VAI TRÒ CỦA THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ ĐỐI VỚI NGÔN NGỮ CỦA NGƯỜI KỂ CHUYỆN

Một phần của tài liệu Thành ngữ, tục ngữ trong truyện ngắn ma văn kháng (Trang 105 - 111)

CHƯƠNG 4. VAI TRÒ CỦA THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG

4.2. VAI TRÒ CỦA THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ ĐỐI VỚI NGÔN NGỮ CỦA NGƯỜI KỂ CHUYỆN

Người kể chuyện là hình tượng ước lệ về nhân vật người trần thuật trong tác phẩm văn học, chỉ xuất hiện khi nào câu chuyện đƣợc kể bởi một nhân vật cụ thể trong tác phẩm. Đó có thể là h nh tƣợng của chính tác giả (ví dụ: “tôi” trong Đôi mắt), dĩ nhiên hông nên đồng nhất hoàn toàn với tác giả ngoài đời; có thể là một nhân vật đặc biệt do tác giả sáng tạo ra (ví dụ: người điên trong tác phẩm Nhật kí người điên của Lỗ Tấn); có thể một người biết một câu chuyện nào đó. Một tác phẩm có thể có một hoặc nhiều người kể chuyện. H nh tượng người kể chuyện đem lại cho tác phẩm một cái nhìn và một sự đánh giá bổ sung về mặt tâm lí, nghề nghiệp hay lập trường xã hội cho cái nhìn tác giả, làm cho sự trình bày, tái tạo con người và đời sống trong tác phẩm thêm phong phú, nhiều phối cảnh [35; tr.221].

Trong tác phẩm văn học, ngôn ngữ của người kể chuyện đóng một vai trò rất quan trọng. Nó là cầu nối, là phương tiện liên kết giữa các nhân vật và các ý trong tác phẩm. Đồng thời, nó cũng đóng vai trò há quan trọng trong việc thể hiện nội dung của tác phẩm. Dưới đây là sự phân tích của chúng tôi về vai trò của thành ngữ, tục ngữ đối với ngôn ngữ của người kể chuyện.

Ngôn ngữ người kể chuyện có khi thuần túy là ngôn ngữ của một nhân vật không tham gia trong tác phẩm. Nhân vật đó chỉ là nhân vật d n truyện ở ngoài tác phẩm. Với khả năng sử dụng tinh tế và linh hoạt các thành ngữ, tục ngữ vào ngôn ngữ người kể chuyện, từng lời kể trở nên mềm mại hơn, gần gũi, tự nhiên.

Thành ngữ, tục ngữ đã giúp cho Ma Văn Kháng từ vị trí người kể chuyện khách quan lại có thể bày tỏ thái độ của mình trước từng sự kiện, từng thân phận con người, từng mảng màu xã hội.

Trong Vệ sĩ của Quan Châu, khi di n tả cảnh giàu sang xa hoa của tên thổ ti Vàng A Ký, người kể chuyện dùng thành ngữ Hán – Việt cao lương mĩ vị. Thành ngữ đó là một cách nói văn hoa, mỉa mai di n tả cuộc sống của tên thổ ti Vàng A Ký: Cao lương mĩ vị thì ngài toàn tuyển chọn từ đất Trung Hoa sang [46; tr.30]. Khun là một tên tay sai đắc lực của tên thổ ti Vàng A Ký.

Hắn đã mượn oai của tên thổ ti Vàng A Ký để hành hạ mọi người. Để di n đạt điều đó, người kể truyện đã sử dụng thành ngữ tác oai tác quái: Khun được đƣợc quan châu cƣng chiều. Khun tha hồ tác oai tác quái [46; tr.38].

Trong ngôn ngữ người kể chuyện có khi là sự đan xen ngôn ngữ nhân vật. Xóm giềng mà một truyện ngắn để lại sự day dứt trong lòng người đọc về vấn đề t nh làng nghĩa xóm. Sau năm năm, từ nước ngoài về, con trai cụ Lý đã đến thẳng nhà tên hàng xóm độc ác. Anh con trai đã chỉ thẳng vào tên hàng xóm độc ác, vô ơn bội nghĩa đó mà chửi. Ngay trong một lời chửi của anh con trai cụ Lý, Ma Văn Kháng đã sử dụng liên hoàn các thành ngữ cha căng chú

kiết, ăn không nói có, ăn cháo đái bát, gắp lửa bỏ tay người. Lời chửi của anh con trai bà cụ Lý được di n đạt trong lời d n của người kể chuyện chứ không phải là lời thoại giữa các nhân vật: Năm năm sau người con trai từ nước ngoài về, lúc đó căn nhà đã đƣợc trả lại cho chủ; anh ra thăm mộ bố, rồi sang nhà Bí.

B được chia quả thực, được nửa hu vườn, hắn dựng nhà và mở cửa hàng chữa xe đạp vì chỗ ấy nh n ra con đường lên huyện. “Này, anh Bí, - người con trai vỗ vai B . B đang tháo lốp xe đạp, cầm hai cái móc lốp đứng dậy, quay lại. – Anh xuất thân cha căng chú kiết từ đâu đến ngụ cƣ ở cái làng này, bố tôi thương hại, cho ở góc vườn. Sao dám ăn không nói có, ăn cháo đái bát, gắp lửa bỏ tay người?”. B đang còn ú ớ thì huỵch! huỵch! Quả đấm của người con trai kẻ bị oan uổng đã liên tiếp trúng mồm Bí [52; tr.152]. Truyện ngắn Đợi chờ cũng có hiện tượng lồng ngôn ngữ nhân vật với ngôn ngữ người kể chuyện: Bà thƣ ý công đoàn đang định xin đống gạch ấy về để đổ nền chuồng lợn, nghe ông nói, liền nhường ngay cho ông. “Cụ ơi! Khéo lại thân làm tội đời! Nó trẻ, nó sướng nhiều rồi, nó phải làm lấy mà hưởng chứ!” [52;

tr.233]

Có khi, trong ngôn ngữ người kể chuyện có sự lồng ghép ngôn ngữ của chính các nhân vật. Nghĩa là, một nhân vật A khi nói với nhân vật B, dùng lại lời của nhân vật C và lời nói của mình với nhân vật C. Trong đêm mò sang nhà bà cụ Lý để vơ vét, vợ của B đã hết hồn khi không biết bà cụ Lí ở nhà con trai đã về. Trong cuộc trò chuyện giữa bà cụ Lý và vợ Bí, bà cụ Lý đã sử dụng lại lời nói của ông cụ Lý đã chết (bà cụ Lý nói là bà nghe thấy trong mê) và lời của bà nói với chồng để gián tiếp vạch tội của vợ chồng Bí. Trong lời nói của bà cụ Lý, Ma Văn Kháng đã sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ để nói nên bản chất hiền lành của gia đ nh cụ Lý và bản chất xấu xa của người hàng xóm hai cụ, đồng thời rút ra quy luật của cuộc đời: Ơ a, sao bác lại lạy tôi?

Tôi đang ể chuyện ngủ mê đây mà. Có hôm tôi mê thấy ông lão nhà tôi đấy.

Ông lão mặc bộ quần áo rách, hai mắt ròng ròng nước chảy. Tôi mới hỏi có việc gì oan ức, ông cứ nói cho tôi biết. Vợ chồng mình trời bắt tội nay cách trở âm dương, dưng mà bao nhiêu năm nay d u vậy tôi chửa bao giờ sống xa cách ông, vậy ông cứ nói đi. Ông ấy bảo, sao bây giờ mọi người đối với nhau rầu lòng thế, xem ra cứ mỗi ngày mỗi người lại xấu đi một ít, có phải thế chăng? Tôi nói: Ông ơi, có thế đấy, dƣng mà ông đừng rầu lòng làm gì. Cái loại ăn miếng mật trả miếng gừng đời nào chả có, th đời nào cũng vƣỡn là hiền thì sẽ gặp lành, d u rằng vách rách tan tành trời cũng vá cho [52; tr.167].

Có những tác phẩm, ngôn ngữ chủ yếu là ngôn ngữ người kể chuyện.

Xóm giềng là một truyện ngắn như vậy. Qua ngôn ngữ người kể chuyện, bản chất của các nhân vật đƣợc hiện tỏ. Để hiện tỏ bản chất của gia đ nh B , trong ngôn ngữ nhân vật kể chuyện, nhiều thành ngữ; tục ngữ đã xuất hiện:

tham như mõ – chỉ tính chất tham lam của gia đ nh B (tham từ chồng đến vợ, đến cả con). V tham lam, B đã gián tiếp đẩy ông cụ Lý đến cái chết. Khi bà cụ Lý lên ở với con trai một thời gian, vợ chồng B đã sang vơ vét mọi cái có thể: Họ chứa trong mình cái sức mạnh pha tạp hỗn mang. Chẳng học hành, bản tính lại hà tiện, trơ tráo và tham, tham nhƣ mõ [52; tr.154]; động chân động tay – chỉ bản chất của gia đ nh theo iểu “thƣợng bất chính, hạ tắc loạn”:

Từ tinh mơ, vợ chồng con cái đã dậy, động chân động tay là mở mồm chửi bới, diếc lác nhau [52; tr.154]; mở mày mở mặt, mái gianh vách đất, ăn xổi ở thì – cách nói mỉa mai về sự bất nhân nhƣng hoang phá của gia đ nh B . Gia đ nh B t m đủ mọi cách để vơ vét. Với gia đ nh B , cái quan trọng là tiền chứ không phải là đạo đức, danh dự. Nhƣng “của thiên trả địa”, gia đ nh B nghèo v n hoàn nghèo: Điều khó hiểu là họ làm đến vỡ đầu ra hói nhƣ thế, làm với một ý thức duy nhất là để giàu có, không thèm đoái hoài đến danh dự, phẩm chất gì hết, vậy mà bao nhiêu năm nay v n cứ xo dụi, chẳng mở mày mở mặt lên đƣợc. Nhà cửa hàng chục năm nay v n là mái gianh vách đất, chỉ bằng cái

gian bếp của người ta. Túp làm bếp từng ấy năm v n là gạch mộc xếp ba mặt, cửa rả hông. Vườn được chia hồi cải cách ruộng đất lúc nào cũng chỉ có cong queo mấy cây xoan còi. Cổng ngõ không. Tất cả v n tuềnh toàng, lộ rõ sự tạm bợ, ăn xổi ở thì, sai lạc với nhịp điệu chung của đời sống có cơ ngũ của xóm làng [52; tr.154]; ăn xó mó niêu – người kể chuyện thử đưa ra cách giải th ch đối với hiện tƣợng gia đ nh B : Hay là giàu th có giàu, nhƣng cái thói tật chăng chớ, ăn xó mó niêu đã ngấm vào bản tính chẳng thể gột rửa được?; tứ cố vô thân; thất cơ lỡ vận; ăn không nói có – là một bảng tường trình từ qua khứ đến hiện tại (lịch sử) của Bí. Từ một người đáng thương được gia đ nh cụ Lý cưu mang, Bí trở thành kẻ vong ơn bội nghĩa: Gần hết đời người, kể từ lúc là cái gã đàn ông tứ cố vô thân, thất cơ lỡ vận, phiêu dạt đến đất này, vụt cái trở thành anh cốt cán ăn hông nói có [52; tr.156]; thừa gió bẻ măng – bản chất xấu xa của Bí: Bí, cái anh chàng ngụ cƣ, cái gã thừa gió bẻ măng...[52; tr.156]; hang cùng ngõ hẻm – cũng là cách nói mỉa mai về tính cách tìm mọi cách bòn rút của công của B : Tay này tháo vát đƣợc việc đấy. Tôi nhớ, ông ta xông xáo, hang cùng ngõ hẻm nào cũng tới...[52; tr.156];

ba hồn bảy vía; hồn xiêu phách lạc – sự trả giá mà Bí phải nhận lấy: Hai thằng con đứng ngây, kinh hoàng. Chƣa bao giờ chúng nghe thấy tiếng gọi hồn thảm thiết nhƣ thế. Bố chúng nó ba hồn bảy v a th đã bị ma bắt giữ cả rồi.

Hoặc nếu hông th cũng v gặp ma, mà hồn xiêu phách lạc không biết đường trở về với thể xác rồi [52; tr.173]. Làng quê đó còn nhiều nhân vật hác cũng không kém cạnh gì so với gia đ nh B . Đó là những nhân vật giấu mặt, không mang tên. Điều đó được thể hiện qua việc ngôn ngữ người kể chuyện sử dụng những thành ngữ đèn nhà ai nhà ấy rạng, tác oai tác quái biểu hiện sự thay đổi của nếp sống làng quê: Bây giờ thì thật đèn nhà ai nhà ấy rạng...Kẻ mất của lắm khi chẳng dám kêu rên vì kẻ xấu có lúc độc quyền tác oai tác quái [52;

tr.150].

Có hi, người kể chuyện lặp lại ngôn ngữ của nhân vật:

- Đàn bà sao có ẻ lòng lang dạ thú thế!

Đàn bà sao có kẻ lòng lang dạ thú thế! [58; tr.297].

- Đàn bà g mà lăng loàn thế. Không sợ ác giả ác báo à?

Ác giả ác báo! Luật nhân quả có thế ƣ ? [62; tr.300]

Việc lặp lại như vậy không những thể hiện sự đồng tình của người kể chuyện với nhân vật mà còn có tác dụng nhấn mạnh, liên kết các đoạn văn với nhau trong văn bản.

Có hi, người kể chuyện là nhân vật chính trong tác phẩm. Đó là nghệ thuật lƣỡng vai. Trong Ngẫu sự, nhân vật tôi vừa là nhân vật tham gia câu chuyện vừa là nhân vật người kể chuyện. Trong Ngẫu sự nhân vật người kể chuyện đó đã sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ trong lời d n chuyện của mình: bất đắc kỳ tử - cảm nhận của người kể chuyện về sự tàn lụi của thiên nhiên: Lá bàng bị thiêu đốt hết màu xanh, vàng ửng lên cái chết bất đắc kỳ tử [60; tr.327]; ăn không ngồi rồi – bi kịch của những người thất cơ lỡ vận: Tôi và nàng, thế là không hẹn mà nên, đều trở thành những kẻ ăn hông ngồi rồi, muốn thoát khỏi trạng thái u oải, lờ đờ do ngoại cảnh gây nên, chỉ còn cách là biến thành những kẻ tò mò, hiếu sự nhất trần đời [60; tr.331]; đói thì đầu gối phải bò – thể hiện cái cùng cực của những người thấp vế: Đói th đầu gối phải bò. Đoàn đành rời bỏ đô thị để đến các huyện lỵ heo hút xa xôi [60; tr.330];

ngồi lê đôi mách thường là việc làm của những người “nhàn cư vi bất thiện”:

Và đang là di n viên trên sâu khấu biểu di n cho người khác xem, nàng lập tức trở thành khán giả của bao sự kiện, bao câu chuyện ngồi lê đôi mách, to tát hệ trọng có, vụn vặt đời thường có ở quanh mình [60; tr.330]; cửa đóng then cài – thể hiện cuộc sống khép kín của người thành thị: Người nội trợ chƣa đến giờ đi chợ. Nhà nào nhà nấy cửa đóng then cài, lắng lặng [60;

tr.328]; tạo hóa xoay vần là thành ngữ thể hiện sự đổi thay hôn lường của

cuộc đời: Quầy tiết kiệm nào cũng đông en, náo loạn, một ông già bị chen ngã sái tay. Giá vàng và đô-la tăng đột biến, mụ S. đang tung tiền vơ vét. Tạo hóa xoay vần. Mỗi người đang còng lưng gánh gánh nặng của mình [60;

tr.333].

Nhƣ vậy, trong truyện ngắn của mình, trong việc tạo lập ngôn ngữ người kể chuyện, Ma Văn Kháng đã sử dụng linh hoạt những thành ngữ, tục ngữ. Những thành ngữ, tục ngữ đó được sử dụng dưới những hình thức trần thuật khác nhau.

Một phần của tài liệu Thành ngữ, tục ngữ trong truyện ngắn ma văn kháng (Trang 105 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)