CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC LAI CHÂU
2.7. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý vận hành lưới điện phân phối
2.7.1. Yếu tố bên trong :
Yếu tố nhân lực Từ năm 2014, thực hiện chủ trương của ngành, Công ty Điện lực Lai Châu hạn chế việc tuyển thêm lao động, trong khi người lao động đến tuổi, có trình độ vẫn phải nghỉ chế độ theo quy định, đồng thời khối lượng quản lý vận hành đường dây và trạm biến áp hàng năm không ngừng tăng, khối lượng KH tăng do tiếp nhận lưới điện nông thôn tăng khó khăn cho công tác quản lý vận hành.
Trình độ tin học và ngoại ngữ của CBCNV còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu cho công tác cung ứng điện. Hiện tại PCLC đang áp dụng chương trình quản lý OMS và PSS do Tổng Công ty trang bị nhưng việc cập nhật và khai thác các tiện ích của chương trình đang hạn chế nên chưa đạt được hiệu quả cao.
Công tác huấn luyện, tập huấn nghiệp vụ thường chất lượng không cao nên chưa phát huy được hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng. Chủ yếu là căn cứ vào qu ỹ đào tạo mà EVN NPC giao hàng năm để thực hiện, các đoàn công tác đi học tập kinh nghiệm chủ yếu là tham quan và giao lưu nên kết quả thu được là không cao.
Yếu tố động lực làm việc của người lao động: Công ty đã thực hiện các yếu tố tác động đến động lực làm việc của người lao động như các chế độ lương thưởng, đãi ngộ được thực hiện tốt và kịp thời Trong các năm, CBCNV đều được trang bị đầy đủ trang ; thiết bị làm việc, bảo hộ; được tạo cơ hội học tập, nâng cao trình độ tay nghề và cơ hội thăng tiến… Công ty đã phối hợp mở các lớp đào tạo nâng cao tay nghề, đã góp phần làm cho người lao động thêm hăng say làm việc, phát huy hết khả năng và tính sáng tạo cũng như tạo mối quan hệ bền chặt giữa Công ty với người lao động. Điều này đã tạo ra được một tập thể vững mạnh, đoàn kết và tạo ra sức mạnh thúc đẩy công tác quản lý vận hành tốt hơn. Công tác này cần được Công ty duy trì thường xuyên hơn.
Yếu tố vật lực: Đã được Công ty Điện lực Lai Châu quan tâm đặc biệt là hưởng ứng năm ứng dụng khoa học công nghệ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Công ty đã ứng dụng các tiến bộ công nghệ vào công tác quản lý vận hành lưới điện phân phối như Điều khiển từ xa lưới điện, các thiết bị điện thông minh, các phần mềm quản lý, hệ thống SCADA/DMS…. Việc trang bị đầy đủ vật lực đã làm giảm thiểu chi phí cũng như hạn chế tổn thất điện năng; tăng hiệu quả quản lý cho Công ty. Tuy nhiên công tác này còn hạn chế do nhiều yếu tố đặc biệt là chi phí cao.
Với xu thế phát triển của khoa học công nghệ, các trang thiết bị điện phát triển,
68
một số trang thiết bị đang lắp đặt trên lưới công nghệ lạc hậu khi có phụ kiện bị hư hỏng không có phụ kiện để thay thế do các nhà cấp hàng không hoặc ít sản xuất, như cáp xuất tuyến dầu đã thay bằng cáp khô, hệ thống rơ le bảo vệ cơ đã chuyển sang điện tử, máy cắt dầu đã thay bằng các máy cắt khí, chân không... Sự phát triển khoa học công nghệ thế giới đòi hỏi Công ty phải tăng cường đầu tư mua công nghệ mới, đào tạo lực lượng lao động vận hành, quản lý các thiết bị.
2.7.2. Yếu tố bên ngoài
Về yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội: Công ty Điện lực Lai Châu hoạt động dựa trên pháp luật, các quy định của nhà nước cụ thể:
- Luật Điện lực số 28/2004/QH11 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/7/2005; Luật Điện lực sửa đổi số 24/2012/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/7/2013; Nghị định số 137/2013/NĐ CP ngày 21/10/2013 của Chính Phủ quy - định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điện lực.
- Luật Thương mại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005.
- Luật sử dụng Năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 50/2010/QH12 có hiệu lực từ ngày 01/01/2011; Chỉ thị số 171/CT- TTg ngày 26/01/2011 của Thủ tướng Chính Phủ về việc tăng cường thực hiện tiết kiệm điện.
- Luật Doanh nghiệp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 68/2014/QH13 ( Thay thế Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung Điều 170 của Luật doanh nghiệp số 37/2013/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2013).
- Nghị định số 205/2013/NĐ CP ngày 06/12/2013 của Chính phủ về Điều lệ Tổ - chức và Hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (có hiệu lực từ 03/02/2014).
- Nghị định số 134/2013/NĐ CP ngày 17/10/2013 của Chính Phủ quy định về sử - phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thuỷ điện, sử dụng năng tiết kiệm và hiệu quả (Thay thế Nghị định số 68/2010/NĐ CP ngày 15/6/2010 của - Chính phủ quy định xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực và Nghị định số 73/2011/NĐ CP ngày 248/2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính - trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ).
- Nghị định 14/2014/NĐ CP ngày 26/02/2014 của Chính Phủ về quy định chi tiết -
69
về thi hành Luật Điện lực về an toàn bao gồm: An toàn trong phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, sử dụng điện trong sản xuất; bồi thường, hỗ trợ nhà ở, công trình, đất và cây trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không khi xây dựng các công trình điện cao áp (Thay thế các Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật điện lực về bảo vệ công trình lưới điện cao áp, Nghị định số 81/2009/NĐ CP ngày 12/10/2009 sửa đổi, bổ sung - một số điều của Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005).
- Quyết định số 1208/QĐ TTg ngày 21/7/2011 của Thủ tướng Chính Phủ phê - duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 2020 có xét đến năm - 2030 và các Quy hoạch cấp vùng, miền có liên quan.
- Thông tư số 30/2013/TT-BCT ngày 14/11/2013 của Bộ Công Thương quy định về điều kiện, trình tự ngừng, giảm mức cung cấp điện (Thay thế Quyết định số 39/2005/QĐ BCN ngày 23/12/2005 của Bộ Công nghiệp quy đinh về điều kiện, trình - tự và thủ tục ngừng, giảm mức cung cấp điện).
- Thông tư số 15/2014/T BCT ngày 28/5/2014 của Bộ Công Thương quy định T- về mua, bán công suất phản kháng (Thay thế cho Thông tư số 07/2006/TT-BCN ngày 27/10/2006 của Bộ Công nghiệp về mua, bán công suất phản kháng).
- Thông tư số 27/2013/TT BCT ngày 31/10/2013 của Bộ Công Thương quy định - về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện.
- Thông tư số 33/2014/TT BCT ngày 10/10/2014 của Bộ Công Thương quy định - một số nội dung về rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng.
- Thông tư số 39/2015/TT-BCT ngày 18.11.2015 của Bộ Công thương quy định về hệ thống phân phối điện (Thay thế Thông tư số 32/2010/TT-BCT ngày 30.7.2010 của Bộ Công thương quy định về hệ thống phân phối điện).
Các văn bản luật và dưới luật được Nhà nước ban hành có ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp ngành điện nói riêng, ví dụ Về thời gian tiếp cận điện năng: trước khi có Thông tư số 33/2014/TT BCT ngày 10/10/2014 của - Bộ Công Thương, thời gian tiếp cận điện năng của doanh nghiệp trên 70 ngày, sau khi Thông tư số 33/2014/TT BCT ngày 10/10/2014 có hiệu lực từ ngày 25/11/2014 thì thời - gian tiếp cận điện năng chỉ còn 36 ngày ( trong đó thời gian hoàn thiện các thủ tục tại cơ quan nhà nước là 18 ngày, thời gian hoàn thiện đơn vị ngành điện là 18 ngày). Từ EVN đến các Tổng công ty, Công ty Điện lực tỉnh phải rà soát, sửa đổi, xây dựng quy
70
trình, giảm thiểu các thủ tục và bố trí nhân lực, trang thiết bị, phương thức quản lý lưới điện hợp lý đảm bảo thời gian doanh nghiệp tiếp cận điện năng nhỏ hơn 36 ngày. Về việc lắp đặt tụ bù nâng cao hệ số cosφ, trước ngày 10/12/2014 thực hiện theo Thông tư số 07/2006/TT BCN ngày 27/10/2006 của Bộ Công nghiệp, bên mua điện phải có hệ - số cosφ ≥0,85, nếu cosφ<0,85 thì phải mua công suất phản kháng, từ ngày 10/12/2014 thực hiện theo Thông tư số 15/2014/TT BCT ngày 28/5/2014 của Bộ Công Thương, - bên mua điện phải có hệ số cosφ ≥0,9, nếu cosφ <0,9 thì phải mua công suất phản kháng, do đó để tránh phải mua công suất phảng kháng các doanh nghiệp phải bổ sung tụ bụ, điều chỉnh dây chuyền sản xuất, bên cạnh đó các đơn vị ngành điện phải rà soát các khách hàng có cos φ <0,9 để tư vấn, khắc phục, đồng thời tăng cường quản lý lưới điện, có phương thức vận hành lưới điện hợp lý, hạn chế tối đa việc truyền tải công suất phản kháng, nhằm giảm tổn thất điện năng
Về yếu tố địa hình: Do đặc điểm địa hình trên địa bàn tỉnh Lai Châu phức tạp, lưới điện trải dài trên toàn tỉnh nên cấu trúc lưới điện sử dụng cấp lưới điện trung áp đường dây trên không hình tia. Một số ít lưới trong khu vực thành phố và thị trấn sử dụng cáp ngầm. Các trạm biến áp phân phối thường dùng kiểu trạm treo trên cột và được đặt giữa các thôn, bản…Với kết cấu lưới điện như vậy thì độ tin cậy cung cấp điện thấp, công tác quản lý gặp nhiều khó khăn.
Về yếu tố tự nhiên: Do đặc điểm thời tiết, địa hình, trên địa bàn tỉnh Lai Châu thường xuyên xảy ra mưa lớn, lũ quét đặc biệt là ảnh hưởng của hoàn lưu bão nên đã ảnh hưởng rất lớn đến vận hành lưới điện đã gây ra nhiều sự cố lưới điện ảnh hưởng , đến chất lượng cung cấp điện. Do đó, Công ty cần phải thực hiện kiểm tra quản lý vận hành lưới điện một cách thường xuyên để hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra.
Về yếu tố an ninh trật tự: Lưới điện do Công ty Điện lực Lai Châu quản lý vận hành không nằm tập trung ở một địa điểm cụ thể mà nằm trải dài trên địa bàn của nhiều huyện, đi qua rất nhiều vùng đồi núi với một mạng lưới rộng lớn, do đó việc quản lý gặp nhiều rất nhiều khó khăn Trong qua trình quản lý đã phát hiện rất nhiều trường . hợp câu móc trộm cắp điện, ăn cắp đường dây, làm sai lệch vòng quay công tơ… đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng điện năng cũng như gây tổn thất lớn cho các công ty trong vận hành lưới điện. Vì vậy công ty cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với lực lượng an ninh ở địa phưng để đảm bảo ông tác vận hành lưới điện c có hiệu quả hơn.
71