Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TẠI VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU TW GIAI ĐOẠN 2009 - 2014
2.1. Giới thiệu chung về Viện Huyết học – Truyền máu TW
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Viện Huyết học – Truyền máu TW
Ban lãnh đạo
Gồm 01 Viện Trưởng và 04 Phó Viện trưởng:
+ Viện trưởng phụ trách chung
+ 01 Phó Viện trưởng phụ trách công tác chuyên môn khối Huyết học lâm sàng và Huyết học Labo.
+ 01 Phó Viện trưởng phụ trách khối Truyền máu.
+ 01 Phó Viện trưởng phụ trách công tác đào tạo, chỉ đạo chuyên khoa và nghiên cứu khoa học.
+ 01 Phó Viện trưởng phụ trách hậu cần.
Các khoa chuyên môn và phòng ban chức năng.
Gồm 39 khoa, phòng, ban và tổ trong đó có 8 phòng, ban chức năng, 6 khoa khối Truyền máu, 12 khối Lâm sàng, 11 khoa khối Dược và Cận lâm sàng, 2 tổ phục vụ.
Các phòng, ban chức năng:
Phòng ban chức năng: Có 9 Phòng 1. Tổ chức cán bộ;
2. Kế hoạch tổng hợp;
3. Hành chính quản trị;
4. Tài chính kế toán;
5. Quản lý chất lượng;
6. Phòng Công nghệ thông tin;
7. Phòng Điều dưỡng.
8. Phòng vật tư trang thiết bị
9. Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến;
Các khoa chuyên môn:
Các khoa truyền máu: Có 6 khoa
1. Khoa vận động và tổ chức hiến máu;
2. Khoa thu gom máu;
3. Khoa sàng lọc máu;
4. Khoa điều chế và các thành phần máu;
5. Khoa lưu trữ, phân phối máu;
6. Khoa Huyết thanh học nhóm máu.
Các khoa Lâm sàng: Có 12 khoa
1. Khoa Khám bệnh và điều trị ngoại trú;
2. Khoa Bệnh máu tổng hợp H4;
3. Khoa Bệnh máu tổng hợp H5;
4. Khoa nhi H6;
5. Khoa Bệnh máu tổng hợp H7;
6. Khoa ghép tế bào gốc H8;
7. Khoa điều trị tự nguyện H8;
8. Khoa Ung thư máu;
9. Khoa Hemophilia;
10. Khoa Điều trị tích cực 11. Khoa Thalasermy 12. Khoa cấp cứu
Các khoa Dược và Cận Lâm sàng: Có 11 khoa 1. Khoa tế bào – Tổ chức học;
2. Khoa Đông máu;
3. Khoa Sinh hoá;
4. Khoa Miễn dịch Huyết học 5. Khoa Di truyền;
6. Khoa Chẩn đoán hình ảnh;
7. Khoa Dược;
8. Khoa Vi sinh;
9. Khoa sàng lọc
10. Khoa Sinh học phân tử 11. Khoa Chống nhiễm khuẩn.
2.1.3.2. Quy mô và cơ cấu lao động
Quy mô lao động: Nhìn vào bảng 2.2. dưới đây, ta thấy rằng Viện Huyết học - Truyền máu TW có quy mô lao động thuộc loại lớn. Quy mô lao động của Viện Huyết học - Truyền máu TW tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng giảm.
Bảng 2.1. Quy mô lao động của Viện Huyết học - Truyền máu TW Năm
Tổng số lao động (Người)
Tổng số giường bệnh (Giường)
% lao động tăng so với năm 2010 (%)
2010 598 430 -
2011 570 440 - 4,7
2012 645 470 7,9
2013 723 540 20,9
2014 780 580 30,4
(Nguồn: Phòng TCCB – Viện HHTMTW)
Từ số liệu bảng 2.1 về quy mô lao động Viện Huyết học – Truyền máu TW nhận thấy, tổng số lao động qua các năm của Viện biến động không ngừng. Năm 2011 tổng số CBNV Viện giảm mạnh từ 598 người xuống còn 570 người do số lượng lớn đến tuổi nghỉ hưu và chuyển công tác. Năm 2012 Viện đã làm công tác tuyển dụng thêm cán bộ nâng tổng số cán bộ lên 645 người, tăng 7,9% so với năm 2010. Có thể thấy năm 2012 tổng số lượng CBNV có tăng nhưng vẫn quá ít so với tốc độ phát triển của Viện. Năm 2013 Viện tiếp tục làm tốt công tác tuyển dụng, nâng tổng số CBNV lên 723 người, tăng 20,9% so với năm 2010. Năm 2014 số CBNV Viện tiếp tục được tăng lên 780 người, tăng 30,4% so với năm 2010. Đây là một bước đột phá trong công tác tuyển dụng nhân lực của Viện, tuy nhiên quy mô giường bệnh kế hoạch của Viện cũng tăng từ 430 giường (năm 2010) lên 580 giường (năm 2014). Từ số lượng CBNV và số lượng giường bệnh kế hoạch của Viện cho thấy, tỉ lệ CBNV/giường bệnh kế hoạch là 1,35 (tỉ lệ này đủ đáp ứng tiêu chuẩn bệnh viện tuyến trung ương của BYT).Tuy nhiên trên thực tế, lượng bệnh nhân nằm điều trị tại Viện luôn cao gấp 1,3-1,6 lần so với số giường bệnh kế hoạch của Viện (nhiều giường bệnh có bệnh nhân nằm ghép) nên qui mô lao động của Viện tăng như vậy vẫn là chưa đủ.
Bảng 2.2. Cơ cấu lao động theo trình độ của Viện HHTMTW Năm
2010 2011 2012 2013 2014
LĐ
(ng) % LĐ
(ng) % LĐ
(ng) % LĐ
(ng) % LĐ
(ng) % TS LĐ 598 100 570 100 645 100 723 100 780 100 ĐH và SĐH 170 28,42 165 28,94 174 27,00 186 25,72 216 27,60
CĐ 28 4,68 30 5,26 35 5,40 39 5,40 25 3,14
Trung Cấp 332 56,86 308 54,04 367 56,90 426 58,92 461 59,12 NVPV 68 11,37 67 11,76 69 10,70 72 9,96 78 10,14 (Nguồn: Phòng TCCB – Viện HHTMTW) Qua bảng 2.2 ta thấy rằng từ năm 2010 đến năm 2014 tại Viện Huyết học - Truyền máu TW phát triển nhân lực tăng dần theo các năm (ngoại trừ năm 2011 số
lượng lao động giảm do một lượng lớn cán bộ về hưu và chuyển công tác), nhất là lao động có trình độ đại học và sau đại học tăng lên, tức là đào tạo, phát triển theo chuyên khoa, chuyên ngành tăng nhằm đảm bảo công tác khám chữa bệnh của người dân ngày càng cao, đáp ứng sự phát triển của Viện thành Viện chuyên khoa đầu ngành.
Số lượng lao động trình độ đại học và sau đại học năm 2010 là 170 CBNV, năm 2012 tăng lên 174 CBNV, năm 2013 tăng lên 186 CBNV và năm 2014 là 216 CBNV. Mặc dù số lượng lao động trình độ đại học và sau đại học các năm sau cao hơn năm trước nhưng tỉ lệ của đối tượng này so với tổng lao động của Viện lại không tăng. Năm 2010 tỉ lệ của lao động trình độ đại học và sau đại học chiếm 28,42% nhưng năm 2014 tỉ lệ này chỉ chiếm 27,6%. Do đó các năm tiếp theo Viện Huyết học - Truyền máu TW phải tăng cường và chú trọng hơn trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực sau đại học nhất là chuyên khoa, chuyên ngành để đạt trên 40% đại học và sau đại học nhằm đảm bảo công tác khám chữa bệnh của nhân dân.
Qua bảng 2.2 nhận thấy, số lượng CBNV trình độ cao đẳng tăng dần theo các năm 2010 – 2013, tuy nhiên năm 2014 số lượng CBNV trình độ cao đẳng lại giảm đáng kể do một số lượng các CBNV đã hoàn thành khóa đào tạo nâng cao bằng cấp lên đại học và được Viện công nhận.
Số lượng lao động có trình độ trung cấp cũng tăng theo hàng năm do tổng số lao động tăng dần theo các năm. Nguồn nhân lực này là nguồn nhân lực chính đảm bảo các hoạt động và dịch vụ của Viện