Kinh nghiệm thực tiễn quản lý vận hành lưới điện phân phối của một số Công

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng ao công tác quản lý vận hành lưới điện phân phối của công ty điện lực lai châu (Trang 32 - 37)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI

1.6. Kinh nghiệm thực tiễn quản lý vận hành lưới điện phân phối của một số Công

1.6.1. Kinh nghiệm quản lý vận hành lưới điện phân phối của Công ty Điện lực Điện Biên

Công ty Điện lực Điện Biên (Tổng công ty Điện lực miền Bắc) hiện quản lý vận hành 850 trạm biến áp (TBA); 2.215km đường dây trung thế và 2.540 km đường dây hạ thế ở hai cấp 35KV và 22KV phục vụ cho hơn 113 nghìn khách hàng. Các tuyến đường dây quản lý hầu hết thuộc vùng đồi núi cao, rừng sâu, trình độ dân trí còn thấp, cơ sở hạ tầng chưa phát triển... nên đơn vị gặp không ít khó khăn trong việc quản lý vận hành lưới điện.

Với khối lượng quản lý như vậy, đến tháng 9 2017, 10/10 huyện, thị, thành phố - với 130 xã, phường có điện (đạt tỷ lệ 100%); hơn 108 nghìn hộ dân được sử dụng điện lưới (chiếm tỷ lệ 86,86%) trong đó có 84.800 hộ dân nông thôn (đạt 84%).

Với trọng trách được giao, tập thể CBCNV Công ty đang ngày đêm nỗ lực để không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo vận hành an toàn, cung cấp điện liên tục phục vụ các nhiệm vụ chính trị, các hoạt động kinh tế, xã hội và đời sống của nhân dân trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Việc cải tiến, ứng dụng công nghệ tiên tiến theo xu hướng nâng cao tính chuyên nghiệp, hiện đại là một trong những nhiệm vụ mà Ban lãnh đạo Công ty đã và luôn hướng tới.

Trong năm qua, để thực hiện tốt công tác quản lý kỹ thuật, quản lý vận hành nâng cao độ tin cậy lưới điện, Công ty đã chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả một số công việc: Tăng cường công tác kiểm tra định kỳ, đột xuất, phối hợp với các đơn vị xử

23

lý dứt điểm các tồn tại tại các tuyến đường dây, trạm biến áp; Củng cố thay thế các thiết bị đã vận hành lâu năm, độ tin cậy kém, không đảm bảo vận hành lâu dài như:

Củng cố hệ thống tiếp địa các tuyến đường dây, cải tạo nâng cao trình một số tuyến đường dây trung áp, thay thế các tủ máy cắt trung thế, lắp đặt hệ thống camera giám sát tại tổ trực vận hành,...

Bên cạnh đó, Công ty đã ứng dụng khoa học công nghệ nhằm nâng cao chất lượng trong công tác quản lý vận hành lưới điện trung hạ thế, giảm thiểu thời gian xử lý sự cố, giảm thiểu thời gian cắt điện để thực hiện vệ sinh công nghiệp các thiết bị như: Triển khai áp dụng phần mềm hệ thống thông tin quản lý mất điện và độ tin cậy lưới điện (OMS), phần mềm quản lý kỹ thuật lưới điện (PMIS); Cài đặt và ứng dụng phần mềm quản lý công việc (mobiwork), phần mềm quản lý vận hành lưới điện (GIS);

Lắp đặt thiết bị cảnh báo sự cố trên các tuyến đường dây; Hiện Công ty đang triển khai các điều kiện để thực hiện vệ sinh sứ cách điện online bằng nước áp lực cao, thành lập đội sửa chữa điện nóng, đội thí nghiệm điện,...

Để công tác vận hành tiếp tục đạt hiệu quả cao, Công ty Điện lực Điện Biên đã khẩn trương rà soát xây dựng và thực hiện các quy định, quy trình để thực hiện tốt công tác quản lý vận hành, quản lý kỹ thuật, nâng cao chất lượng, trách nhiệm của từng cá nhân trong công tác kiểm tra, quản lý vận hành đường dây, trạm biến áp, phấn đấu giảm suất sự cố, giảm tổn thất điện năng. Đặc biệt, không để xảy ra sự cố do chủ quan và giảm sự cố do khách quan, nâng cao chất lượng lưới điện, góp phần vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chung của Công ty Điện lực Điện Biên nói riêng và Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nói chung.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Công ty Điện lực Điện Biên từng bước cải tiến phương thức sản xuất kinh doanh, phục vụ; kiện toàn tổ chức gắn với đào tạo và đào tạo lại, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực đội ngũ cán bộ, công nhân, gắn trách nhiệm của công nhân với công việc.

Công ty Điện lực Điện Biên đã đưa vào sử dụng, vận hành các thiết bị mới, hiện đại, thường xuyên kiểm tra mạng lưới điện, phát hiện và xử lý kịp thời nguy cơ gây sự cố. Đồng thời, đẩy mạnh phong trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong quản lý, vận hành an toàn lưới điện và giảm tổn thất điện năng; tập trung xây dựng mạng lưới điện đến các vùng kinh tế trọng điểm, vùng sâu, vùng xa và các khu tái định cư thủy điện Sơn La, Lai Châu, của tỉnh.

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh,

24

Công ty thực hiện sắp xếp lao động theo mô hình chuyên sâu. Chỉ đạo Điện lực các huyện, thành phố lập kế hoạch, tổ chức tập huấn và diễn tập các phương án xử lý sự cố cho cán bộ, công nhân; quản lý số lượng khách hàng; tăng cường kiểm tra, khảo sát, xác định công suất và thời gian hoạt động của từng loại thiết bị để áp giá đúng với mục đích, thực tế sử dụng điện của khách hàng. Bố trí công nhân trực 24/24 giờ để xử lý và sửa chữa điện cho khách hàng khi có sự cố; hạn chế thấp nhất thời gian cắt điện và tránh cắt điện vào giờ cao điểm; lập các phương án kỹ thuật chi tiết để giảm sự cố và thời gian xử lý; phương án phòng chống lũ bão, phòng chống cháy nổ. Công tác kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất sau sự cố hệ thống đường dây trung thế, hạ thế và các trạm biến áp thực hiện nghiêm túc, sự cố kỹ thuật được phát hiện, khắc phục kịp thời, bảo đảm các thiết bị hoạt động liên tục, an toàn. Đồng thời, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động và hướng dẫn nhân dân thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn hệ thống điện trên địa bàn.

1.6.2. Kinh nghiệm quản lý vận hành lưới điện phân phối của Công ty Điện lực Thái Bình

Công ty Điện lực Thái Bình (Tổng công ty Điện lực miền Bắc) đang quản lý trạm biến áp 35/10kV có 19/38 máy, dung lượng 153.800 KVA; trạm biến áp 35/0,4kV có 859/923 máy với dung lượng 511.58 kVA; trạm biến áp 1 pha 35/0,23kV có 20/26 máy, dung lượng 2.490kVA; trạm biến áp 10/0,4kV có 2.327/2.351 máy, dung lượng 540.045 kVA; trạm biến áp 1 pha 10/0,23 có 87/212 máy, dung lượng 12.150 kVA;

đường dây trung thế 2.305,828 km (trong đó 10 kV: 1.688,15 km; 35 kV: 617,678 km);

đường dây 0,4 kV có 6.239,918 km). Sản lượng điện thương phẩm đạt trên 2.037 triệu kWh; cấp điện cho 533.074 khách hàng.

Với hệ thống lưới điện phát triển ở cả 5 cấp điện áp, đặc biệt là lưới điện trung áp và hạ áp phủ khắp toàn tỉnh, chất lượng điện năng được cải thiện, công tác dịch vụ khách hàng được nâng lên đáp ứng đủ cho nhu cầu phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phục vụ sinh hoạt của nhân dân. Toàn bộ các xã trong tỉnh đã đạt tiêu chí 4 (điện) trong bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới Chính phủ ban hành, góp phần vào chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Các tuyến đường dây hầu hết thuộc vùng đồng bằng nên đơn vị gặp tương đối thuận lợi trong việc vận hành, bảo vệ lưới điện.

Với yêu cầu chất lượng cung cấp điện ngày càng cao, Công ty Điện lực Thái Bình đã nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới, đáp ứng yêu cầu quá trình vận hành hệ

25

thống điện. Đây là cơ sở xây dựng “lưới điện thông minh” mà đơn vị đang nỗ lực triển khai thực hiện.

Trong quản lý vận hành, Công ty đã và đang triển khai 3 phần mềm công nghệ thông tin, đó là: Phần mềm Gis (thông tin địa lý), Pmis (quản lý kỹ thuật lưới điện) và Smart simulator (tính toán mô phỏng lưới điện thông minh). Để triển khai hệ thống Gis, Công ty đầu tư trang bị hệ thống máy chủ và các phần mềm chuyên dùng để khởi tạo, biên tập cơ sở dữ liệu và quản trị hệ thống. Được triển khai thực hiện từ năm 2015, phần mềm này sau khi thu thập vị trí cột, trạm biến áp Công ty có thể dễ dàng quản lý lưới điện trên bản đồ. Bên cạnh đó, công nghệ Gis còn đảm bảo cung cấp bản đồ số của tất cả các tuyến phố, nơi Công ty cung cấp điện; cung cấp tình trạng lưới điện gần với thời gian thực về các sự cố bất ngờ, công tác xây dựng và bảo trì; cải tiến phục vụ khách hàng bằng cách phục hồi điện nhanh hơn, tin cậy hơn và thông tin liên lạc với khách hàng tốt hơn trong thời gian gián đoạn bởi sự cố.

Ngoài phần mềm GIS, Công ty Điện lực Thái Bình còn triển khai phần mềm quản lý kỹ thuật Pmis. Trước đây, công tác quản lý hồ sơ thiết bị phải có từng bộ hồ sơ riêng. Từ khi triển khai phầm mềm Pmis, đơn vị có thể quản lý thông tin mọi lúc, mọi nơi, thoát khỏi sự quản lý thông tin cồng kềnh, tốn kém, thiếu chính xác bằng giấy mực và thủ công trong quá trình quản lý và vận hành lưới điện. Việc ứng dụng phần mềm quản lý kỹ thuật Pmis đã giúp đơn vị quản lý vận hành đầy đủ các thông tin về hệ thống mạng lưới điện, bao gồm: Lý lịch thiết bị, tình hình vận hành, tình hình sự cố, thông tin về thí nghiệm định kỳ, sửa chữa, bảo dưỡng... Còn đối với Smart simlator- là phần mềm tính toán mô phỏng lưới điện thông minh được đơn vị áp dụng trong tính toán tổn thất điện năng. Đây là một trong những nội dung quan trọng trong sản xuất kinh doanh mà Công ty Điện lực Thái Bình chú trọng. Do đó, việc nâng cao năng lực tính toán sẽ tạo điều kiện cho công tác quản lý, xây dựng kế hoạch giảm tổn thất điện năng thuận lợi, hiệu quả cao hơn. Nhờ vậy, đơn vị chủ động trong việc tính toán, khoanh vùng tổn thất trên lưới điện lưới và có giải pháp, chương trình giảm tổn thất điện năng hiệu quả.

Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại đã giúp Công ty Điện lực Thái Bình nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, vận hành lưới điện, quản lý tài sản, cũng như hướng tới mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng toàn ngành điện. Nhờ đó, mặc dù số lượng khách hàng Công ty khá nhiều song công tác quản lý vận hành luôn đảm bảo.

Để đảm bảo an toàn cho lưới điện điện, các cán bộ công nhân viên của Công ty

26

luôn bám tuyến, bám trạm, thực hiện đầy đủ quy trình, quy phạm kỹ thuật, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hiện tượng vi phạm gây ảnh hưởng đến sự an toàn của hệ thống.

Công ty Điện lực Thái Bình luôn quan tâm tạo điều kiện cho mỗi cán bộ công nhân viên lao động trong Công ty học tập, nâng cao kiến thức chuyên môn và tay nghề để đáp ứng yêu cầu mới. Đơn vị cũng chú trọng công tác đào tạo, phát động các phong trào thi đua lao động sản xuất, từ đó tạo nên một khí thế hăng say lao động và học tập trong toàn Công ty, góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý vận hành lưới điện.

Xác định việc đảm bảo an toàn lưới điện lâu dài, bền vững không chỉ là trách nhiệm hay sự nỗ lực của ngành Điện mà cần hơn rất nhiều sự phối hợp đồng bộ và hỗ trợ có hiệu quả của toàn xã hội. Chính vì vậy, trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình, Công ty luôn coi công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ hệ thống điện là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt từng thời kỳ với phương châm phủ kín thông tin, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, hướng đến mục tiêu xã hội hoá công tác bảo vệ lưới điện quốc gia.

Do vậy, Công ty đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho nhân dân những hiểu biết cơ bản về các quy phạm pháp luật liên quan đến hệ thống điện qua việc rải tờ rơi, ký cam kết, sao băng tuyên truyền, tổ chức hội thi, đưa các nội dung dưới hình thức sân khấu hoá về các làng, bản,... Bằng những cách làm trên, người dân dọc tuyến đã có những hiểu biết cơ bản để tham gia bảo vệ lưới điện.

Kết luận chương 1

Trong chương này luận văn đã hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết quan trọng của đề tài như: Khái niệm về lưới điện, phân loại lưới điện, tổn thất điện năng; tổng kết một số tiêu chí đánh giá về chất lượng điện năng và chất lượng quản lý vận hành lưới phân phối điện, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vận hành lưới điện; ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng quản lý vận hành lưới điện; đồng thời nêu lên thực tiễn công tác quản lý lưới điện phân phối của một số các đơn vị kinh doanh điện năng tiêu biểu trong Tổng Công ty Điện lực miền Bắc để từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho Công ty Điện lực Lai Châu Chương 1 được viết rất chọn lọc tạo cơ sở vững trắc cho. việc trình bày những thực trạng công tác quản lý lưới điện phân phối của Công ty Điện lực Lai Châu ở chương 2 và đề ra các giải pháp và các kiến nghị phù hợp, mang tính khả thi ở chương luận văn này.3

27

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng ao công tác quản lý vận hành lưới điện phân phối của công ty điện lực lai châu (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)