Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TẠI VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU TW GIAI ĐOẠN 2015 -2020
3.3.2. Đối với Bộ Y tế
Bộ y tế là cơ quan quản lý Ngành thông qua hệ thống các cơ chế, chính sách, quy chế, quy định, quy trình, tiên hành kiểm tra, giám sát để quản lý và định hướng cho các hoạt động của các bệnh viện công lập theo mục tiêu chung. Có một số kiến nghị như sau:
- Cần khẩn trương xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực của ngành y tế để có cơ sở định hướng cho các bệnh viện công lập xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực của mình phù hợp với chiến lược của ngành và điều kiện cụ thể của từng đơn vị.
- Tiếp tục nghiên cứu ban hành một số văn bản hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của các bệnh viện công như: Các văn bản pháp lý khung cho công tác quản trị, điều hành; mô hình tổ chức và các quy chế tổ chức và các hoạt động mẫu của các bệnh viện công dựa trên cơ sở mô hình quản lý của các bệnh viện hiện đại của các nước trong khu vực và quốc tế.
- Giao quyền chủ động cho các bệnh viện, bệnh viện công được chủ động tuyển dụng, sử dụng nhân lực mà không cần xin phép, xin ý kiến đơn vị chủ quản.
- Sớm nghiên cứu, ban hành định mức về lao động của Bộ y tế nói chung và đối với các lao động chuyên môn tại các bệnh viện công nói riêng để các bệnh viện công có cơ sở khoa học xây dựng kế hoạch nguồn nhân lực bảo đảm sử dụng nguồn nhân lực hợp lý, tiết kiệm và hiệu qủa.
- Có văn bản kiến nghị với Chính Phủ, Bộ nội vụ chỉ đạo tỉnh uỷ, uỷ ban nhân dân, sở nội vụ các tỉnh, thành phố trong cả nước không can thiệp sâu vào việc các bệnh viện về công tác bổ nhiệm các chức danh ban giám đốc, cần tôn trọng quyền tự quyết định bổ nhiệm cán bộ của các bệnh viện theo quy định của pháp luật.
Kết luận chương 3
Dựa trên thực trạng công tác thực trạng nhân lực ở chương 2 và định hướng phát triển nhân lực của Viện Huyết học – Truyền máu trong tương lai, trong chương 3 tác giả đã đề xuất một số giải pháp phát triển nhân lực Viện giai đoạn 2015-2020.
Các giải pháp mà tác giả tập trung vào giải quyết các vấn đề:
- Giải pháp về cơ cấu nhân lực đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ Bệnh viện - Giải pháp phát triển về trình độ chuyên môn nghiệp vụ
- Giải pháp phát triển kỹ năng người lao động - Giải pháp nâng cao nhận thức người lao động
- Giải pháp nâng cao động cơ thúc đẩy người lao động
Hy vọng rằng những giải pháp tác giả đưa ra có thể góp phần hoàn thiện thêm công tác phát triển nhân lực tại Viện Huyết học – Truyền máu TW giai đoạn 2015 - 2020.
KẾT LUẬN
Trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế, ngành y tế đang từng bước thay đổi, Viện Huyết học - Truyền máu TW cũng như các Bệnh viện khác cũng đang từng bước thay đổi cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội cũng như nhận thức của người dân về sức khỏe. Song song với việc đầu tư trang thiết bị y tế, công nghệ cho quản lý, điều trị và chẩn đoán. Nhân tố con người cũng phải được đầu tư, đào tạo và phát triển, nhằm thích ứng với yêu cầu của xã hội. Với chính sách xã hội hóa ngành y tế của Đảng và Nhà nước, tư nhân được tham gia vào các lĩnh vực y tế.
Người dân có điều kiện lực chọn các cở sở y tế. Chính vì thế Viện Huyết học - Truyền máu TW cũng như các Bệnh viện khác trên địa bàn Thành Phố phải tìm mọi cách nâng cao hiệu quả, chất lượng trong công tác khám chữa bệnh, áp dụng khoa học công nghệ vào chẩn đoán và điều trị, phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn giỏi tay nghề cao, phẩm chất đạo đức tốt đáp ứng nhu cầu của người dân trong điều kiện đất nước đang đổi mới.
Phát triển nguồn nhân lực Viện Huyết học - Truyền máu TW cần phải xây dựng kế hoạch, rà soát, sắp xếp lại nhân lực cho phù hợp với yêu cầu nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của Bệnh viện, trên cơ sở đó đẩy mạnh đầu tư phát triển nguồn nhân lực về chuyên môn, nghiệp vụ có cơ chế, chính sách hợp lý... đó là những giải pháp mang tính đồng bộ và lâu dài nhằm đảm bảo về số lượng, nâng cao chất lượng, phù hợp về cơ cấu để nguồn nhân lực phát triển lâu dài và bền vững.
Phát triển NNL phải trên cơ sở duy trì nguồn nhân lực, vì vậy cần phải có những chính sách hợp lý về chế độ đãi ngộ về vật chất, tinh thần, tạo môi trường làm việc thoải mái đối với CBNV Bệnh viện, tập trung các điều kiện để phát triển nguồn nhân lực về nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nhất là chuyên khoa sâu. Đáp ứng được định hướng phát triển Bệnh viện Thành Bệnh viện chuyên khoa sâu, Bệnh viện khách sạn (Vừa điều trị vừ nghỉ dưỡng cao cấp) trong những năm tới.
Với đề tài: “Giải pháp phát triển nhân lực Viện Huyết học – Truyền máu TW giai đoạn 2015-2020”, qua nghiên cứu các vấn đề từ lý luận đến thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực tại Viện Huyết học - Truyền máu TW.
Từ mục đích của đề tài là hệ thống hoá các cơ sở lý thuyết về phát triển nguồn nhân lực, đồng thời phân tích thực trạng về phát triển nguồn nhân lực và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực để tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực của Viện Huyết học - Truyền máu TW. Trên cơ sở phân tích các nguyên nhân đó để tìm ra các giải pháp để phát triển nguồn nhân lực của Viện Huyết học - Truyền máu TW trong thời gian sắp tới.
Do vậy, trong luận văn này tác giả dựa vào các số liệu về kết quả hoạt động công tác khám chữa bệnh, các số liệu thống kê về tiền lương, thu nhập, lao động, các qui định hiện hành liên quan đến chính sách nhân sự như qui chế tiền lương, tiền thưởng, nội qui lao động, bảng phân công công việc, sơ đồ tổ chức của các bộ phận và các qui định liên quan khác, tình hình thực tế công tác phát triển nguồn nhân lực trong thời gian vừa qua chủ yếu trong năm 2010 đến năm 2014 để đánh giá về phát triển nguồn nhân lực tại Viện Huyết học - Truyền máu TW.
Trên cơ sở các số liệu trên, luận văn đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực để tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng phát triển nguồn nhân lực tại Viện Huyết học - Truyền máu TW. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực Viện Huyết học - Truyền máu TW
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nội vụ - Bộ Y tế (2007), Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 05 tháng 6 năm 2007, Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước
2. Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh (2008), Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hả Nội.
3. Đỗ Minh Cương, Mạc Văn Tiến (2004), Phát triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam - Lý luận và thực tiễn, NXB Lao động - Xã hội, Hả Nội.
4. Phạm Minh Hạc (1996), “Vấn đề con người trong công cuộc đổi mới”.
Chương trình khoa học - công nghệ cấp nhà nước, KX 07.
5. Bùi Hiền (2001), Từ điển giáo dục học, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội 6. Nguyễn Hoàng Long (2008), Thái độ quyết định sư thành bại của nhà quản lý,
NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.
7. Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23 tháng 02 năm 2005.
8. Quan niệm của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về nguồn nhân lực.
9. Thông tin và dự báo kinh tế xã hội, số 95, 11/2013.
10. Christian Batal (2002), Quản lý nguồn nhân lực trong khu vực nhà nước - Tập 1, Phạm Quỳnh Hoa dịch, NXB Chính trị quốc, Hà Nội.
11. Lê bách (2009), Bàn về phát triển nhân lực, NXB Thành phố HCM.
12. Viện Huyết học – Truyền máu TW, Báo cáo tổng kết năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014.
13. Phan Văn Kha (2007), Đào tạo và sử dụng nhân lực trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.
14. Bùi Văn Nhơn (2006), Quản lý và phát triển nguồn nhân lực xã hội, NXB Tư pháp, Hà Nội.