Nội dung giải pháp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng ao công tác quản lý vận hành lưới điện phân phối của công ty điện lực lai châu (Trang 100 - 107)

CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI CHO

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vận hành lưới điện phân phối của Công ty Điện lực Lai Châu

3.2.4. Một số giải pháp khác

3.2.4.2. Nội dung giải pháp

Nâng cao chất lượng công tác quản lý và bảo dưỡng đường dây

Hiện nay, nhiều thiết bị trên lưới điện của Công ty Điện lực Lai Châu không còn

91

đảm bảo chất lượng vận hành nhưng vẫn chưa được thay thế. Thiết bị mới đưa vào vận hành nhưng không đáp ứng được điều kiện vận hành, chất lượng không được thử nghiệm. Lắp đặt thiết bị đóng cắt không phù hợp về vị trí, chủng loại làm cho việc chuyển tải, vận hành lưới điện không linh hoạt, thời gian sự cố kéo dài, khả năng cung cấp điện không cao. Để đảm bảo quá trình truyền tải điện được liên tục đòi hỏi Công ty Điện lực Lai Châu cần chú trọng công tác quản lý và bảo dưỡng đường dây.

Để quản lý sử dụng hiệu quả tài sản đường dây truyền tải, Công ty cần thành lập một đơn vị có đủ năng lực chuyên môn và nhân lực cần thiết để thực hiện các chức năng, đó là phải nắm được những vấn đề như: Các loại vật liệu, thiết bị khác nhau được sử dụng trên tất cả các tuyến dây đặc tính và nơi lắp đặt, hồ sơ bảo dưỡng các bộ phận, tình trạng vận hành của tất cả các bộ phận và các kết cấu khung cứng, các biện pháp quản lý và kiểm tra việc sửa chữa….

Trong quá trình quản lý đường dây, Công ty Điện lực Lai Châu cần xây dựng chính sách bảo dưỡng trên cơ sở các khuyến nghị của nhà chế tạo, đánh giá về kỹ thuật, các dữ liệu về thực tế vận hành các bộ phận. Để phù hợp với tình hình cụ thể của từng khu vực trên địa bàn mà Công ty điện lực Lai Châu sửa đổi bổ sung, ở một chừng mực nào đó, một số tiêu chuẩn và chính sách bảo dưỡng theo điều kiện cụ thể vận hành tại đó, dựa trên các loại bảo dưỡng chính như sau:

+ Bảo dưỡng dự phòng: bao gồm kiểm tra định kỳ, theo dõi tình trạng thiết bị vật liệu, thay thế các bộ phận thiết bị xung yếu không để chúng bị hư hỏng. Một số công việc có thể thực hiện ngay khi đường dây vẫn mang điện, một số các công việc khác phải thực hiện khi cắt điện (thời gian cắt điện kế hoạch). Bồi dưỡng dự phòng được đặc trưng bởi định kỳ thực hiện (03 tháng hoặc 06 tháng một lần), thời gian thực hiện, các khoản giảm doanh thu và số giờ lao động.

+ Bảo dưỡng tiên liệu: gồm các biện pháp theo dõi trực tiếp xác định chính xác tình trạng của các bộ phận nhằm dự đoán những hư hỏng có thể xảy ra và chỉ ra những bộ phận cần phải được bảo dưỡng. Ví dụ, theo dõi độ rung của dây dẫn sẽ cho phép xác định tuổi thọ còn lại của dây dẫn, hoặc theo dõi độ căng của dây cáp sẽ chỉ ra khi nào cần phải căng lại dây nếu như khoảng cách so với đất bị giảm do dây bị rão hoặc tăng độ điện dung.

+ Sửa chữa sự cố: bao gồm tất cả những hoạt động sửa chữa ngoài kế hoạch, được thực hiện nhằm khôi phục đường dây khi xảy ra hư hỏng một bộ phận nào đó và mất khả năng mang dòng điện. Công việc bao gồm việc chỉ ra bộ phận, vị trí hư hỏng,

92

giải quyết chạm chập, tháo và thay thế bộ phận hoặc chi tiết bằng phụ tùng thay thế hoặc sửa chữa tại hiện trường (như nối dây dẫn đứt bằng ống nối hay bằng nối ép). Sửa chữa sự cố được đặc trưng bởi tần suất thực hiện, thời gian thực hiện, khoản giảm doanh thu và số giờ lao động. Thông thường sửa chữa sự cố tốn kém và mất nhiều thời gian hơn so với bảo dưỡng dự phòng, do đó, mục tiêu của quản lý bảo dưỡng là phải xây dựng một kế hoạch bảo dưỡng nhằm đả m bảo độ tin cậy với mức chi phí thấp nhất. Việc thực hiện bảo dưỡng đường dây dựa vào chính sách, tiêu chuẩn, phương pháp và hướng dẫn bảo dưỡng của Công ty điện lực Lai Châu. Tất cả các tài liệu này được tập hợp trong tập “Quản lý bảo dưỡng” và đây là tài liệu tham khảo cho các cán bộ chịu trách nhiệm bảo dưỡng thiết bị.

Các tiêu chuẩn bảo dưỡng quy định các hoạt động bảo dưỡng dự phòng có hệ thống, như các loại kiểm tra cần thực hiện, định kỳ thực hiện cũng như các chỉ tiêu liên quan đến các hoạt động bảo dưỡng có điều kiện, các hoạt động này tuỳ thuộc vào kết quả kiểm tra và tình hình quan sát được, từ đó sẽ sửa chữa hay thay thế các bộ phận.

Các hướng dẫn dưới dạng phương pháp vận hành nhằm tạo điều kiện cho công việc kiểm và tra sữa chữa, phương pháp sửa chữa cũng được tiêu chuẩn hoá

Bảo dưỡng dự phòng được thực hiện nhằm tránh xảy ra tình trạng cắt điện và do đó, ngăn ngừa các bộ phận đường dây bị hư hỏng hoặc làm việc kém, tức là xác định những chỗ bất thường, những chỗ hỏng hoặc bắt đầu hỏng để phát hiện những bộ phận đường dây bị hư hại, đánh giá tình trạng hiện tại của các bộ phận và xác định tuổi thọ còn lại của chúng.

Các hoạt động bảo dưỡng dự phòng chủ yếu là kiểm tra quan trắc, tuy nhiên cũng một số các thử nghiệm tại chỗ hay lấy mẫu về thử nghiệm tại phòng thí nghiệm nhằm chuẩn đoán tình trạng của một số bộ phận.

Nâng cao độ tin cậy cung cấp điện

Hiện nay các chỉ tiêu an toàn lưới điện và độ tin cậy lưới điện của Công ty điện lực Lai Châu còn thấp. Ngoài nguyên nhân khách quan do ảnh hưởng của thời tiết, điều kiện kinh tế xã hội thì còn có các nguyên nhân chủ quan từ phía Công ty như chưa - tuân theo đúng quy trình, quy định; việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch còn yếu kém….

Nâng cao độ tin cậy cung cấp điện được hiểu theo nghĩa cụ thể là phải giảm số lần mất điện và thời gian mất điện cho khách hàng trong bất kỳ trường hợp nào: do sự cố (khách quan) hay do bảo trì, bảo dưỡng lưới điện (chủ quan). Độ tin cậy cung cấp

93

điện là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng phục vụ khách hàng của ngành điện, phản ánh thực chất và cụ thể hiệu quả công tác quản lý vận hành và kinh doanh của đơn vị phân phối điện. Do đó Công ty Điện lực Lai Châu cần đề ra các giải pháp và quán triệt đến từng đơn vị để phấn đấu ngày càng thực hiện tốt chỉ tiêu độ tin cậy cung cấp điện. Về giải pháp, Công ty Điện lực Lai Châu cần thực hiện các nội dung sau:

- Nâng cao chất lượng kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ hệ thống điện, phát quang hành lang tuyến nhằm ngăn ngừa sự cố; hoán chuyển hợp lý các thiết bị đóng cắt phân đoạn để giảm tối thiểu thời gian và số lượng khách hàng mất điện khi xảy ra sự cố hoặc công tác trên lưới điện; tập trung xử lý nhanh các sự cố để khôi phục cấp điện trở lại trong thời gian sớm nhất cho khách hàng; nâng cao chất lượng cũng như đẩy nhanh tiến độ các công trình sửa chữa lớn, chống quá tải …

- Đối với công tác trên lưới điện, các đơn vị thi công phải lập phương án thi công chi tiết, kết hợp nhiều hạng mục thi công vào cùng một lần cắt điện và yêu cầu phải hoàn thành thi công, đóng điện đúng thời gian quy định theo đăng ký. Yêu cầu đội ngũ cán bộ kỹ thuật từ Công ty đến các Đội quản lý điện tăng cường việc hệ thống, phân tích nguyên nhân sự cố để tìm giải pháp khắc phục hiệu quả. Hàng tháng, Công ty Điện lực Lai Châu cần đánh giá kết quả thực hiện độ tin cậy cung cấp điện đối với từng Điện lực và cả Công ty, chỉ ra những tồn tại và nguyên nhân những việc làm được hoặc chưa làm được trong việc nâng cao độ tin cậy cung cấp điện.

- Thực hiện nghiêm túc công tác huấn luyện, kiểm tra sát hạch quy trình an toàn điện định kỳ; nâng cao chất lượng và nội dung công tác huấn luyện các kiến thức về ATVSLĐ, tăng cường nội dung thực hành thực tế;

- Nghiêm túc thực hiện xây dựng kế hoạch cắt điện đảm bảo có sự phối hợp giữa các đơn vị, giữa các tổ đội trong 1 đơn vị hiệu quả nhất theo đúng quy định, Quy trình Điều độ HTĐ Quốc gia.

- Tăng cường đầu tư xây dựng các tuyến mạch vòng nhằm có sự liên kết, bổ trợ cho các đường dây trung áp và liên kết lưới điện hạ áp giữa các trạm biến áp với nhau.

- Lắp đặt thiết bị cảnh báo sự cố trên các tuyến đường dây trung áp.

- Lắp đặt mới, di chuyển các vị trí cầu dao phụ tải không hợp lý về các vị trí thích hợp nhằm giảm phạm vi mất điện là nhỏ nhất.

Giảm tổn thất điện năng

Tỷ lệ tổn thất điện năng của Công ty điện lực Lai Châu các năm gần đây luôn đạt

94

kế hoạch đề ra, tuy nhiên vẫn còn ở mức cao. Để nâng cao hiệu quả vận hành lưới điện thì việc giảm tỉ lệ tổn thất điện năng là việc làm cần thiết.

Tổn thất kỹ thuật hiện nay của Công ty Điện lực Lai Châu chủ yếu là do hệ thống lưới điện phân phối đã cũ, được xây dựng từ hơn 20 năm trước, đã quá thời gian vận hành, không đảm bảo an toàn. Biện pháp khắc phục duy nhất là tiến hành cải tạo đại tu lưới điện thay thế hệ thống cũ, đầu tư áp dụng công nghệ mới (như thay thế hoàn toàn bằng công tơ điện cho công tơ cơ được sử dụng trước đây, xây dựng các trạm biến áp, phụ tải, nâng cao chất lượng đường dây,…). Việc đảm bảo kỹ thuật trong kinh doanh điện năng sẽ không những đảm bảo an toàn cho việc cung ứng và sử dụng điện mà còn góp phần giảm tổn thất kỹ thuật tăng điện năng thương phẩm. Giảm tổn thất điện năng kỹ thuật ngoài việc tiến hành cải tạo lưới điện, Điện lực cần tăng cường áp dụng các biện pháp kỹ thuật như: lắp tụ bù, nâng cao công suất của các trạm quá tải, tăng tiết diện dây của các đường dây cũ không đáp ứng được phụ tải, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác vận hành kinh doanh điện năng, tránh tình trạng cắt điện kéo dài do các nguyên nhân chủ quan, đảm bảo cấp điện an toàn liên tục.

Tổn thất điện năng thương mại cũng đáng kể do người tiêu dùng câu móc trộm bằng nhiều biện pháp khác nhau. Do đó, nó đòi hỏi Công ty cần tăng cường quản lý phụ tải, tức là quản lý người tiêu dùng điện. Việc cải tạo lưới điện vừa giúp cho công tác quy hoạch lưới điện được hợp lý hơn vừa đảm bảo chống lại hiện tượng câu móc, lấy cắp điện của một số khách hàng, góp phần giảm tổn thất điện năng. Để công tác cải tạo lưới đạt hiệu quả, về phía các Đội quản lý điện cần chủ động lập phương án hoàn thiện sữa chữa thường xuyên những khu vực có tỷ lệ tổn thất cao. Khi phương án được thông qua, cần nhanh chóng tổ chức thực hiện, phải coi đây công là tác quan trọng nhất, vai có trò quyết định trong hoạt động giảm tổn thất điện năng. Về phía Công ty Điện lực Lai Châu cần đảm bảo đủ vốn, vật tư kỹ thuật cho các công trình, nhanh chóng duyệt các phương án theo kế hoạch, tạo điều kiện thuận lợi cho các Đội quản lý điện trong việc cải tạo lưới hạ thế.

Để giảm tỷ lệ tổn thất điện năng, Công ty Điện lực Lai Châu cần thực hiện đồng bộ các chính sách sau :

Về chính sách giá điện

Khuyến khích khách hàng sử dụng điện vào giờ thấp điểm đặc biệt là các khách hàng chuyên dùng có sản lượng lớn. Đây cũng là một động lực thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất hoạt động vào giờ thấp điểm nhằm hạ giá thành sản phẩm. Điều đó góp

95

phần làm cho ngành điện san bằng biểu đồ phụ tải, giảm tổn thất điện năng.

Cùng với sự phát triển của các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh Lai Châu, công ty cần tăng cường kiểm tra, theo dõi và giám sát mục đích sử dụng điện của các đối tượng khách hàng để áp giá bán chính xác, giảm thất thoát tài chính cho Công ty.

Bên cạnh đó, phải có những biện pháp xử lý đối với những trường hợp cố tình vi phạm trong sử dụngđiện.

Về quản lý tài sản

Trong điều kiện Nhà nước chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào cụ thể giúp cho công tác quản lý của ngành điện được hiệu quả thì việc tăng cường hơn nữa sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành điện với chính quyền và các cơ quan chức năng địa phương được xem là biện pháp hữu hiệu nhất.

hàng Tăng cường quản lý khách

Việc tăng cường quản lý khách hàng là biện pháp cần thiết giúp cho việc kinh doanh điện năng đạt được hiệu quả cao hơn, đồng thời làm giảm tổn thất điện năng. Do số lượng khách hàng của Công ty Điện lực Lai Châu phân bổ trên địa bàn rộng nên trong công tác quản lý khách hàng cần phải phân ra cho các tổ, đội sản xuất. Mỗi tổ đội quản lý một nhóm khách hàng nhất định tại những khu vực nhất định ví dụ như các tổ ở các xã... Tuy nhiên nếu tại mỗi thôn bản lại thành lập một tổ đội quản lý khách hàng riêng thì điều này gây ra sự cồng kềnh về tổ chức, tốn kém chi phí nhân công.

Do đó, Công ty cần có biện pháp tổ chức phối hợp giữa công tác quản lý khách hàng với quản lý lưới điện theo mô hình Đội quản lý tổng hợp.

Việc quản lý khách hàng thường xuyên và chặt chẽ sẽ giúp cho Công ty phát hiện ra khách hàng ăn cắp điện, sử dụng sai mục đích so với hợp đồng, từ đó có biện pháp xử lý phù hợp. Đối với những khách hàng ăn cắp điện khi bị phát hiện, Công ty cần có biện pháp xử lý cứng rắn, trong đó biện pháp hữu hiệu nhất là biện pháp kinh tế phạt tiền đối với trường hợp ăn cắp điện lần đầu, nếu tiếp tục vi phạm thì ngoài biện pháp phạt hành chính tuỳ theo mức độ vi phạm có thể bị tố cáo vì ăn cắp điện cũng chính là ăn cắp tài sản của Nhà nước. Đối với những khách hàng sử dụng điện sai mục đích ghi trong hợp đồng làm cho việc tính toán giá điện bị nhầm lẫn gây tổn thất thì biện pháp hữu hiệu là phạt hành chính đồng thời tạm ngừng việc cấp điện khách hàng không do thực hiện đúng nội dung tronghợp đồng đã ký kết.

Hiện nay để phát hiện ra những khách hàng ăn cắp điện cũng là một vấn đề khó khăn. Do đó chúng ta có thể dựa vào chính quyền sở tại bằng cách đưa lên hệ thống loa

96

đài của mỗi địa phương khuyến khích mọi người tố giác những hộ ăn cắp điện và mỗi người khi tố giác những hộ ăn cắp điện đều được thưởng với một mức thưởng hợp lý (tên những người tố giác sẽ được giữ kín). Hơn nữa đối với lưới hạ thế ở những vị trí bị nghi ngờ là ăn cắp điện chúng ta có thể dùng ống nhựa bọc ngoài dây dẫn trong khoảng đó.

Cùng với việc phát hiện xử lý những khách hàng ăn cắp điện làm giảm tổn thất thương mại thì một biện pháp cũng rất quan trọng là tuyên truyền, phổ biến cho khách hàng những quy định, quy chế đối với hành vi ăn cắp điện, tuyên truyền giúp khách hàng sử dụng thiết bị đúng công suất, tiết kiệm điện, sử dụng điện an toàn, tránh xảy ra sự cố cháy, chập điện gây chết cháy công tơ, qua tải đường dây làm tăng tổn thất điện năng. Công ty cần xây dựng chế độ xử phạt đối với những Đội quản lý điện trong trường hợp để tổn thất điện năng cao nguyên nhân do khách hàng mà không phát hiện ra và có chế độ khen thưởng đối với những Đội quản lý thực hiện tốt công tác giảm tổn thất điện năng.

Một biện pháp nữa giúp cho Công ty nâng cao công tác quản lý khách hàng một cách hiệu quả là khai thác triệt để hệ thống Quản lý thông tin khách hàng CMIS. Quản lý khách hàng bằng máy vi tính có nhiều ưu điểm:

kê, phân khách hàng

Công tác thống tích số lượng ở các trạm biến áp, các Điện

lực sẽ nhanh gọn chính xác hơn nhờ sự trợ giúp của máy tính, tạo điều kiện cho công tác quy hoạch phát triển lưới điện. Nhờ vi tính hoá, số người làm công tác này sẽ giảm xuống nhưng chất lượng công việc vẫn đảm bảo góp phần giảm chi phí quản lý.

hoá s giúp dõi xoá chính

Mã ẽ cho công tác theo nợ, chấm nợ được xác kịp

thời phát hiện ra những trường hợp khách hàng chây ỳ không thanh toán tiền mua điện để có biện pháp giải quyết triệt để, không để xảy ra tình trạng nợ đọng kéo dài, gây khó khăn cho công tác thu tiền điện. Hiện nay với sự phát triển của công nghệ thông tin thì việc mã hoá khách hàng sẽ trở nên dễ dàng hơn. Do đó việc đưa vi tính vào quản lý khách hàng là có thể thực hiện được một cách dễ dàng.

Bên cạnh việc tiến hành kiểm tra thường xuyên việc sử dụng điện của khách hàng, Công ty cũng cần có những đợt tổng kiểm tra khách hàng, hệ thống lưới điện để phát huy hơn nữa hiệu quả của công tác quản lý khách hàng. Công ty cũng cần tập trung phương tiện vật tư, kỹ thuật và nhân lực giải quyết ngay những tồn tại phát hiện trong quá trình tổng kiểm tra đảm bảo kiểm tra đến đâu giải quyết nhanh gọn đến đó, dứt điểm từng trạm tránh tình trạng làm đi làm lại nhiều lần gây lãng phí.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng ao công tác quản lý vận hành lưới điện phân phối của công ty điện lực lai châu (Trang 100 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)