CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC LAI CHÂU
2.6. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý vận hành lưới điện
2.6.1. Các chỉ tiêu kỹ thuật
Công tác quản lý vận hành lưới điện được đánh giá qua các chỉ tiêu an toàn, chất lượng điện, tổn thất điện năng.
+ Chỉ tiêu an toàn điện
Công ty đã thực hiện tốt các yêu cầu về tính an toàn trong công tác quản lý vận
61
hành lưới điện theo quy định về an toàn điện của Chính phủ. Tính an toàn được thể hiện ở tình hình sự cố lưới điện, xử lý vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp;
công tác kiểm tra đường đây và trạm biến áp.
Tình hình sự cố lưới điện, xử lý vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp: đã được Công ty thực hiện một cách nghiêm túc, mặc dù suất sự cố có giảm nhưng vẫn ở mức cao và có những tháng không đạt chỉ tiêu đề ra.
Về lưới điện trung thế: Đường dây lưới điện trung thế được nâng cấp và mở rộng qua từng năm, tuy nhiên suất sự cố ở đường dây này khá lớn. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự cố đường dây trung thế như:
- Do đứt dây, vỡ sứ cách điện kém, các vật bên ngoài vào đường dây.
- Các tuyến đường trục đã dần được ngầm hóa và sử dụng dây dẫn bọc, tuy nhiên do mật độ xây dựng các công trình nhà ở ngày một tăng cao, tình trạng lấn chiếm hành lang an toàn lưới điện chưa được giải quyết triệt để, làm tăng xuất sự cố trên lưới phân phối. Công nhân quản lý lưới điện thiếu sót trong việc kiểm tra và xử lý hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.
- Một số đường dây đã được bọc cách điện nhưng chưa phù hợp với cấp điện áp nên dẫn đến nhiều vụ sự cố chủ quan do chất lượng dây dẫn.
- Các đường trục cao thế và các trạm biến áp của khách hàng vận hành lâu năm chưa được củng cố, đại tu và bảo dưỡng, nâng cấp kịp thời nên bị xuống cấp gây sự cố.
- Chất lượng của một số thiết bị đưa vào vận hành kém chất lượng và không đảm bảo điều kiện vận hành an toàn.
- Công tác thí nghiệm và kiểm định định kỳ vẫn chưa được thực hiện đúng định kỳ và chất lượng kiểm định vẫn chưa cao đôi khi còn mang tính số lượng.
- Các thoáng qua sự cố xảy rarất nhiều nhưng hầu hết công tác điều tra chỉ là đối phó không tìm ra nguyên nhân.
Như vậy có thể thấy, những sự cố trên lưới trung áp ngoài vấn đề chất lượng thiết bị xuống cấp và không đồng bộ thì nguyên nhân đáng kể đó là sự chưa nghiêm túc trong việc kiểm soát liên tục hệ thống lưới trung thế để có những cảnh báo cần thiết cho công tác bảo trì, thay thế các thiết bị, dây kém chất lượng và làm giảm số lượng các sự cố trong thời gian vừa qua. Bên cạnh đó công tác điều tra, phân tích nguyên nhân và tìm giải pháp ngăn ngừa sự cố vần còn mang tính hình thức, có kiểm tra mà không ra được các nguyên nhân. Điều này sẽ dẫn đến những thiệt hại cho Công ty và
62
cho khách hàng sử dụng điện là không thể tính hết được.
Về trạm biến áp: Do bán kính cấp điện của các TBA công cộng quá xa, mặc dù đã được Công ty quan tâm đầu tư xây dựng một số TBA mới, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được lưới điện hiện trạng cũng như nhu cầu sử dụng của phụ tải.
Nguyên nhân dẫn đến sự cố trạm biến áp là do phóng cách điện thiết bị trung thế như: Cầu chì tự rơi, cầu dao đóng cắt trung thế, TU, TI, sứ cách điện…; sét đánh trực tiếp; động vật chui vào trạm, lên máy biến thế gây phóng điện; lắp đặt chì không đúng cấp bảo vệ, máy cắt hạ thế hoạt động không đúng; quá tải máy biến áp; quá điện áp lan truyền cũng gây ra sự cố trạm biến áp; sử dụng lệch pha; dầu máy biến áp vận hành lâu ngày không được thay thế, bổ xung dẫn đến máy biến áp không đạt tiêu chuẩn vận hành.
Về lưới điện hạ thế: Nguyên nhân gây ra sự cố lưới điện hạ thế là: Hỏng thiết bị đóng cắt hạ thế tại trạm; chạm chập cáp tại trạm biến áp và đường dây; xe ôtô đâm gãy cột điện; do đứt dây, đổ cột, cháy cáp, hỏng tiếp xúc, cây chạm lưới điện, nổ cầu chì bảo vệ; quá tải cáp xuất tuyến so với dòng định mức cho phép; lệch pha tại các đường trục hạ thế dẫn đến các thiết bị đóng cắt phải hoạt động liên tục làm giảm tuổi thọ và số lần đóng cắt của thiết bị; thiết bị và đường dây vận hành lâu ngày chưa được cải tạo thay thế dẫn đến nguy cơ gây sự cố cao.
Về xử lý vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp: Công ty Điện lực Lai Châu đã thực hiện tốt công tác kiểm tra, bảo vệ an toàn hành lang công trình lưới điện cao áp kịp thời ngăn chặn, phát hiện sớm các hành vi vi phạm nên đến thời điểm hiện tại, đơn vị không còn vụ vi phạm hành lang ATLĐCA.
Hầu hết các vụ vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp trước đây là việc dựng nhà, cây mọc dưới đường dây trung áp. Để đảm bảo hành lang an toàn lưới điện, trong tháng 05, tháng 06 năm 2013 Công ty Điện lực Lai Châu đã thực hiện chiến dịch xử lý cây cối trong và ngoài hành lang lưới điện, về cơ bản đã giảm thiểu được nhiều vị trí cây cối vi phạm, làm giảm được suất sự cố lưới điện. Việc xử lý nghiêm túc vừa bảo vệ lưới điện vận hành tốt, vừa làm tăng thêm ý thức cho người vi phạm.
Có thể nói tình hình an toàn điện của Công ty Điện lực Lai Châu đã được quan tâm và thực hiện kịp thời nhằm đảm bảo công tác vận hành lưới điện. Tuy nhiên, lưới điện hạ thế và lưới trung thế chưa được kiểm soát chặt chẽ, làm việc theo theo kiểu hỏng đến đâu thay đến đó và hậu quả không những giảm chất lượng điện năng cung cấp cho khách hàng mà về phía Công ty còn gây ra những tổn thất cũng không nhỏ
63
như: gây hư hỏng thiết bị, giảm sản lượng, giảm doanh thu và cũng là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra nhiều sự cố vĩnh cửu.
+ Chỉ tiêu chất lượng điện
Công ty Điện lực Lai Châu đã phối hợp với Công ty lưới điện cao thế miền Bắc thực hiện chế độ vận hành hợp lý các trạm biến áp 110KV, trạm biến áp trung gian, duy trì điện áp thanh cái 35; 22KV ở mức 36,5 - 37,5kV; 22,5 - 23kV, Tần số f được giữ ở mức 50 ± 0,5Hz
Công ty Điện lực Lai Châu đã chủ động điều chỉnh nấc phân áp các MBA để nâng cao điện áp vận hành tại đầu cực 0,4KV của các MBA phân phối. Tuy nhiên trên lưới điện 0,4KV đến 31/12/2016 toàn Công ty vẫn còn một số TBA có điện áp thấp, không đảm bảo quy định.
Bảng 2.15: Số trạm biến áp điện áp thấp trên lưới hạ áp
TT Tên Điện lực
Năm 2015 Số TBA điện
áp thấp năm 2016 Kế hoạch
giao
Đã thực hiện
Tỷ lệ hoàn thành (%)
1 Phong Thổ 11 8 72,73 3
2 Tân Uyên 9 7 77,78 2
3 Nậm Nhùn 5 4 80,00 1
4 Công ty 25 19 76,00 6
(Nguồn: Phòng Kỹ thuật Công ty Điện lực Lai Châu) + Chỉ tiêu tổn thất điện năng
Giảm tổn thất điện năng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của ngành điện.
Nếu giảm được tổn thất điện năng thì kinh doanh điện năng mới có hiệu quả và đời sống CBCNV mới được nâng cao.
Qua báo cáo tổng kết công tác SXKD, tỷ lệ tổn thất điện năng của Công ty Điện lực Lai Châu được nêu chi tiết như trong bảng 2.16
Bảng 2.16. Tỷ lệ tổn thất điện năng Công ty Điện lực Lai Châu
Năm 2012 2013 2014 2015 2016
Kế hoạch 10,0 7,5 7,0 6,34 7,49
Thực hiện 9,9 7,45 6,58 6,5 7,49
Tỷ lệ TH/KH (%) -0,1% -0,05% -0,42% +0,16% 0,0%
(Nguồn: Báo cáo hàng năm của Công ty Điện lực Lai Châu)
64
Tổn thất điện năng có xu hướng giảm qua các năm và hoàn thành kế hoạch đề ra.
Đến năm 2016 tỷ lệ tổn thất điện năng thực hiện 7,49%, bằng kế hoạch giao. Kết quả này cho thấy nỗ lực của Công ty Điện lực Lai Châu trong công tác giảm tỷ lệ tổn thất điện năng là rất lớn, góp phần nâng cao hiệu quả công tác vận hành lưới điện của công ty.
Tỷ lệ tổn thất điện năng tại Công ty Điện lực Lai Châu chủ yếu do lưới hạ thế là chính, năm 2016 tỷ tổn thất lưới điện hạ thế là 5,68%; tỷ lệ tổn thất các đường dây trung áp gần tiệm cận với tổn thất kỹ thuật: tổn thất các đường dây trung áp 35 KV chỉ 3,76%, tổn thất các đường dây 22KV khoảng 3,36%. Tuy tỷ lệ tổn thất qua các năm có giảm nhưng so với tổn thất kỹ thuật tính toán thì còn rất cao.
Bảng 2.17. Tỷ lệ tổn thất điện năng chi tiết theo nguyên nhân năm 2016
TT Nguyên nhân tổn thất Tỷ lệ tổn thất (%)
1 Tổn thất kỹ thuật 7,0
2 Tổn thất thương mại 0,4
3 Các nguyên nhân khác 0,09
Tổng 7,49
(Nguồn: Phòng Kinh doanh Công ty Điện lực Lai Châu)
Nguyên nhân gây ra tổn thất đó chính là các sự cố đường dây trung thế, hạ thế, máy biến áp còn nhiều. Hiện nay, chất lượng của các đường dây lưới điện của Công ty, nhất là lưới điện hạ thế đã xuống cấp, nhiều năm chưa được cải tạo, hệ thống công tơ được kiểm định, thay thế đôi khi còn chưa kịp thời. Một số đường dây đã bị xuống cấp nhưng còn phải truyền tải hộ, đặc biệt truyền tải hộ cho thuỷ điện như lộ 374 E29.2, lộ 373 E29.4… , các đường dây này thường xuyên vận hành ở chế độ đầy và quá tải. Hiện nay Công ty cần tính toán hiệu suất khu vực trung và hạ thế nhằm phân nhỏ vùng có khả năng gây ra tổn thất cao.
Vấn đề nguồn nhân lực thiếu cả về số lượng lẫn người có đủ trình độ quản lý nên việc sử dụng gặp nhiều khó khăn. Việc tính toán hiệu suất khu vực hạ thế: cập nhật chỉ số vào phân hệ quản lý tổn thất; tính toán lượng điện năng tăng giảm do cắt điện;
san tải lưới điện; truy thu do ghi sai chỉ số, do công tơ kẹt, chết, cháy; cập nhật biến động khách hàng trong CMIS để tính toán hiệu suất khu vực hạ thế. Từ kết quả phân tích những khu vực có tổn thất cao bất thường, tùy theo đặc điểm của từng khu vực mà đưa ra những biện pháp giảm tổn thất phù hợp để nâng cao hiệu quả công tác giảm tổn
65 thất.
Việc giảm tổn thất điện năng có ý nghĩa rất lớn đối với toàn xã hội từ Nhà nước đến ngành điện. Tổn thất điện năng chính là một bộ phận cấu thành nên chi phí sản phẩm, khi tỷ lệ tổn thất cao tất yếu sẽ dẫn đến giá thành điện cao. Do đó, việc giảm tỷ lệ tổn thất điện năng là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý vận hành điện của các Công ty điện lực. Với các tỉ lệ tổn thất điện năng qua các năm giảm so với năm trước cho thấy Công ty Điện lực Lai Châu đã từng bước làm tốt vai trò quản lý vận hành lưới điện của mình.