VAI TRÒ CỦA THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ ĐỐI VỚI NỘI DUNG THỂ HIỆN CỦA TRUYỆN

Một phần của tài liệu Thành ngữ, tục ngữ trong truyện ngắn ma văn kháng (Trang 98 - 105)

CHƯƠNG 4. VAI TRÒ CỦA THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG

4.1. VAI TRÒ CỦA THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ ĐỐI VỚI NỘI DUNG THỂ HIỆN CỦA TRUYỆN

Hầu hết các nhà nghiên cứu đều nhận định Ma Văn Kháng là nhà văn rất thành công trong mảng đề tài viết về miền núi. Tuy nhiên, Ma Văn Kháng còn tạo đƣợc dấu ấn riêng ở những tác phẩm viết về nhân tình thế thái mang màu sắc của miền xuôi.

Ma Văn Kháng đã vận dụng linh hoạt các thành ngữ, tục ngữ trong việc chuyển tải những giá trị nội dung trong tác phẩm của m nh. Dưới đây là sự phân tích của chúng tôi về vai trò của thành ngữ, tục ngữ đối với nội dung thể hiện trong truyện ngắn của Ma Văn Kháng theo hai h a cạnh: Nội dung thể hiện trong mảng đề tài viết về miền núi và nội dung thể hiện trong mảng đề tài viết về miền xuôi.

Nội dung thể hiện trong mảng đề tài viết về miền núi chủ yếu hướng đến vấn đề số phận con người, miêu tả cuộc sống lam lũ, hoang sơ, đơn giản, chất phác và sức đè nén từ các hủ tục lạc hậu mà người dân miền núi phải gánh chịu. Do đó, con người miền núi được nhà văn tập trung thể hiện dưới góc nhìn mang nặng nỗi niềm. Các thành ngữ, tục ngữ đã giúp nhà văn giải bày tâm tƣ, chỗ đứng, cách nhìn một cách hiệu quả.

Trong Giàng Tả, kẻ lang thang, Giàng Tả là nhân vật ch nh mang đậm nét núi rừng. Giàng Tả có sức khỏe phi thường, là một người lao động chân chính. Trong Giàng Tả, kẻ lang thang, nhiều thành ngữ đã đƣợc vận dụng linh hoạt để khắc họa nét đẹp đó của Giàng Tả - biểu tượng đẹp về người miền núi:

đến nơi đến chốn – di n tả thái độ làm việc có trách nhiệm của Giàng Tả, cứng như cái trụ đá (cứng như đá), da thịt như sắt như đồng (mình đồng da

sắt), rắn như đồng như sắt (rắn như thép, vững như đồng) – di n tả sức khỏe cường tráng của Giàng Tả ...Cũng trong Giàng Tả, kẻ lang thang, khi di n tả sự đểu cảng và thất bại nhục nhã của bọn phản quốc là Lý trưởng Ly Si Gơ, Ma Văn Kháng sử dụng những thành ngữ mặt ngựa, râu dê (mặt ngựa đầu trâu), vong gia thất thổ: Lý Trưởng Ly Si Gơ mặt ngựa, râu dê thèm cái sức của Giàng Tả [47; tr.47]. Giàng Tả rời Lao Chải t lâu th đồn Tây vỡ, Việt Minh từ v ng xuôi lên đuổi bạt Đơ Nivơ và Ly Si Gơ sang Lào. Rồi từ đó hai tên chạy vào Sài Gòn hay sang Thái Lan g đó sống cuộc đời của kẻ vong gia thất thổ [47; tr.50].

Trong Móng vuốt thời gian, Ma Văn Kháng đưa người đọc về những năm giữa thế kỉ XX. Ma Văn Kháng đã sử dụng 8 thành ngữ với 12 lần xuất hiện để góp phần xây dựng h nh tƣợng nhân vật chính – nhân vật phản diện trong tác phẩm, góp phần thể hiện tư tưởng triết lí sống: công thành danh toại, đào mồ cuốc mả, không đội trời chung, môn đăng hộ đối, tan tành thành mây khói, ý hợp tâm đầu, thực bất tri kỳ vị, có tai như điếc, có mắt như mù. Nhân vật chính là thổ ty Sề Sào Lỉn có “thú vui” là lấy thật nhiều vợ (mỗi vợ thuộc một dân tộc). Thổ ty Sề Sào Lỉn là biểu tƣợng của sự đắm chìm sắc dục và tham sống sợ chết. Cuối c ng lão ta đã gặp quả báo với cái chết bất đắc kì tử.

Trong Seo Ly, kẻ khuấy động tình trường, Ma Văn Kháng đã sử dụng nhiều thành ngữ thể hiện mối quan hệ giữa người đẹp (Seo Ly) và nam nhân, để biểu hiện những tư tưởng nhân sinh: đào mồ cuốc mả - những thằng đàn ông con trai trở thành kẻ thù của nhau vì một người con gái sắc nước hương trời: Thâm thù giữa hai nhà này cũng chỉ quanh cái chuyện tranh cướp đàn bà.

Họ đào mồ cuốc mả nhau cũng là do chuyện ấy [49; tr.102], đôi lứa xứng đôi (xứng đôi vừa lứa) – cách nói mỉa mai của nhà văn hi nói về sự dâm dục vô độ của Phếu: Kẻ xứng đôi vừa lứa với sắc đẹp thánh thần, và ham muốn phi phàm của nàng chỉ xuất hiện những năm tao loạn...Phếu, con trai của l trưởng

Cư A Tỏa đã hởi nghiệp và nổi danh tức khắc v t nh đầu bò đầu bướu và phản trắc của y [49; tr.104], gạo đã thành cơm – cách nói trắng trợn dối trá của lý trưởng Tỏa: Và l trưởng Tỏa đã hớn hở cắp con gà sống thiến đến nhà Seo Ly, rập đầu trước bố mẹ nàng. “Thôi th gạo đã thành cơm. Bố mẹ thách bao nhiêu cũng xin chịu nhận” [49; tr.102], hồng nhan bạc mệnh – lời nhận xét của lão quét chợ tên Ngôn về nhan sắc của Seo Ly. Seo Ly là một cô gái sắc nước hương trời. Nhưng, những người đàn ông gần cô đều phải chết hoặc thân bại danh liệt. Lão quét chợ nhìn Seo Ly là một loại yêu phụ (mặc dù y yêu Seo Ly). Y cho rằng: Seo Ly thuộc loại yêu phụ, loại này mắt sáng trắng, nhƣ mắt quạ, ngày đừng hòng chạm đến da thịt nó, nhƣng từ ba giờ sáng thì tha hồ vần vò. Lại có lúc nhƣ một kẻ sở đắc v đã từng trải, y than: “Hồng nhan bạc mệnh! Nàng là số phận của cái đẹp ở trên đời” [49; tr.92].

Với Ma Văn Kháng, thành thị đã thực sự trở thành một môi trường mở ra cho ông tầm quan sát và khả năng bao quát rộng lớn trên nhiều bình diện.

Qua cái nhìn của nhà văn, cuộc sống nơi thành thị là cái nôi của nền văn minh, nhƣng nó cũng chính là cái tổ của những thói hƣ tật xấu, thói hám tiền, hám danh, tham quyền lực,... làm đảo lộn cả những giá trị truyền thống thiêng liêng cao cả. Nơi đây đồng tiền có sức mạnh vạn năng, có thể làm thay đổi nhân cách, lối sống của hông t gia đ nh, con người ở nhiều giai tầng khác nhau. Đợi chờ là truyện ngắn thấm đ m tinh thần “Cá chuối đắm đuối v con”. Ông Nhân là một m u người cha điển hình về lòng yêu con.

Trong truyện ngắn Đợi chờ, Ma Văn Kháng đã sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ biểu trƣng cho t nh yêu của ông Nhân đối với con gái mình: điều hay lẽ phải – đó là sự giáo dục của người cha nhân từ đối với con gái của mình:

Chẳng hạn, không bao giờ ông để người hác đưa, đón con đi học. Đã đi là dắt tay con. Vừa đi vừa tranh thủ giảng giải cho con nghe điều hay lẽ phải và chỉ trỏ giải thích cho con hiểu cái thế giới kỳ lạ xung quanh con [55; tr.223],

nóng lòng như có lửa đốt – luôn lo lắng là đặc trƣng của các bậc làm cha mẹ đối với con cái. Ông Nhân cũng vậy, ông luôn lo lắng mọi cái cho cô con gái thân yêu của ông: Con thi mà bố lo. Con đến trường thi, bố đạp xe theo, vì sợ ngộ nhỡ con hỏng xe, hay con quên thẻ học sinh ở nhà, còn kịp thời ứng phó.

Suốt hai ngày, con ngồi trong buồng thi làm bài, bố đứng ngoài cổng chờ con, nóng lòng như có lửa đốt! [55; tr.226], đầu thừa đuôi thẹo – người cha đó đã hi sinh mọi cái, làm tất cả mọi cái vì con mình: Mặc, ai chê cười th chê cười, ông cứ đến các công trường lân cận, nơi người ta xây nhà xây cửa, lân la hỏi xin những viên gạch đầu thừa đuôi thẹo...[55; tr.234],

Trong cuộc đời này cặp lƣỡng phân thiện – ác, tốt – xấu,... luôn tồn tại.

Trong đó, t nh người là cái đáng quý nhất. Truyện ngắn Người giúp việc của Ma Văn Kháng là một trong những “phương tiện” phản ánh điều đó. Bà cụ giúp việc của gia đ nh Hoằng là một người tốt nhưng cũng có phần hơi hó hiểu. Trong truyện ngắn Người giúp việc, Ma Văn Kháng đã tạo thế lƣỡng phân một bên là bà lão giúp việc, một bên là vợ và mẹ vợ của Hoằng. Thế lƣỡng phân đó đƣợc bộc lộ qua việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ độc đáo của Ma Văn Kháng: thâm căn cố đế - đó là nét đặc trưng của người nông dân chân chất hiện hình trên bà lão giúp việc: Nhƣng chỉ thoáng sau tôi đã nhận ra, bà cụ chẳng giấu nổi vẻ quê m a thâm căn cố đế, ở cái động tác khom cổ đổi vai gánh đôi th ng nước, ở cái dây yếm đeo trên húc cổ gầy và cái quần chân quê bạc phếch cứng quèo của mình [61; tr.346], quá mù ra mưa – di n tả cảnh cãi cọ, đụng chạm trong gia đ nh Hoằng đến mức kịch liệt, có thể ra tòa. Và tất cả mọi cái đều xuất phát từ sự quá quắt của vợ Hoằng [61; tr.348], thân làm tội đời – cách nói mỉa mai chua cay của Hoằng khi lấy đƣợc cô vợ trẻ, giàu nhƣng chua ngoa, coi chồng hông ra g : “Thế mới là thân làm tội đời, chị ạ. Biết thế này, lấy bà vợ già, đƣợc cơm dẻo, canh ngọt mà chẳng phải động tay, có hay hông!” [61; tr.348], động tay động chân – thể hiện vợ

Hoằng là một người vợ lẳng lơ lại lười biếng: Vợ Hoằng sau hi đẻ đứa thứ hai, người nở nang, đ y đà, màu mỡ hẳn lên. Đẹp lại thêm chứng đa t nh, có nhẽ cũng là để b đắp cái cuộc tình không thỏa mãn với Hoằng. Đã đa t nh lại lười biếng, nên chẳng hề động chân động tay đến việc nhà,...[61; tr.351], nóng như hòn than là nhiệt độ của đứa con Hoằng lúc ốm đau nhƣng lại thiếu thốn tình cảm của mẹ cha. Khi đứa trẻ bị ốm tưởng chết, Hoằng th đi làm, vợ Hoằng th đi đú đởn với trai: Suốt ngày hôm đó con bé trên tay bà cụ, è ẹ khóc mếu, hai mắt đỏ rực, hơi thở vừa nóng vừa hôi. Chiều đến, nó nóng nhƣ hòn than, vợ tôi sang cặp nhiệt độ cho nó, thấy hơn bốn mươi độ, cả vợ tôi và bà cụ hốt hoảng nhƣ mất hồn, nhƣng chiều đó, tối đó, vợ Hoằng bặt tăm [61;

tr.352], thập tử nhất sinh – sự lo lắng của bà lão giúp việc đối với đứa trẻ con nhà chủ. Với bà, con Hoằng chẳng có mối quan hệ máu mủ g nhƣng bà luôn coi nó nhƣ ruột thịt của m nh. Bà lo cho nó còn hơn bố mẹ, ông bà ruột thịt của nó: Tôi có đứa cháu thập tử nhất sinh, hiện giờ nóng bốn mươi hai độ, ông có cứu cháu không thì bảo tôi [61; tr.353], ăn miếng chả, trả miếng nem là tục ngữ đƣợc nhà văn vận dụng thể hiện tính tình nhân hậu của bà cụ Mạ đối với gia đ nh Hoằng: Không có chuyện ăn miếng chả, trả miếng nem, không có chuyện tính toán thiệt hơn trong điệu ru và tiếng võng nh n nại của bà cụ đƣa ẽo kẹt...[61; tr.355].

Trong Heo may, gió lộng, Ma Văn Kháng đã sử khá nhiều thành ngữ, tục ngữ. Việc sử dụng thành ngữ và tục ngữ trong Heo may, gió lộng góp một phần vào việc thể hiện chủ đề nội dung, tư tưởng trong tác phẩm. Heo may gió lộng đưa chúng ta đến với mối quan hệ tình cảm trong gia đ nh người Việt.

Chị gái Đoan là một người vốn xuất thân từ thành phố. Vì yêu và lấy anh chồng người miền quê, chị gái Đoan đã trở thành một người nông dân thứ thiệt: Nhƣng mà thật tình chị Thảo của Đoan chuột sa chĩnh gạo. Đất đồng bằng cấy cày trồng tỉa đã dƣ ngàn năm, còn mấy nơi bờ xôi ruộng mật đƣợc

nhƣ thế [62; tr.370]. Hầu nhƣ năm nào, chị Thảo cũng lên thăm vợ chồng, con cái Đoan. Con của Đoan yêu bác Thảo lắm. Nhƣng giống đời, khác máu thì tanh lòng, vợ của Đoan lúc đầu còn bằng mặt với chị Thảo, sau thì không. Vợ Đoan đã đay nghiến Đoan, đã công hai chỉ trích chị gái của Đoan: Tham con diếc, tiếc con rô. Thấy dầu cao là xoa lấy xoa để. Thấy thuốc là nhét vào mồm luôn. Trƣa nay về, đƣa vỉ Mê-prô-ba-mát ra hỏi: “Mợ ơi, đây có phải là thuốc an thần?”. Thật là có răng răng nhai, chẳng răng lợi gặm, không sai miếng nào! [62; tr.380]. Không căn hông cứ! Một giọt máu đào hơn ao nước lã kia.

Có đúng hông? Khác máu thì tanh lòng, người xưa bảo vậy, có biết không?

[62; tr.383]. Có nhiều lần, vợ Đoan cố tình nói cạnh nói khóe trắng trợn đối với chị gái chồng: T nh nghĩa! T nh nghĩa g cái ẻ bòn nơi khố bện, đã nơi quần hồng, cái quân ngậm máu phun người...[62; tr.383]. Một bên là vợ, một bên là chị gái, Đoan rơi vào thế khó xử: Khổ thay, Đoan phải nhập vai môn đệ của học thuyết nhị nguyên. Được lòng đất, mất lòng đò, anh lơ lửng nhƣ con cá vàng, loay hoay không biết xử lý các mối quan hệ sao cho phải [62; tr380].

Đoan cũng nhận ra sự quá quắt của vợ mình: Ích kỷ hơn nữa đi cũng đƣợc!

Chứ y không nên, không thể cạn tàu ráo máng, mất tình mất nghĩa, phũ phàng tàn tệ nhƣ thế [62; tr.381]. Chị gái Đoan biết tất và hiểu tất cả mọi cái nhưng im lặng. Chị gái Đoan đau đớn, ngỡ ngàng trước thói đời đen bạc: Trời ơi, chả lẽ mấy chục năm qua, cuộc sống đã hắc nghiệt đến mức cả những con người hiền lành, thân thuộc với nhau cũng hông thoát hỏi thói quen thường trực là phải xoi mói l n nhau, phải tìm ra sự khác biệt để đối lập nhau, trái ngƣợc hẳn với đời sống vốn dĩ, nên bây giờ há miệng mắc quai [62; tr.385].

Bồ Nông ở biển cũng là một truyện ngắn đề cập đến những mối quan hệ phức tạp trong cuộc sống gia đ nh. Truyện ngắn này đề cập đến mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu. Trong truyện ngắn này, Ma Văn Kháng cũng sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ - góp một phần quan trọng trong việc biểu đạt nội

dung tư tưởng của tác phẩm. Lương cũng giống Đoan trong truyện Heo may, gió lộng. Lương hác Đoan ở chỗ là anh đứng giữa mối quan hệ mẹ đẻ - vợ.

Mẹ Lương và vợ Lương “hỗn chiến” với nhau như những địch thủ bất thiên đái cộng:

- (Vợ Lương) Này, già rồi, đừng có ăn không nó có, đừng để trẻ mỏ nó khinh cho nhé!

- (Mẹ Lương) Con nào ăn gian nói dối thì trời chu đất diệt nó [65;

tr.422].

Hết thời “chiến tranh nóng”, mẹ Lương và vợ Lương lại bước sang thời “chiến tranh lạnh”: Suốt mấy ngày liền sau đó, hai người đàn bà chung một mái nhà, ra đụng vào chạm nhau, mà mặt mày nặng trịch nhƣ hai chĩnh nước. Cả hai đều câm lặng. Khiếp quá, thà rằng họ cứ chửi mèo quèo chó, réo tên nhau mà chửi như vặt thịt nhau, có lẽ Lương còn thấy đỡ sợ hãi, ngại ngùng [65; tr.425]. Mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu vốn đã phức tạp từ ngàn đời. Họ thường tìm cách xoi mói, chửi bới l n nhau: Nó bắt đầu từ cái gì?

Từ chuyện con chó, con mèo, cái bát, cái chổi, từ một câu nói vu vơ, một cử chỉ vô nghĩa, rồi hòn đất ném đi hòn chì ném lại, biến hóa lộn lèo, và cuối cùng um sùm hết cả lên [65; tr.423]. Trong hoàn cảnh đó, người con, người chồng sẽ gánh nhận những hậu quả của những cuộc chiến tranh mẹ chồng – nàng dâu: V sao mà hai người đàn bà, d u không quan hệ ruột thịt trực tiếp, nhưng đã sống chung với nhau dưới một mái nhà, gắn bó với nhau bằng bao quan hệ thân thiết máu mủ, lại cứ mất mặn mất nhạt, mặt lƣng mặt vực với nhau, thậm chí nhiều hi đối đãi với nhau nhƣ quân th , quân hằn vậy? [65;

tr.426]. Lương đau đớn tự hỏi liệu có phải hi đói hổ th người ta hạnh phúc, còn hi sung sướng th người ta cắn cấu nhau: Nơi ăn chốn ở chỉ là một túp lều lá…Thoa và bà cụ ra ra, vào vào căn bếp, ngọt ngào mẹ mẹ con con…

Một miếng ăn cũng nhường cho nhau. Nhưng, chả lẽ gừng cay muối mặn ấy

chỉ được nuôi dưỡng bằng môi trường nghèo khổ? [65; tr.427]. Nhưng có lẽ cũng chƣa ổn lắm. Từ đó đặt ra giả thiết thứ hai. Đó là do tuổi già của bà cụ - mẹ Lương: Hay là mối mâu thu n giữa mẹ và vợ Lương nảy sinh từ những ngày mẹ anh xuất hiện những cơn trở chứng, trái nết? Già sinh tật, đất sinh cỏ.

Tuổi bảy mươi gắn với liền với những cơn nóng lạnh bất thường [65; tr.428].

Trên đây là sự phân tích khái quát của chúng tôi về vai trò của thành ngữ, tục ngữ trong nội dung thể hiện của truyện ngắn Ma Văn Kháng. Thành ngữ, tục ngữ có tác dụng mang lại t nh h nh tƣợng, sự cô đọng, gây ấn tƣợng mạnh trong việc thể hiện nội dung của truyện ngắn Ma Văn Kháng. Bởi, đặc trƣng của thành ngữ, tục ngữ là ngắn gọn, cô đọng. Nếu chúng ta di n xuôi, mỗi câu tục ngữ có thể là một câu chuyện. Chúng tôi nhận thấy, trong truyện ngắn của Ma Văn Kháng, thành ngữ, tục ngữ đƣợc vận dụng thể hiện nội dung ở mọi khía cạnh: từ miền xuôi đến miền ngƣợc, từ nông thôn đến thành thị, từ mẹ chồng đến nàng dâu, từ xấu đến tốt,…

Một phần của tài liệu Thành ngữ, tục ngữ trong truyện ngắn ma văn kháng (Trang 98 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)