Nội dung giải pháp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng ao công tác quản lý vận hành lưới điện phân phối của công ty điện lực lai châu (Trang 90 - 98)

CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI CHO

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vận hành lưới điện phân phối của Công ty Điện lực Lai Châu

3.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức vận hành lưới điện

3.2.2.2. Nội dung giải pháp

- Phân cấp quản lý, giao quyền và trách nhiệm rõ ràng cho các bộ phận liên quan để tăng cường hoạt động vận hành mạng lưới có hiệu quả

Hiện nay ở Công ty Điện lực Lai Châu, công tác vận hành lưới điện do Phòng kỹ thuật và phòng Điều độ chịu trách nhiệm chính. Bên cạnh đó, còn có sự phối hợp của các bộ phận khác như Phòng Kế hoạch và vật tư, các Điện lực, Xí nghiệp dịch vụ Điện lực… Với hình thức này thì rất khó để có thể đẩy mạnh công tác quản lý vận hành điện năng thông qua việc tăng cường số lần kiểm soát, quản lý và xử lý các hành vi cố tình vi phạm.

Xuất phát từ đặc thù của công tác quản lý vận hành điện là số lượng đường dây lớn và trải dài, việc mua bán điện diễn ra đồng thời và ở nhiều nơi nên Ban lãnh đạo

81

của Công ty Điện lực Lai Châu phải quan sát toàn diện, phải thường xuyên kiểm tra và nắm vững tình hình tiêu thụ của khách hàng, mục đích sử dụng, mức tiêu thụ điện vận hành hàng ngày,... thông qua việc giao quyền hạn và trách nhiệm cho các bộ phận liên quan quản lý về các mặt sau đâ y:

Giao Phòng Kỹ thuật tính toán tổn thất kỹthuật, giao chỉ tiêu tổn thất cho từng Điện lực nhằm quản lý chặt chẽ trong công tác nâng cao chất lượng điện và giảm tổn thất điện năng trên lưới. Tổ chức kiểm tra và tham mưu đề xuất trong công tác đầu tư, cải tạo lưới điện.

Phòng

Giao Điều độ phối hợp với các Điện lực trong quản lý vận hành thống nhất hệ thống lưới điện trên địa bàn chặt chẽ, cố gắng khai thác đường dây trạm nhiều giờ nhất trong ngày.

Kinh doanh hành n hoá

Giao Phòng cải cách về thủ tục chính, đơ giản thủ tục

mua bán điện, đảm bảo tiến độ thay công tơ định kỳ, đẩy mạnh việc thay công tơ cơ khí sang công tơ điện tử.

Phòng giám mua bán giám

Giao kiểm tra sát điện lập kế hoạch kiểm tra sát

thường xuyên, ngày đêm tránh tình trạng câu móc, tác động vào hệ thống đo đếm điện năng làm sai lệch đo đếm, kiểm tra chống thất thoát điện năng phi kỹ thuật trên lưới điện.

công dây

Giao các Điện lực tăng cường tác quản lý đường và trạm biến áp, kiểm tra công tác ghi chỉ số công tơ của khách hàng cũng như chỉ số công tơ tại các trạm để ngăn chặn, những hành vi cố tình ghi sai chỉ số, thường xuyên kiểm tra công suất sử dụng của khách hàng với công suất đăng ký để kịp thời thay thế, điều chỉnh cho phù hợp.

Hàng tháng, Công ty Điện lực Lai Châu tiếp tục thực hiện giao các chỉ tiêu cho các đơn vị có gắn trách nhiệm và quyền lợi, từ đó góp phần làm cho các Điện lực có trách nhiệm hơn trong hoạt động vận hành lưới điện của mình.

- Sử dụng các công nghệ mới trong công tác vận hành lưới điện

Mạng lưới vận hành lưới điện còn hạn chế về tầm nhìn, tính phối hợp giữa các bộ phận chưa cao. Thời gian chờ xử lý giữa các bộ phận còn lâu. Trong khi đó, lại có rất nhiều quy định giấy tờ không cần thiết. Để giảm thiểu hạn chế từ việc phối hợp thủ công giữa các phòng ban, đơn vị. Công ty Điện lực Lai Châu có thể ứng dụng các công nghệ, phần mềm quản lý vận hành lưới điện để hiện đại hóa công tác vận hành của đơn vị. Một trong các phần mềm đang được triển khai ứng dụng tại các đơn vị thuộc Tập

82

đoàn Điện lực Việt Nam hiện nay là phần mềm PMIS (Phần mềm quản lý kỹ thuật nguồn điện và lưới điện).

Phần mềm PMIS (Phần mềm quản lý kỹ thuật nguồn điện và lưới điện) bao gồm tập hợp các modul nhằm quản lý toàn bộ các thiết bị, công trình của doanh nghiệp.

Mục đích chính của hệ thống là tối đa hóa giá trị của thiêt bị, công trình thông qua vòng đời từ lúc đưa vào vận hành đến lúc loại khỏi vận hành. Cấu trúc các modul xem hình 3.1

Hình 3.1. Mô hình hóa lưới điện

(Nguồn: Công ty Công nghệ Thông tin Điện lực miền Bắc)

Chương trình gồm có các module:

Modul thiết bị:

Là lõi của hệ thống chứa đựng các thông tin quan trọng. Quản lý các danh mục toàn bộ cá thiết bị, công trình vận hành trên lưới điện của Công ty. Là thông tin cơ sở kết nối với các module khác trên hệ thống. Giao diện Modul thiết bị xem hình 3.2

Hệ thống quản lý kỹ thuật nguồn điện và lưới điện (PMIS)

Quản lý sự cố Quản lý sửa

chữa

Quản lý thí nghiệm

Quản lý vận hành Quản lý thiết

bị

Bản đô lưới điện Quản lý mất điện

và CRM

83

Hình 3.2. Modul thiết bị

(Nguồn: Công ty Công nghệ Thông tin Điện lực miền Bắc)

Modul quản lý vận hành: Thực hiện gám sát thiết bị và cập nhật các thông số vận hành của thiết bị như (Tình trạng mang tải của MBA, báo hiệu máy đầy tải, quá tải để kịp thời có phương án xử lý). Cung cấp thông tin đầu vào cho quá trình sửa chữa.

Giao diện Modul quản lý vận hành xem hình 3.3

Hình 3.3. Modul quản lý vận hành

(Nguồn: Công ty Công nghệ Thông tin Điện lực miền Bắc)

84

Modul sự cố: Được tích hợp với phần mềm độ tin cậy cung cấp điện (OMS). Cho phép người dùng tính toán và xuất các báo cáo theo quy định về độ tin cậy cung cấp điện, gồm các chỉ số SAIDI, SAIFI,MAIFI. kiểm soát được tình hình gây ngừng, giảm cung cấp điện theo ngày do nhân viên trực vận hành tại các đơn vị cập nhật. Giao diện Modul sự cố xem hình 3.4

Hình 3.4. Modul sự cố

(Nguồn: Công ty Công nghệ Thông tin Điện lực miền Bắc)

Modul sửa chữa: Nhằm thiết lập các chu kỳ thực hiện các công việc sửa chữa các thiết bị. là cơ sở để thực hiện các thao tác dự báo công việc và lên kế hoạch sửa chữa. Giao diện Modul sửa chữa xem hình 3.5

Hình 3.5. Modul sửa chữa

(Nguồn: Công ty Công nghệ Thông tin Điện lực miền Bắc)

85 Modul thí nghiệm:

Cho phép quản lý các thông tin về thí nghiệm định kỳ các thiết bị thí nghiệm như:

MBA,tiếp địa, máy cắt, tụ bù…Thống kê được kế hoạch các thiết bị cần thí nghiệm hàng năm theo quy định. Giao diện Modul thí nghiệm xem hình 3.6

Hình 3.6. Modul thí nghiệm

(Nguồn: Công ty Công nghệ Thông tin Điện lực miền Bắc) Modul mất điện và CRM:

Chức năng này cho phép quản lý thông tin lịch đăng ký cắt điện, cho phép các đơn vị cấp dưới đăng ký lịch cắt điện gửi lên cấp trên xem xét phê duyệt và đưa ra lệnh cắt điện. Quản lý cắt điện cho đăng ký cắt điện hoặc cắt điện để xử lý sự cố. Cho phép tiếp nhận thông tin của khách hàng phản ánh yêu cầu kiểm tra thông tin mất điện hoặc sự cố đường dây, trạm. Giao diện Modul mất điện và CRM xem hình 3.7

Hình 3.7. Modul mất điện và CRM

(Nguồn: Công ty Công nghệ Thông tin Điện lực miền Bắc)

86 Modul bản đồ:

Cho phép cập nhật lưới điện trên sơ đồ địa lý (GIS): cập nhật đường dây, các trạm thuộc đường dây trên bản đồ địa lý (GIS) với mục đích xem được lưới điện vận hành trên bản đồ địa lý. Giao diện Modul bản đồ xem hình 3.8

Hình 3.8. Modul bản đồ

(Nguồn: Công ty Công nghệ Thông tin Điện lực miền Bắc)

- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý vận hành điện và đào tạo kỹ thuật lành nghề cho lao động

Mô hình quản lý hiện nay của Công ty Điện lực Lai Châu chưa kích thích được người lao động chủ động trong công việc và việc bố trí công việc chưa hợp lý. Quá trình vận hành lưới điện đòi hỏi ý thức của nhân viên trong việc thực hiện đầy đủ các quy trình, quy phạm đảm bảo thao tác đúng và tránh xảy ra sai sót. Do đó, Công ty cần chú trọng việc đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên để nâng cao tay nghề cũng như tinh thần trách nhiệm trong công việc.

Kinh doanh điện năng là hoạt động mang những nét đặc thù riêng có. Từ tiếp nhận điện năng từ các trạm biến áp đến khách hàng sử dụng điện và vận hành điện năng đều trên một hệ thống đường dây và trạm biến áp với khối lượng cơ sở vật chất đồ sộ, một đội ngũ lao động lớn để thực hiện cho hoạt động này, đối tượng phục vụ

87

nhiều, địa bàn phục vụ rộng khắp… Tất cả những yếu tố này cho thấy việc thực hiện và quản lýhoạt động kinh doanh điện năng làmột công việc phức tạp như thế nào. Nó đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý không những phải đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật mà yêu cầu về tổ chức, lãnh đạo và quản lý là rất cao.

Để có được đội ngũ CBCNV đảm bảo cho sự phát triển, Công ty Điện lực Lai Châu cần thực hiện công tác hoạch định nguồn nhân lực và đưa vào chỉ tiêu kế hoạch hàng năm. Công ty cần căn cứ vào nhu cầu lao động trong những năm tiếp theo để có kế hoạch tuyển dụng người sao cho đủ số lượng và chất lượng cần thiết để đảm bảo công tác kinh doanh hoạt động được tốt hơn. Không để tình trạng thiếu lao động ảnh hưởng đến việc hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao.

Do đặc điểm của ngành điện cũng như công tác vận hành lưới điện đòi hỏi nhân viên cần hiểu biết về kỹ thuật nên việc tuyển đúng người vào đúng vị trí công tác là rất quan trọng. Để nâng cao chất lượng cho đội ngũ CBCNV Công ty cần rà soát, củng cố đội ngũ CBCNV hiện tại, tập trung giải quyết các tồn tại yếu kém trong các mặt công tác, thống nhất thực hiện chức năng nhiệm vụ, phương thức hành động, kiện toàn bộ máy tổ chức cho phù hợp tình hình mới. Tiếp tục triển khai kế hoạch bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên làm việc trực tiếp, khuyến khích người lao động nâng cao trình độ bản thân bằng các hình thức học tại chức, đào tạo tại chỗ, tổ chức các lớp đào tạo về quy trình quy phạm kỹ thuật, mở các lớp nâng cao trình độ vi tính cho cán bộ làm công tác quản lý.

Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy chế cũng như chuyên môn nghiệp vụ của CBCNV, kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm để nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật lao động trong Công ty.

Để đảm bảo vận hành và an toàn khi công tác trên lưới điện đòi hỏi người lao động phải tuân thủ quy trình kỹ thuật và quy trình an toàn điện. Do vậy, tất cả lao động phải được trang bị kiến thức kỹ thuật điện cao, nhưng đó mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Tuỳ chức năng của từng nhân viên, từng lao động phải được đào tạo chính quy hoặc phi chính quy về kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn sâu để nắm bắt nhanh, phán đoán nhanh tất cả những biến cố đã, đang hoặc sẽ xảy ra trong quá trình công tác. Có như vậy mới làm chủ được kỹ thuật, tài sản và phương tiện của mình nhằm đẩy mạnh công tác quản lý kinh doanh điện năng ngày càng hiệu quả.

Hiện nay, hàng năm Công ty Điện lực Lai Châu đã trích khoản chi phí của mình sử dụng cho việc đào tạo lao động, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho công nhân viên

88

chức, lao động, tổ chức các cuộc thi an toàn trong lao động, thi thợ giỏi,… Tuy nhiên, số lượng công nhân viên chức, lao động của Công ty được bồi dưỡng hàng năm còn ít chủ yếu do kinh phí đào tạo còn hạn hẹp.

Trước mắt Công ty có thể đào tạo thêm 3 loại hình lao động như sau:

Thứ nhất: Coi trọng cán bộ quản lý kinh doanh. Có thể tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ quản lý này bằng một số tiêu chuẩn hoá quốc gia. Nhằm tạo cho đội ngũ quản lý này phải vừa giỏi chuyên môn, vừa có kiến thức quản lý, hiểu biết pháp luật, hiểu rõ và thương yêu lao động, thực sự yêu nghề, quan tâm đến lợi ích lao động và đảm bảo lợi ích khách hàng. Đội ngũ này phải dám chịu trách nhiệm về hành vi của mình trước tập thể và trước pháp luật.

Thứ hai: Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn hoá một lực lượng cán bộ kỹ thuật có trình độ cao về chuyên môn theo chức năng và chức danh nhằm sử dụng họ vào các chức năng chuyên trách, then chốt trong dây chuyền SXKD điện năng.

Chính họ là lực lượng tận tình giúp việc cho đội ngũ cán bộ quản lý và là người kế cận quản lý tương lai. Đội ngũ này cũng đòi hỏi có kiến thức vừa rộng vừa sâu, đạo đức tốt, tận tình vì tập thể, vì công việc.

Thứ ba: Cần đào tạo hoặc bồi dưỡng thường xuyên về kiến thức nghiệp vụ kỹ thuật chuyên môn của chức danh nghề nghiệp cho tất cả lực lượng lao động trong toàn đơn vị, để người lao động biết và làm tốt chức năng của mình, hạn chế thấp nhất sai sót có thể xảy ra trong dây chuyền SXKD điện năng.

Bên cạnh các loại hình đào tạo bồi dưỡng chuyên môn trên còn cần có một cơ chế tiền lương, khen thưởng đối với những cá nhân, tập thể hoàn thành tốt các chỉ tiêu, từ đó khuyến khích họ làm việc có tinh thần trách nhiệm cao hơn và phải có khung hình phạt rõ ràng thì mới có thể thắt chặt kỷ luật lao động nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong Công ty.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng ao công tác quản lý vận hành lưới điện phân phối của công ty điện lực lai châu (Trang 90 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)