giời! Phúc đức bà Tú Đ là mày. Mày bao dong hạt cải, rộng rãi trôn kim. “Mẹ ơi, cái đài con bật rồi đấy, mẹ để dưới bếp nghe cho vui”. Thôi đừng đãi bôi nữa, quân bòn gio đãi trấu kia! Tao còn lạ!
Mày ăn lấp mày lấp miệng. Mày còn đem của cải nhà này về bù chi bù chít cho họ hàng, tông ti nhà mày [65; tr.434, 435].
Nhƣ trên, chúng tôi đã tr nh bày thành ngữ, tục ngữ có vai trò lớn trong ngôn ngữ nhân vật. Thành ngữ, tục ngữ trong ngôn ngữ nhân vật góp phần quan trọng trong việc cá tính hóa nhân vật, góp phần không nhỏ trong việc thể hiện nội dung của tác phẩm. Ma Văn Kháng đã rất thành công trong việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong ngôn ngữ nhân vật của mình.