CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC LAI CHÂU
2.5. Thực trạng công tác quản lý vận hành lưới điện phân phối tại Công ty Điện lực Lai Châu
2.5.1. Phân tích thực trạng công tác lập kế hoạch và vận hành lưới điện
Từ năm 2012 đến 2014, Công ty Điện lực Lai Châu có kế hoạch đầu tư cho các dự án ở mức đầu tư khá cao; cho thấy Công ty đã chú trọng hơn trong việc đầu tư để tránh những dự án nhỏ lẻ, manh mún; tập trung vào những dự án trọng điểm cho lại
50
hiệu quả cao hơn nhằm đảm bảo cung cấp điện cho 100% số xã trên đ bàn được sử ịa dụng điện lưới quốc gia.
6
Từ năm 2015 đến 201 , kế hoạch đầu tư có giảm hơn do Công ty đã cơ bản hoàn thành công tác đưa điện lưới quốc gia đến các xã, thôn bản trên địa bàn, công tác đầu tư chủ yếu là cải tạo, chống quá tải lưới điện và đưa điện đến một số hộ dân chưa được sử dụng điện lưới quốc gia.
Việc xây dựng kế hoạch xây dựng cơ bản đã được chú trọng và Công ty Điện lực Lai Châu đã hoàn thành 100% số lượng các công trình đề ra trong các năm và giải ngân theo đúng kế hoạch giao. Việc xây dựng kế hoạch nguồn vốn là khá sát với thực tế và tuân theo đúng kế hoạch được giao.
Bảng 2.8. Kế hoạch thực hiện công tác ĐTXD từ năm 201 đến 2012 6
Năm Số danh mục Giá trị
(tỷ đồng) Thực hiện/Kế hoạch
2012 24 262,713 100 %
2013 21 507,856 100 %
2014 29 116,249 100 %
2015 31 58,566 100 %
2016 14 83,023 100 %
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác SXKD của Công ty Điện lực Lai Châu từ năm 2012 đến năm 2016)
Đối với kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện phân phối:
Kế hoạch sửa chữa lớn tài sản cố định
Công tác SCL thường được phê duyệt kế hoạch vào cuối năm trước để thực hiện cho năm sau. Trong các năm từ 2012 đến 2016 Công ty điện lực Lai Châu đều hoàn thành 100% công trình sửa chữa theo kế hoạch đã đề ra và giải ngân đạt 100% kế hoạch vốn giao. Tuy nhiên việc thực hiện các trình tự thủ tục đầu tư như lập phương án kỹ thuật, tổ chức đấu thầu, chỉ định thầu thường kéo dài từ 1 3 tháng (Đối với các dự - án có tổng mức đầu tư từ 01 tỷ trở lên đều phải tổ chức đấu thầu rộng rãi). Sau đó mới tổ chức thi công và có công trình vướng vào mùa mưa bão và công tác giải mặt bằng gặp nhiều khó khăn nhất là lưới điện hạ áp do đó có nhiều công trình khi kết thúc đã vào cuối năm dẫn đến việc phát huy hiệu quả của dự án không cao trong năm thực hiện kế hoạch.
51
Bảng 2.9. Kế hoạch thực hiện công tác sửa chữa lớn từ năm 201 đến 2012 6
Năm Số danh mục Giá trị
(tỷ đồng)
Thực hiện/Kế hoạch
2012 25 5,050 100 %
2013 25 8,378 100 %
2014 24 16,204 100 %
2015 28 16,638 100 %
2016 34 16,227 100 %
(nguồn: Báo cáo tổng kết công tác SXKD của Công ty Điện lực Lai Châu từ năm 2012 đến năm 2016)
xuyên Kế hoạch sửa chữa thường
Trên cơ sở chi phí giá thành của Tổng công ty giao và các danh mục đăng ký của các đơn vị trực thuộc, Công ty giao hạng mục SCTX cho các đơn vị theo từng quý để xử lý các nguy cơ sự cố; bão lụt… Trong các năm từ 2012 đến 2016, công ty đều hoàn thành 100% số lượng công trình phát sinh và giải ngân toàn bộ nguồn vốn cho hoạt động sửa chữa thường xuyên. Công tác sửa chữa thường xuyên của Công ty cũng đã dần đi vào chiều sâu chất lượng từ việc khảo sat, lập kế hoạch thực hiện các công việc đến công tác thực hiện cụ thể trên hiện trường. Tuy nhiên trong quá trình triển khai các hạng mục sửa chữa thường xuyên, một số đơn vị trực thuộc tiến độ thường không đáp ứng yêu cầu đề ra do các đơn vị đăng ký ồ ạt, đăng ký vượt khả năng thực hiện của đơn vị dẫn đến rất nhiều phương án phải chuyển tiếp sang quý sau. Mặt khác công tác mua sắm vật tư tập trung tại Công ty để cấp phát cho các đơn vị đôi lúc còn chưa kịp thời và vật tư chưa đồng bộ.
Bảng 2. . 10 Kết quả thực hiện công tác SCTX từ năm 201 đến 2012 6
Năm 2012 2013 2014 1015 2016
Giá trị (tỷ đồng) 3,387 4,738 4,575 5,456 6,182 (Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác SXKD của Công ty Điện lực Lai Châu từ
năm 2012 đến năm 2016)
SCL:
Những bài học kinh nghiệm trong công tác thực hiện ĐTXD,
+ Lựa chọn các nhà thầu có đủ năng lực về tài chính, kinh nghiệm thi công về lĩnh vực điện năng và có nghiệp vụ để thực hiện việc thanh quyết toán.
+ Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để hỗ trợ khi triển khai dự án nhất là công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) để thi công.
52
+ Đào tạo và tập huấn để nâng cao năng lực cho đội ngũ quản lý, thẩm định, giám sát. Tăng cường công tác giám sát thi công tại hiện trường.
+ Thực hiện việc bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng và quyết toán kịp thời, nhanh chóng, chính xác.
Đối với Kế hoạch vận hành
Công ty đã xây dựng kế hoạch, lập phương thức vận hành hàng tháng, hàng tuần, thực hiện đồng thời nhiều công việc trên lưới trong một lần ngừng cấp điện để hạn chế số lần và thời gian mất điện góp phần nâng cao độ tin cậy cung cấp điện.
Tuy nhiên việc xây dựng, lập phương thức vận hành quý, năm chưa chi tiết, công tác phối hợp, xây dựng kế hoạch ngừng cấp điện lưới 110 kV với Trung tâm Điều độ HTĐ miền Bắc (A1) chưa kịp thời, có thời điểm chưa tốt.
- Công tác đăng ký kế hoạch vận hành tuần, tháng của một số Điện lực trực thuộc để thực hiện các dự án ĐTXD, hạng mục SCL, SCTX, đấu nối công trình điện mới…
chưa tốt, chưa chủ động, còn có trường hợp đăng ký ngừng cấp điện đường dây trung áp 2 lần/1 tháng để công tác và chưa thực sự quan tâm đến chỉ số độ tin cậy cung cấp điện.
Đối với Kế hoạch thí nghiệm trên lưới điện phân phối
Hàng năm các Điện lực lập kế hoạch TNĐK của năm kế hoạch đối với các thiết bị điện, vật tư, trang bị dụng cụ an toàn đến hạn thí nghiệm do Đơn vị quản lý. Căn cứ vào kế hoạch của các Điện lực gửi, phòng kỹ thuật thống kê tổng hợp, lập kế hoạch TNĐK cho toàn Công ty trình Ban Giám đốc Công ty phê duyệt và tổ chức thực hiện
Các Điện lực đôn đốc, thông báo tới KH có công trình điện đã đến hạn phải TNĐK bằng văn bản. Sau khi đã thống nhất việc TNĐK với KH, đề nghị KH ký tên, đóng dấu vào hợp đồng, sau đó chuyển về Điện lực ký kết hợp đồng thí nghiệm theo phân cấp.
Thời gian thực hiện TNĐK: Các TBA thuộc tài sản Công ty xong trước ngày 31/4 hàng năm. Các TBA thuộc tài sản KH thực hiện TNĐK tối thiểu 03 năm/ 01 lần, thực hiện xong trước thời hạn 03 năm kể từ ngày thí nghiệm gần nhất.
Năm 2016, Công ty thực hiện thí nghiệm định kỳ thiết bị điện thuộc tài sản Công ty với khối lượng 241/708 trạm biến áp phân phối, 5747/12.368 vị trí tiếp địa đường dây trung và hạ thế. Trong quá trình thí nghiệm phát hiện và khắc phục kịp thời 42 MBA không đạt tiêu chuẩn vận hành, 93 TBA có khiếm khuyết về thiết bị trong TBA đã được khắc phục kịp thời, góp phần giảm suất sự cố lưới điện, nâng cao độ tin cậy
53 cung cấp điện.
Đồng thời Công ty ký hợp đồng thí nghiệm định kỳ và thực hiện thí nghiệm định kỳ 79/160 trạm biến áp TSKH, đạt 100% kế hoạch, phát hiện và hỗ trợ KH khắc phục kịp thời 11 máy biến áp có khiếm khuyết, góp phần giảm suất sự cố, hạn chế tối đa việc sự cố của KH ảnh hưởng lên lưới điện phân phối của ngành điện
- Tuy nhiên công tác này tính kiểm tra, kiểm soát chưa cao nên hiệu quả thấp. Một số khiếm khuyết phát hiện sau kiểm tra thí nghiệm định kỳ các đơn vị khắc phục chậm, nhất là các vị trí cột có điện trở nối đất cao.
Như vậy, công tác quản lý vận hành lưới điện đã được Công ty Điện lực Lai Châu lên kế hoạch và thực hiện theo đúng quy trình, quy định của EVN. Tuy nhiên các kế hoạch này chỉ tập trung ở lĩnh vực đầu tư xây dựng phát triển, sửa chữa, giảm tỷ lệ tổn thất điện năng…theo từng năm, quý. Đối với kế hoạch theo từng tháng, ngày còn chung chung, chưa cụ thể. Mặc dù rất cố gắng bám sát và thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, nhưng Công ty vẫn chưa tìm ra nhiều giải pháp phù hợp để thực hiện các kế hoạch của Tổng Công ty giao và của đơn vị tự đặt ra.
2.5.2. Phân tích thực trạng công tác tổ chức quản lý vận hành lưới điện 2.5.2.1. Công tác phân công nhiệm vụ, trách nhiệm các bộ phận
Nhiệm vụ chính của Công ty Điện lực Lai Châu là quản lý vận hành và kinh doanh điện năng trên địa bàn tỉnh Lai Châu, truyền tải điện đến các phụ tải, nên tất cả các bộ phận sản xuất đều nhằm mục đích cơ bản là cung cấp điện an toàn, liên tục và ổn định cho các khách hàng sử dụng điện và mục tiêu phát triển kinh tế chính trị xã hội của tỉnh. Để đảm bảo việc vận hành lưới điện được liên tục, Công ty Điện lực Lai Châu đã xây dựng cơ cấu tổ chức gồm 04 bộ phận cơ bản: Bộ phận quản lý vận hành; Bộ phận sửa chữa, thí nghiệm, hiệu chỉnh; Bộ phận phục vụ và Bộ phận kinh doanh bán điện. Trong đó, bộ phận quản lý vận hành chịu trách nhiệm chính về vận hành lưới điện với sự phối kết hợp các bộ phận còn lại.
Tổng số cán bộ công nhân viên tham gia trực tiếp vào công tác QLVH tính đến tháng 12 năm 2016 là 248 người chiếm 45,42%. Công tác trực vận hành lưới điện: Tại Công ty: 12 người (Phòng Điều độ). Tại các Điện lực: 44 người (4 người/Điện lực).
Ngoài ra các Đội quản lý ổng hợp hiện nay đang phải làm cả một số việc liên quan t đến công tác kinh doanh như lắp đặt công tơ phát triển mới, ghi chỉ số công tơ, đốc thu tiền điện
Đối với hệ thống nhân lực liên quan trực tiếp đến công tác quản lý vận hành,
54
thực tế như sau: Cấp Công ty: Phó iám đốc Kỹ thuật, các phòng Kỹ thuật, An toàn, G Điều độ; Đối với các Điện lực: Phó iám đốc Kỹ thuật, Phòng Kế hoạch kỹ thuậtG an toàn, Kỹ thuật viên An toàn chuyên trách, Các Đội quản lý tổng hợp, Tổ trực vận hành.
Cụ thể:
Tại Công ty:
- Phòng Kỹ thuật: có nhiệm vụ theo dõi sự hoạt động chung trên hệ t h ố n g lưới điện, tham mưu đề xuất các phương án, giải pháp kỹ thuật tối ưu cho hệ thống lưới điện, theo dõi toàn bộ thông số vận hành của các đường dây cao, hạ thế, các trạm biến áp của Công ty, hàng ngày nắm bắt quá trình vận hành của đường dây từ các Điện lực, các tham số vận hành của các máy biến áp từ đó đề xuất các phương án cải tạo, phương án đại tu, xây lắp mới đảm bảo cho hệ thống lưới điện vận hành an toàn và ổn định.
- Phòng An toàn: có nhiệm vụ đôn đốc các phòng ban, các đơn vị thực hiện tốt công tác an toàn vệ sinh lao động… tổ chức kiểm tra định kỳ việc chấp hành các quy trình về an toàn lao động trong quá trình làm việc của công nhân trực tiếp, đề xuất các biện pháp đảm bảo an toàn lao động. Nghiên cứu, đề xuất chế độ làm việc hợp lý, đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người lao động. Tập huấn, huấn luyện các an toàn viên theo định kỳ, bảo đảm cho lực lượng này có đầy đủ nghiệp vụ thực hiện tốt trách nhiệm của mình.
- Phòng Điều độ: làm nhiệm vụ điều hành hoạt động hệ thống điện bằng cách theo dõi và chỉ đạo trực tiếp qua điện thoại cho tổ trực vận hành tại các Điện lực thao tác đóng cắt khi sửa chữa, khi xảy ra sự cố và khi mất cân đối về công suất, đồng thời nhận các thông số kỹ thuật từ các trạm 110 KV báo về nhằm hạn chế thấp nhất việc mất điện lưới cao thế, bảo đảm cho việc cấp điện được liên tục.
Tại các Điện lực:
+ Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật – An toàn: Thực hiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, quản lý kỹ thuật, an toàn – vệ sinh lao động, quản lý vật tư, lập phương án kỹ thuật và dự toán các công trình SCL, SCTX, công tác công nghệ thông tin.
+ Đội quản lý đường dây và trạm biến áp: Thực hiện nhiệm vụ quản lý vận hành, sửa chữa đường dây trung thế và trạm biến áp, quản lý khách hàng chuyên dùng; trực vận hành và thao tác đóng cắt trên lưới điện.
+ Đội quản lý tổng hợp: Thực hiện công tác quản lý vận hành toàn bộ lưới điện
55
hạ thế trên địa bàn quản lý, xử lý sự cố, thực hiện thi công các công trình SCL., SCTX lưới điện hạ thế; công tác kinh doanh bao gồm ghi chỉ só, thu tiền điện; tiếp nhận yêu cầu cấp điện, khảo sát lập hồ sư cấp điện, lắp đặt, yreo tháo công tơ (đối với khách hàng tư gia)
+ Tổ trực vận hành: Thực hiện nhiệm vụ trực điều độ vận hành các thiết bị điện thuộc phạm vi quản lý của Điện lực theo lệnh của phòng Điều độ Công ty, theo quy trình điều độ, quy trình vận hành và quy định phân cấp của Công ty; phối hợp với Tổ giao dịch khách hàng trong việc tiếp nhận thông báo sự cố mất điện của khách hàng và trả lời khách hàng về lý do mất điện, thời gian mất điện trên địa bàn quản lý của Điện lực (Tổ trực vận hành làm việc theo chế độ 3 ca liên tục 24/24 giờ trong ngày)
Tại Xí nghiệp dịch vụ Điện lực
Bộ phận sửa chữa, thí nghiệm, hiệu chỉnh: Công việc chính của đơn vị này là thí nghiệm kịp thời khi có sự cố về thiết bị, thí nghiệm định kỳ tiếp địa và các máy biến áp để cảnh báo những tồn tại trong công tác quản lý vận hành đường dây và trạm biến áp.
Tất cả các đơn vị làm việc trong trạm biến áp, dưới đường dây tải điện, phải chấp hành những quy định nghiêm ngặt về quy trình, quy phạm trong ngành điện. Đó là:
phải có phiếu thao tác, lệnh đóng điện, lệnh cắt điện và sử dụng các loại biển báo…
Để đảm bảo công tác vận hành lưới điện cũng cần có sự tham gia của phòng Kế hoạch và Vật tư thuộc bộ phận phục vụ có chức năng cung cấp đầy đủ, kịp thời vật tư khi các bộ phận quản lý vận hành, bộ phận sửa chữa, bộ phận kinh doanh bán điện cần đến.
Việc phân chia cơ cấu quản lý vận hành thành các bộ phận có nhiệm vụ, trách nhiệm riêng biệt, cụ thể giúp công tác chuyên môn được chuyên sâu và hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành đòi hỏi phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa tất cả các bộ phận nhằm tránh kéo dài thời gian xử lý công việc, đảm bảo thời gian mất điện là ngắn nhất.
2.5.2.2. Công tác nhân sự cho vận hành lưới điện
Do nhu cầu điện năng phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt của người dân ngày càng tăng cao, do đó việc đảm bảo công tác vận hành lưới điện an toàn, liên tục đảm bảo cung cấp kịp thời luôn là mục tiêu quan trọng và cần thiết. Hiện nay Công ty bố trí nhân viên trực vận hành và giải quyết sự cố điện để đảm bảo tính liên tục của hệ thống như sau :
+ Tổ chức trực 24/24 giờ theo 3 ca 4 kíp tại phòng Điều độ Công ty. Mỗi ca trực
56 có 2 người gồm: 1 Trưởng ca điều độ, 1 trực phụ.
+ Tổ chức trực 24/24 giờ theo 3 ca 4 kíp tại Tổ trực vận hành tại các Điện lực huyện. Mỗi ca trực có 4 người gồm: 1 Trực chính, 1 trực phụ, 2công nhân thao tác, sửa chữa trực tiếp.
Công tác bố trí lịch trực tại Phòng Điều độ Công ty và các Tổ trực vận hành tại các Điện lực huyện đã đảm bảo luôn có cán bộ theo dõi, tiếp nhận thông tin khi khách hàng phản ánh kịp thời, đáp ứng được việc sửa chữa điện cho khách hàng được nhanh chóng.
Ngoài ra, để công tác tổ chức quản lý vận hành lưới điện được thực hiện tốt, ngoài yêu cầu về cơ sở hạ tầng thì vai trò của các cán bộ công nhân viên trong Công ty Điện lực Lai Châu là hết sức quan trọng. Một đội ngũ quản lý có trình độ lý luận chính trị vững vàng, kỹ năng lãnh đạo quản lý; một đội ngũ lao động có trình độ tay nghề cao sẽ đảm bảo tốt sự vận hành lưới điện.
Bảng 2.11. Bảng cơ cấu lao động Công ty Điện lực Lai Châu
Chỉ tiêu
2012 2013 2014 2015 2016
SL CC
(%) SL SL SL CC
(%) CC (%)
CC
(%) SL CC
(%)
Tổng số LĐ 555 555 559 558 546
- Nam 409 73,69 409 73,69 411 73,52 411 73,66 400 73,26 - Nữ 146 26,31 146 26,31 148 26,48 147 26,34 146 26,74 - Dưới 30 277 49,91 239 43,06 203 36,31 116 20,79 71 13,0 - Từ 30-40 214 38,56 233 41,98 276 49,37 343 61,47 371 67,95 -Từ 40-50 46 8,29 52 9,37 52 9,37 66 11,83 70 12,82
-Trên 50 18 3,24 31 5,59 28 5,01 33 5,91 34 6,23
- Đại học và
trên đại học 83 14,96 115 20,72 142 25,40 173 31,0 205 33,55 - Cao đẳng,
trung cấp 188 33,87 200 36,04 172 30,77 142 25,45 93 17,03 - Công nhân 284 51,17 240 43,24 245 43,83 243 43,55 248 45,42
(Nguồn: Phòng TCNS Công ty Điện lực Lai Châu)
Tỷ lệ lao động có trình độ công nhân kỹ thuật chiếm cao nhất với 51,17% vào năm 2012. Tiếp đó là nhóm cao đẳng, trung cấp và thấp nhất vẫn là nhóm có trình độ